TP.HCM giãn cách xã hội: Phạt ngay 2 triệu nhiều người đi công chuyện, tập thể dục
Lực lượng chức năng tại chốt kiểm soát trong ngày thứ tư TP.HCM giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đã ghi nhận nhiều trường hợp ra ngoài không lý do chính đáng. Người đi tập thể dục, đi công chuyện,… đều bị phạt ngay 2 triệu.
Người vi phạm ngồi chờ tới lượt lập biên bản tại Công viên Gia Định. ẢNH: ĐỘC LẬP
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Hôm nay (12.7) là ngày thứ tư TP thực hiện giãn cách, người dân ra đường vẫn rất đông, đủ loại giấy thông hành được xuất trình cho lực lượng chức năng để xin qua chốt. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người với những lý do như: đi tập thể dục, đi “công chuyện”, đi sửa máy,… bị lập biên bản phạt ngay 2 triệu.
Giãn cách, một số đường vẫn đông
Sáng 12.7, tổ công tác gồm CSGT – TT, trật tự đô thị Q.Phú Nhuận; chủ tịch, phó chủ tịch phường cùng trật tự đô thị phường 9, Q.Phú Nhuận lập chốt kiểm soát từ 5 giờ sáng trên đường Hoàng Minh Giám (đoạn qua Công viên Gia Định).
Trường hợp người dân vi phạm về ra đường không lý do chính đáng kèm với các vi phạm về giao thông thì CSGT sẽ lập biên bản. ẢNH: ĐỘC LẬP
Vì tuyến đường chính khá đông xe nên ông Nguyễn Đức Lai – Chủ tịch UBND P.9, Q.Phú Nhuận trực tiếp xuống đường kiểm tra lý do người dân ra đường . ẢNH: ĐỘC LẬP
Đây là tuyến đường chính đi từ Gò Vấp sang Phú Nhuận, lưu lượng xe ngày thường rất đông và cũng là khu công viên nhiều người thường tập thể dục nên cả lãnh đạo phường trực tiếp cùng tổ công tác kiểm tra xử phạt người dân ra đường không lý do.
Một lãnh đạo UBND P.9 nhận xét: “Ngày giãn cách mà đường vẫn đông y như ngày thường. Sáng chúng tôi phải làm từ 5 giờ, đến 7 giờ vẫn còn người đi tập thể dục trong công viên. Không thể hiểu được luôn, giãn cách ngày thứ tư rồi chứ phải mới đâu”.
Tất cả các xe lưu thông qua đường Hoàng Minh Giám đều phải xuất trình giấy tờ để kiểm tra lý do ra đường . ẢNH: ĐỘC LẬP
Việc lập chốt tại đây được thực hiện liên tục 4 ngày qua. ẢNH: ĐỘC LẬP
Tại chốt Q.Gò Vấp, một cán bộ trực chốt, thở dài: “Ai cũng có giấy, trực chốt mà đọc hết nội dung tờ giấy không xuể nên nhiều lúc đông quá cứ thấy đóng dấu là cho đi”.
Khoảng 9 giờ 10 phút, anh N.D.V (25 tuổi, ngụ Q.12) qua chốt nhưng không xuất trình được giấy tờ nào khác ngoài CMND nên được mời vào vị trí lập biên bản. Tại đây, anh V. trình bày: “Em làm công ty may, máy công ty bị hư nên em lên sửa, bữa giờ em ở nhà không đi ra ngoài, nay vừa ra thì bị thổi vào đây”. Cán bộ phường giải thích: “Anh nói anh làm công ty đi sửa máy, nhưng anh không chứng minh được, anh cũng không có giấy tờ gì hết”.
Nghe vậy, anh V. mở điện thoại phần camera giám sát, đưa cho cán bộ phường xem và nói: “Đây là những máy móc bị hư. Em có thể gọi cho sếp em để anh nói chuyện được không”.
Các vi phạm về ra đường không có lý do chính đáng bị phạt 2 triệu đồng . ẢNH: ĐỘC LẬP
Cán bộ phường hỏi tiếp: “Anh ở Q.12 không có giấy gì sao đi qua được Gò Vấp để tới Phú Nhuận?”, anh V. chưa biết đáp sao thì cán bộ phường tiếp: “Bây giờ giãn cách xã hội, quận giãn cách theo quận, không có các giấy tờ không thể đi ra ngoài như vậy được. Tại thời điểm chúng tôi kiểm tra anh không cung cấp được giấy tờ chứng minh nên anh bị lập biên bản, phạt 2 triệu”.
Theo lực lượng chức năng, người bị phạt có thể đóng phạt tại chỗ để nhờ phường đóng giúp qua kho bạc và nhận quyết định đóng vào ngày hôm sau. Hoặc người bị phạt tự đi qua phường lấy quyết định, rồi qua kho bạc đóng phạt, quay về lại phường nhận CMND.
