TP.HCM giãn cách cao nhất, mắc kẹt ở tỉnh ngoài làm sao để di chuyển về?
Một số người dân ra tỉnh ngoài lo công việc, làm ăn từ nhiều tháng nay hoặc những người từ tỉnh ngoài muốn vào TP.HCM khi TP đang siết giãn cách thì làm thế nào, cần giấy tờ gì?
Bạn Thảo Nguyễn ở địa chỉ e-mail nguyenthachthao…@gmail.com hỏi: Gia đình tôi ở TP.HCM, gồm vợ chồng và 2 con đến Đà Lạt (Lâm Đồng) làm việc từ tháng 5.
Sau đó TP.HCM bùng dịch và gia đình tôi không thể di chuyển về được. Ở đất khách khó khăn trăm bề do tôi không phải dân ở đây. Gia đình tôi tha thiết muốn được về nhà tại TP.HCM. Các tỉnh tổ chức đón về quê, còn tôi không thấy có tổ chức nào đăng kí cho người dân TP.HCM về được nhà. Nay tôi gửi mail nhờ ban Thời sự có biết làm thủ tục gì để có thể xin về lại được không?
Tương tự, bạn Anh Hoàng hỏi: Tôi có hộ khẩu ở TP.HCM, đang đi công tác tại tỉnh Đắk Lắk, hiện tại cũng không có chuyến bay nào từ Buôn Ma Thuột về TP.HCM. Vậy tôi có thể chạy xe cá nhân đi qua các tỉnh để về TP.HCM hay không? Nếu đi thì cần các loại giấy tờ nào?
Độc giả Thu có địa chỉ e-mail: thu.nguyen…@gmail.com hỏi: Hiện tại em đang ở tỉnh Cà Mau, đã đỗ vào làm việc tại một ngân hàng ở TP.HCM. TP.HCM hiện giãn cách đã 3 tháng, trong khi chỗ làm mới cũng không bảo lưu kết quả trúng tuyển lâu. Vậy có cách nào em vào được TP.HCM để đi làm không?
Các chốt ra vào TP.HCM được kiểm soát nghiêm ngặt. Ảnh: Thanh Tùng
Về vấn đề độc giả hỏi, chúng tôi đã liên hệ với các ngành chức năng liên quan và nhận được câu trả lời như sau:
Video đang HOT
TP.HCM và nhiều tỉnh phía Nam đang thực hiện Công điện của Thủ tướng và Chỉ thị 16 nâng cao. Riêng TP.HCM có Chỉ thị 11 của Chủ tịch UBND TP, áp dụng siết giãn cách ở mức cao nhất từ 23/8 đến 15/9. Theo đó, TP yêu cầu người dân “ai ở đâu ở yên đó”, trừ các trường hợp được chính quyền cho phép. Tại các cửa ngõ ra vào TP hiện các lực lượng chức năng chốt chặn nghiêm ngặt để người dân không di chuyển tự do, đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19.
Theo quy định, với những người dân muốn ra khỏi TP để về quê thì phải có sự tổ chức của các địa phương, đảm bảo đúng các quy trình đưa đón và chống dịch hiệu quả.
Với trường hợp người dân ra tỉnh ngoài nay muốn trở về hoặc lao động vào TP.HCM làm việc, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng phòng tham mưu, Công an TP.HCM cho biết tại cuộc họp báo ngày 10/9, TP đang có tính toán cho những vấn đề này.
Theo Thượng tá Hà, Công an TP tôn trọng hướng dẫn của cơ quan y tế, hiện các chuyên gia đi về TP thì công an TP chưa hề cản trở.
Cũng trong tối 10/9, tại Hội nghị tiếp thu ý kiến đóng góp từ cộng đồng doanh nghiệp, hoàn thiện dự thảo kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế trên địa bàn TP.HCM sau ngày 15/9, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi cho biết, mục tiêu của TP phấn đấu đến 15/9 cơ bản kiểm soát dịch bệnh, nới lỏng và phục hồi kinh tế, đưa TP về trạng thái bình thường mới.
Do đó, người dân có nhu cầu ra vào TP cần theo dõi những động thái tiếp theo từ các ngành chức năng để có kế hoạch đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và xã hội.
Chàng trai biến bột sữa và ngũ cốc thành hoa quả
Với con mắt thẩm mỹ của một kiến trúc sư công trình, anh Nguyễn Vĩnh Duy đã biến món bánh của gia đình thành những tác phẩm nghệ thuật.
