Tp.HCM: Hàng chục dự án bất động sản ách tắc do thủ tục
Hiện ở Tp.HCM, có nhiều doanh nghiệp tự thương lượng giá đất, giải phóng mặt bằng để có quỹ đất sạch và tự bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở xã hội cho thuê nhưng do vướng thủ tục nên chưa thể triển khai.
Mới đây, Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA) tổng hợp các kiến nghị của 57 doanh nghiệp BĐS về việc tháo gỡ vướng mắc liên quan thủ tục đầu tư xây dựng của 64 dự án BĐS, nhà ở thương mại, nhà ở xã hội.
Chẳng hạn như, dự án chung cư nhà ở xã hội Nam Lý ở số 91A Đỗ Xuân Hợp (P.Phước Bình, Tp.Thủ Đức) của Công ty cổ phần Địa ốc Thảo Điền. Dự án này hơn mười năm chưa triển khai được chỉ vì còn thiếu thủ tục giao đất cho chủ đầu tư.
Hay, dự án Dragon City ở xã Phước Kiển (huyện Nhà Bè) của Công ty CP Địa ốc Phú Long hơn 16 năm không thể triển khai do vẫn còn một căn nhà trên khu đất và một số hộ không chịu di dời. Dự án khu nhà ở thương mại Phú Định Riverside của Công ty TNHH MTV Địa ốc Sài Gòn Nam Đô chưa thông qua được thủ tục thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi khiến thủ tục đầu tư dự án ách tắc.
Ngoài ra, rất nhiều dự án không thể thực hiện thủ tục cấp “sổ hồng” cho người mua nhà, chẳng hạn như, Tổng công ty CP Địa ốc Sài Gòn cũng gặp tình trạng tương tự ở dự án nhà ở xã hội An Phú Đông, Q.12.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, hiện ở Tp.HCM, có nhiều doanh nghiệp tự thương lượng giá đất, giải phóng mặt bằng để có quỹ đất sạch và tự bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở xã hội cho thuê nhưng do vướng thủ tục nên chưa thể triển khai.
Video đang HOT
Theo đó, HoREA đề nghị UBND Tp.HCM chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện, Tp.Thủ Đức khẩn trương xem xét, tháo gỡ các vướng mắc đối với các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại không thuộc diện bị rà soát pháp lý.
Loạt sai phạm tại 'siêu dự án' 48ha của TTC Land và Tín Nghĩa ở Đồng Nai
Ngoài vi phạm luật đất đai do chậm tiến độ đưa đất vào sử dụng, dự án Centria Island còn thi công lấn sông Đồng Nai khiến người dân bức xúc.
Dự án Khu du lịch và dịch vụ Cù lao Tân Vạn (Centria Island) có tổng vốn đầu tư gần 7.200 tỷ đồng với quy mô 48ha, toạ lạc trên đường Bùi Hữu Nghĩa (phường Tân Vạn, TP Biên Hòa, Đồng Nai). Dự án do Công ty CP Đầu tư Tín Nghĩa - Á Châu làm chủ đầu tư, Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thường Tín (TTC Land) làm đơn vị phát triển.
Centria Island hiện đang được chủ đầu tư và đơn vị phân phối khẳng định là dự án "đẳng cấp nhất nhì" tại Đồng Nai khi nằm ngay "tam giác vàng" Tân Vạn - Quốc lộ 1A, đồng thời là điểm giao nhau giữa 3 tỉnh: Đồng Nai - TP.HCM - Bình Dương. Cũng vì lý do này, giá mỗi sản phẩm tại Centria Island khiến nhiều người "ngã ngửa" khi lên tới 40 tỷ đồng/căn.
Thế nhưng, ghi nhận thực tế của PV VTC News ngày 3/4, dường như thông tin quảng cáo đang vượt quá xa so với thực tế. Chưa kể đến loạt sai phạm tại Centria Island cũng khiến nhiều người đặt câu hỏi: Liệu chủ đầu tư có đang được ưu ái quá mức hay không?
Cụ thể, trong văn bản của Sở TN-MT Đồng Nai gửi Bộ TN-MT mới đây về việc công bố các trường hợp vi phạm Luật Đất đai 2013 trên địa bàn tỉnh đợt 1 năm 2022, dự án Centria Island tiên phong đứng đầu "bảng vàng" vi phạm.
Theo đó, quá trình kiểm tra, Sở TN-MT Đồng Nai kết luận: Công ty Cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu vi phạm pháp Luật Đất đai tại dự án Centria Island do chậm tiến độ đưa đất vào sử dụng.
Trước đó, ngày 9/9/2020, UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản số 2381 chấp thuận gia hạn thời gian sử dụng đất của dự án này thêm 24 tháng.
Ở một diễn biến khác, năm 2017, dự án từng khiến nhiều người dân phường Tân Vạn "đứng ngồi không yên" khi chứng kiến lòng sông Đồng Nai bị thu hẹp mỗi ngày. Thời điểm đó, người dân đồng loạt gửi kiến nghị đến cơ quan chức năng và các cơ quan báo chí.
Sau khi nhận phản ánh, tháng 2/2017, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Đồng Nai đã trực tiếp khảo sát hiện trường.
Kết luận của cuộc kiểm tra đã chỉ rõ những sai phạm như: Làm thay đổi luồng lạch, quá trình thi công đã làm dịch chuyển sai vị trí 2 phao đầu luồng; việc đóng cọc sắt, đặt rọ đá... đã gây cản trở và mất ATGT đường thủy tại đây.
Thời điểm đó, Công ty CP Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu cũng không đưa ra được số liệu đo đạc, xác định ranh giới của dự án và chỉ cho biết đã thực hiện đo đạc, cắm mốc với văn phòng đăng ký đất đai.
Sau châu Á, đến lượt doanh nghiệp Mỹ muốn đầu tư vào Bình Dương Theo sau các doanh nghiệp đến từ các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, các doanh nghiệp Mỹ đánh giá cao môi trường đầu tư của Bình Dương. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Bình Dương Ngày 6/12, UBND tỉnh Bình Dương cho biết vừa tiếp tục tổ chức thành công hội nghị xúc tiến đầu tư trực...