Ông Lê Thanh Phong – cán bộ quản lý trật tự đô thị Q.Phú Nhuận cho biết, người dân qua chốt kiểm soát phải xuất trình CMND/CCCD kèm theo giấy xác nhận đi lại. Lực lượng chức năng không yêu cầu kiểm tra giấy xét nghiệm âm tính Covid-19. ẢNH: ĐỘC LẬP
“Cách này để chế tài với người vi phạm, buộc họ phải đóng phạt. Trước kia phạt không giữ CMND thì người đóng, người không. Nhưng khi giữ CMND thì buộc họ phải tới đóng phạt. Còn đóng tại chỗ để phường đóng giúp qua kho bạc vừa tăng hiệu quả xử phạt, vừa đỡ mất thời gian của người bị phạt”, một lãnh đạo phường giải thích.
Trưa 12.7: Cả nước thêm 1.112 ca Covid-19, TP.HCM chiếm tới 879 ca
Đi mua rau mà đi vào công viên
Trường hợp khác, anh K. (tự xưng là giám đốc một công ty du lịch) đi qua đường Hoàng Minh Giám cũng bị yêu cầu vào bàn làm việc khi không xuất trình được giấy tờ chứng minh ra đường có lý do chính đáng. Một cán bộ trật tự đô thị nói: “Công ty du lịch giờ nghỉ hết, không nằm trong nhóm thiết yếu mà anh đi đâu?”. Anh K. đáp: “Công ty du lịch có nhiều bộ phận, tôi làm bên xuất nhập cảnh. Hồ sơ khách xong rồi tôi phải đi lên cục lấy về trả cho khách nên mới đi ra đường. Công ty cho nhân viên nghỉ hết rồi nên tự tôi phải đi”.
Anh K. giải thích nhưng không được cán bộ phường chấp nhận. Lát sau, Phó chủ tịch phường vào hỏi tiếp, anh K. đưa hồ sơ các thủ tục chức minh công việc của mình và nhận mình là giám đốc công ty phải trực tiếp đi giải quyết nên được tiếp tục lưu thông.
Lãnh đạo phường nhận xét, dù là giãn cách xã hội nhưng vẫn có nhiều xe lưu thông trên đường. ẢNH: ĐỘC LẬP
Vài phút sau, bà Đ.X.M (50 tuổi) lưu thông trên đường, không mang theo giấy tờ gì bị lực lượng chức năng yêu cầu vào bàn lập biên bản. Bà M. không giải thích rõ ràng rằng ra ngoài để làm gì, vội gọi người nhà mang CMND ra, sau đó bà M. bị lập biên bản vì ra ngoài không có lý do chính đáng.
Anh L. (27 tuổi) cũng bị lập biên bản phạt 2 triệu với lỗi tương tự vừa ký xong biên bản thì thở dài: “Đi công chuyện, tới luôn công chuyện”. PV hỏi anh đi “công chuyện” gì, anh nói công ty có nhiều việc cần giải quyết nên anh phải chạy lên, “mà xui…”, anh bỏ lửng câu nói.
Trường hợp khác cho biết tên T. không mang theo giấy tờ gì, nói đi mua rau nhưng đi vào hướng công viên, sau khi hỏi thông tin và địa chỉ nhà, cán bộ phường phân tích: “Anh đi lối này không chỗ nào bán rau hết nha. Đây tôi chỉ cho anh đi, 2 chung cư hướng này có siêu thị mini, anh có thể đi lối đó. Còn không mua rau thì anh quay về nhà nha”.
Như vậy, trong buổi sáng, tổ công tác đã lập biên bản 5 trường hợp vì ra ngoài không có lý do chính đáng.
Phó chủ tịch P.9 (đứng giữa) cũng trực tiếp kiểm tra tại chốt kiểm soát Công viên Gia Định. ẢNH: ĐỘC LẬP
Một số nhân viên làm việc trong lĩnh vực thiết yếu xuất trình thẻ khi qua chốt. ẢNH: ĐỘC LẬP
Tại chốt kiểm soát của CSGT – TT Công an Q.3, trong vài tiếng buổi sáng ngày thứ tư TP.HCM giãn cách xã hội đã lập biên bản phạt 6 người ra đường không có lý do chính đáng. Lãnh đạo đội CSGT – TT Công an Q.3 cho hay: “Có trường hợp đi xe hơi, nhây cả tiếng không ký biên bản, cứ nói cần đi xuống công ty ở Củ Chi, CSGT giải thích sao cũng không chịu ký. Chúng tôi mời công an phường ra ký vào làm chứng, mãi sau giải thích tiếp thì người này mới ký biên bản chịu phạt. Đi xe hơi mà không có bất kỳ một giấy tờ nào, không bằng lái, không gì luôn mà đòi thông cảm hoài”.