Ông bà nội của anh Duy đã gắn bó với nghề làm bánh. Từ bé, Duy đã phụ mẹ nên thành thạo công việc này. Nhưng lên TP HCM sống và theo đuổi chuyên ngành kiến trúc, anh dồn hết tâm sức vào công việc. Nghề truyền thống của gia đình cũng trở thành nghề tay trái khi mẹ Duy bận rộn với kinh doanh.
Năm 2017, trong lúc đang căng thẳng vì công việc, sẵn nguyên liệu, Vĩnh Duy làm ít bánh bằng bột đậu xanh, đăng lên mạng xã hội. Những chiếc bánh hoàn thiện dưới bàn tay chàng kỹ sư kiến trúc bắt mắt khiến bạn bè thúc giục: "Mày phải dạy làm bánh đi".
Từ đó, vừa làm nghề chính, anh Duy vừa làm bánh. Dù có những chiếc bánh được tạo hình độc đáo, nguyên liệu vẫn rất truyền thống là bột ngũ cốc. Chàng trai 39 tuổi cho biết, nhờ học về kiến trúc, anh có được khả nặng tư duy về tạo hình, màu sắc. Trong hình là những cành, quả mâm xôi làm từ bột gạo.
Mục tiêu anh Duy hướng đến sáng tạo ra sản phẩm vừa bắt mắt lại ngon miệng. Tuy nhiên, thử làm bánh bằng bột gạo, bột mỳ, bột đậu xanh... vẫn chưa ra được loại bánh mà kiến trúc sư này mong đợi.
Một lần tình cờ, Duy được người bạn cho một viên kẹo sữa. Ăn thử, ý tưởng làm bánh bằng bột sữa nảy lên trong đầu anh.
Anh xử lý bột sữa theo một công thức tự sáng chế, sau đó cán mỏng, dùng khuôn cắt hình cánh hoa, in vân để lấy vân hoa rồi kết cánh hoa bằng chỉ, dán bằng bột gạo. Sau cùng, người thợ tô màu cho hoa theo cảm quan, sấy khô. Sản phẩm làm ra vừa đẹp, vừa thơm ngon, chiều theo ý anh thợ.
"Bánh hoa sen" được làm từ bột sữa, còn bình đựng hoa chính là bánh kem. Để làm lọ hoa sen trên ảnh, anh Duy mất khoảng 2 tuần.
Cành hoa được làm từ chất liệu bột sữa vừa có thể ngắm, vừa có thể ăn. Trung bình, một cành hoa như thế này có thời hạn sử dụng 6 ngày nếu để trong tủ lạnh và một ngày nếu để ở ngoài. Người thợ sẽ xem xét xem chất liệu làm chi tiết nào để được lâu hơn thì làm chi tiết đó trước.
Một cành lựu làm bằng bột sữa mất khoảng một đến ba ngày để hoàn thiện. Dịp Tết này, anh Duy nhận được nhiều đơn đặt hàng. Từ năm 2018, anh cũng mở thêm lớp dạy làm bánh, bên cạnh công việc của một kiến trúc sư. "Khó khăn lớn nhất của tôi chỉ là cân bằng giữa các đầu việc để đạt kết quả tốt nhất. Bận quá nên chẳng còn thời gian mà yêu đương, lấy vợ", anh nửa đùa nửa thật.
Những chiếc bánh bằng hoa trái anh Duy khoe trên mạng xã hội được khen có cách tạo hình mới mẻ, tinh tế, sắc sảo. Những bông hoa, quả bưởi, quả cam với vỏ rám nắng, khi lên hình khó phân biệt được thật hay giả.
Ngoài bổ sung nguyên liệu bột sữa, món bánh đậu xanh truyền thống của gia đình vẫn được anh Duy duy trì. Tuy nhiên, thay vì làm món bánh vuông như bình thường, anh sáng tạo ra các thứ quả đẹp mắt, giống y như thật. "Tôi mong những chiếc bánh mình làm ra không chỉ hấp dẫn mà còn giữ được truyền thống của người Việt, từ nguyên liệu cho đến cách tạo hình", anh nói.
Người đàn ông hơn 50 lần hiến máu Cầm những tờ tiền nhàu nát trong lần đầu bán máu lấy tiền mua sữa cho con, ông Nguyễn Ngọc Giao chợt lặng người, vội tìm cách trả lại cho bệnh nhân. Ông Giao (64 tuổi, ở phường Nghĩa Chánh, TP Quảng Ngãi) mở đầu dòng hồi ức về lần đầu tiên đi bán máu, năm 1983. Khi ấy, con gái ông Giao...