TP.HCM: Hàng ngàn lượt khách đổ về Dinh Độc Lập mừng ngày 30.4
Mừng lễ 30.4 và 1.5, hôm nay lượng du khách trong và ngoài nước đổ về tham quan Dinh Độc Lập đông hơn hẳn mọi ngày.
Theo ghi nhận tại TP.HCM, tình hình giao thông trong thành phố dịp nghỉ lễ lần này tương đối quang đãng, lượng xe cộ thông thoáng so với ngày bình thường. Tại các điểm vui chơi giải trí như Thảo Cầm Viên, nhà thờ Đức Bà, Bưu điện thành phố, du khách đến tham quan đông, đặc biệt là tại Dinh Độc Lập.
Nhiều băng rôn khẩu hiệu giăng cạnh Dinh Độc Lập nhân kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Một em bé cầm cờ đỏ sao vàng để mẹ chụp ảnh trước cổng Dinh Độc Lập.
Thiếu nữ xinh đẹp “selfie” trước Dinh Độc Lập ghi lại khoảnh khắc kỷ niệm.
Bạn Trần Thị Lan (23 tuổi, quê Khánh Hòa) bày tỏ: “Ngày 30.4 là ngày hội vui của non sông đất nước, em thường thấy cảnh Dinh Độc Lập trên báo đài, tivi, hôm nay mới được đặt chân đến đây. Khung cảnh có nhiều cây cối, nước chảy thật yên bình, mát mẻ, những chiếc xe tăng, máy bay là hiện vật lịch sử đặt trong khuôn viên gợi nhớ về những công lao chiến đấu, hy sinh của thế hệ cha anh đi trước”.
Du khách người Anh, Robert Well chia sẻ: “Tôi đã vào Dinh Độc Lập nhiều lần, nhưng với hôm nay ngày 30.4, lại mang một cảm giác đặc biệt. Dinh Độc Lập luôn cuốn hút tôi bởi nét kiến trúc độc đáo mà giản dị”.
Khách Tây cũng thích thú đi bách bộ trong công viên
Cạnh Dinh Độc Lập là những công trình mang nét văn hóa truyền thống lâu đời như Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện thành phố… cũng thu hút rất đông du khách đến tham quan và chụp hình lưu niệm.
Video đang HOT
Nhiều bạn trẻ chiêm ngưỡng Nhà thờ Đức Bà
Bưu điện TP.HCM với màu vàng mang lối kiến trúc cổ kính kiểu Pháp thu hút khách du lịch.
Người dân chụp hình ở vườn hoa dọc đường Lê Duẩn dẫn vào Dinh Độc Lập
Xích lô chở khách “du hí”
Trong ngày hội non sông của nước Việt Nam thống nhất, du khách nước ngoài cũng hồ hởi đưa gia đình, con nhỏ đi thăm các địa danh nổi tiếng ở TP.HCM.
Thời tiết ngày 30.4 trời nắng nhưng không gay gắt, thuận lợi cho người dân và du khách có thể đi chơi nhiều địa điểm trong thành phố hoặc ngoại thành. Dịp này, lực lượng thanh niên xung phong và Cảnh sát trật tự cơ động cũng lập các chốt trên đường Lê Duẩn, đảm bảo an ninh, phòng chống trộm cắp móc túi, đồng thời hướng dẫn khách du lịch đường đi lại.
Hình ảnh người dân bán kem cây trên xe máy gợi nhớ bao kỷ niệm tuổi thơ lớn lên từng ngày cùng thành phố này
Gánh hàng rong phục vụ các bạn trẻ dạo chơi trước cổng Dinh Độc Lập
Theo Danviet
Chuyện ít người biết về hai chiếc xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập 42 năm trước
42 năm đã trôi qua, khoảnh khắc cánh cổng Dinh Độc Lập - biểu tượng quyền lực cuối cùng của chế độ cũ bị húc đổ vào trưa ngày 30/4/1975 vẫn vẹn nguyên trong kí ức của người dân Việt Nam. Số phận hai chiếc xe tăng 390 và 843 húc đổ cổng Dinh Độc Lập năm 1975 có nhiều thăng trầm khác nhau nhưng đến nay, cả hai đều là bảo vật quốc gia.
Ngày 30/4 lịch sử, chiếc xe tăng T54B số hiệu 843 và T59 số hiệu 390 lần lượt húc đổ cổng phụ và cổng chính (hướng chính diện), tiến vào Dinh Độc Lập. Trong đó, xe 843 bị kẹt ở cổng phụ của dinh. Một thời gian khá dài sau đó, việc xác nhận đâu là chiếc xe tăng đầu tiên húc đổ cổng chính gặp một số khó khăn. Sau đó, nhờ vào bức ảnh tư liệu của nữ nhà báo Francoise Demulder (Pháp), năm 1995, chiếc xe tăng số hiệu 390 (do trung úy Vũ Đăng Toàn chỉ huy) đã được công nhận. Ảnh: Francoise Demulder.
Những người lính trên xe tăng 390 và 843 là cán bộ chiến sĩ thuộc lực lượng giải phóng có mặt sớm nhất ở Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975. Ảnh: Francoise Demulder, Bảo tàng LSQS.
Trước đó, vào năm 1972, xe tăng 390 lên tàu hỏa từ ga Vĩnh Yên vào Nam, tham gia cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1975, sau chiến thắng 30/4 vinh dự được xếp hàng đầu trong Lễ duyệt binh mừng chiến thắng ngày 15/5/1975 tại Sài Gòn.
Đến năm 2012, cả hai chiếc xe tăng huyền thoại 390 và 843 đã được Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia.
Chiếc xe tăng do Liên Xô chế tạo và viện trợ cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.
Hiện nay xe tăng 843 vẫn còn giữ được gần như nguyên bản, chỉ thay thế một số bộ phận nhỏ do han gỉ hỏng hóc.
Còn chiếc 390 là xe tăng chiến đấu hạng trung do Trung Quốc sản xuất trên mẫu xe T54A của Liên Xô, được viện trợ cho Việt Nam năm 1969.
Sau ngày thống nhất đất nước 30/4/1975, chiếc xe tăng 390 huyền thoại tiếp tục tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, làm nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn Campuchia và tiếp tục có mặt trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc 1979.
Cũng như chiếc 843, xe tăng 390 cũng đã "nghỉ ngơi" từ lâu. Đến nay, chiếc xe vẫn giữ được nguyên bản, những hỏng hóc trên xe hầu như không đáng kể.
42 năm đã trôi qua, đất nước đã có nhiều thay đổi nhưng cùng với những người lính năm nào, cả hai chiếc xe tăng đều trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong lịch oai hùng của dân tộc.
Xuân Ngọc
Theo Dantri
Người dân đổ về Dinh Độc Lập tham quan ngày 30/4 Trong ngày thống nhất đất nước, hàng nghìn người dân đổ về Dinh Độc Lập và các khu du lịch ở trung tâm TP HCM để tham quan, chơi lễ. Từ 8h sáng 30/4, trong tiết trời mát mẻ, không quá oi bức, hàng nghìn người dân Sài Gòn và du khách các tỉnh cùng đổ về tham quan di tích Dinh Độc...