Công tác xét nghiệm trong thời gian TP.HCM thực hiện Chỉ thị 16
Từ 0 giờ ngày 9/7 TP.Hồ Chí Minh đã tiến hành giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, những biện pháp phòng, chống dịch đang được triển khai quyết liệt hơn để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn Thành phố.
Theo nhận định từ các chuyên gia, do tác nhân gây bệnh là chủng virus Delta có đặc tính lây nhiễm mạnh nên đợt dịch này đã bùng phát và lây lan trong gia đình, khu nhà trọ, nơi làm việc, tòa nhà văn phòng, cơ sở sản xuất môi trường thông khí kém, máy lạnh trung tâm. Biến thể Delta ước tính có thể lây nhiễm nhiều hơn biến thể Alpha khoảng 60%. Tỷ lệ lây nhiễm thứ phát (F1 dương tính) của các ca nhiễm biến thể Delta cũng cao hơn so với người nhiễm biến thể Alpha. Nghiên cứu cũng cho thấy ca mắc biến thể Delta có thể lây nhiễm mạnh hơn và lâu hơn.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn trong buổi làm việc sáng ngày 9/7
Trong thời gian TP.Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, các công tác điều tra truy vết, xét nghiệm, khoanh vùng dập dịch sẽ được triển khai triệt để theo hướng đúng trọng tâm, trọng điểm để ngăn chặn sự phát tán của dịch bệnh.
Theo đó, ngành Y tế TP Hồ Chí Minh đã tổ chức lại công tác xét nghiệm trên địa bàn theo đó việc điều phối xét nghiệm sẽ được giao cho các đơn vị quận, huyện phụ trách từ công tác tổ chức lấy mẫu, điều phối xe vận chuyển mẫu đến các phòng thí nghiệm được phân công thực hiện nhằm đảm bảo nhanh chóng, thông suốt trong công tác xét nghiệm; Các đơn vị từ thành phố sẽ tham gia điều phối tổng thể cũng tham gia điều phối khi các đơn vị quận, huyện gặp tình trạng quá tải.
Bên cạnh đó, các đơn vị được phân công cũng liên tục rà soát, kiểm tra, đánh giá các đơn vị thực hiện xét nghiệm để tiến hành điều chỉnh, điều phối nhằm đảm bảo đáp ứng tiến độ, kết quả xét nghiệm theo quy định.
Song song việc điều phối xét nghiệm, công tác tổ chức lấy mẫu xét nghiệm trong thời gian tới cũng có sự thay đổi phù hợp tùy theo mức độ nguy cơ của từng địa bàn.
Đối với hình thức xét nghiệm, GS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương cho biết hiện đang phối hợp cùng các đơn vị để tiến hành triển khai tập huấn thực hiện xét nghiệm mẫu gộp bằng phương pháp test nhanh để đáp ứng nhanh chóng cho công tác phòng chống dịch của Thành phố.
PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế để hỗ trợ chống chống dịch COVID-19 tại TP.HCM cho biết, căn cứ tình hình giãn cách tại TP.HCM cùng kinh nghiệm chống dịch được tích lũy trong thời gian qua Bộ Y tế khuyến nghị đối với các khu vực nguy cơ cao và rất cao sẽ thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm tầm soát theo hình thức mẫu gộp hộ gia đình (tất cả các thành viên trong một gia đình được thực hiện chung một mẫu) trong đó khu vực nguy cơ rất cao nên được tầm soát với tần suất 3 ngày/ lần, với các khu vực nguy cơ cao thực hiện 1 tuần/ lần nếu có điều kiện thực hiện tiến hành nâng cao tần suất; đối với các khu vực nguy cơ sẽ được tiến hành tầm soát theo hộ gia đình.
Về vấn đề hỗ trợ từ Bộ Y tế, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, các lực lượng luôn trong tâm thế sẵn sàng lên đường hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch trên địa bàn TP.HCM bao gồm công tác lấy mẫu xét nghiệm, điều tra dịch tế, hỗ trợ chuyên môn, công tác điều trị... Bộ Y tế sẽ dựa trên yêu cầu từ TP.HCM để tiến hành hỗ trợ, điều phối và phối hợp cho phù hợp với các lực lượng sẵn có.
Đối với vấn đề tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, trong thời gian tới Bộ Y tế cũng sẽ tiếp tục có sự ưu tiên phân bổ vắc xin cho thành phố, song song đó cũng sẽ phối hợp cùng thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin phù hợp với tình hình thực tiễn giãn cách tại đây.
Quảng Ngãi hỏa tốc thêm 2 địa phương giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 Quảng Ngãi vừa bổ sung huyện Sơn Tịnh và Trà Bồng vào danh sách các huyện thị giãn cách xã hội theo chỉ thị 16. Chợ Trà Bồng đang được phong tỏa - Ảnh: T.N Chiều 9-7, UBND tỉnh Quảng Ngãi phát đi văn bản hỏa tốc về việc điều chỉnh, bổ sung áp dụng các biện pháp chống dịch đặt thù trong...