TP.HCM giám sát chặt chẽ người nhập cảnh để ngăn ngừa dịch Ebola xâm nhập
UBND TP.HCM chỉ đạo Sở Y tế giám sát chặt chẽ người nhập cảnh tại sân bay, cảng biển, đặc biệt những người đến từ vùng đang có dịch Ebola.
Nhằm chủ động ngăn ngừa dịch bệnh do virus Ebola xâm nhập vào TP.HCM, UBND thành phố vừa chỉ đạo Sở Y tế tổ chức giám sát chặt chẽ người nhập cảnh tại cửa khẩu sân bay, cảng biển. Đặc biệt, những người đến từ các quốc gia đang có dịch bệnh cần được lưu ý.
Bên cạnh đó, UBND thành phố giao cho Sở Y tế tổ chức truyền thông, giáo dục sức khỏe cho khách du lịch, người dân tại các khu vực cửa khẩu về các biện pháp phòng, chống bệnh do virus Ebola; chỉ đạo các cơ sở y tế tại thành phố tăng cường công tác phòng, chống nhiễm khuẩn và ngăn ngừa lây nhiễm chéo khi thực hiện tiếp nhận, khám, điều trị bệnh nhân.
Những bệnh nhân trở về từ các quốc gia đang có dịch cần đặc biệt chú ý để phát hiện sớm, cách ly và điều trị kịp thời theo phác đồ hướng dẫn của Bộ Y tế.
Video đang HOT
Virus Ebola đang dần trở thành thảm họa của nhân loại.
UBND các quận, huyện thực hiện tuyên truyền về tình hình dịch bệnh, hướng dẫn người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch, bệnh do virus Ebola khi cần thiết theo khuyến cáo của ngành y tế thành phố; theo dõi và quản lý chặt chẽ những người về từ vùng có dịch bệnh.
Các báo, đài của thành phố cần tăng cường công tác truyền thông về phòng, chống dịch bệnh do virus Ebola; không đưa tin thiếu chính xác gây hoang mang dư luận.
Theo VTC
Trên 1.500 người tử vong do virus Ebola ở CHDC Congo
Ngày 24/6, giới chức y tế CHDC Congo cho biết, trong gần 10 tháng qua, số người tử vong vì virus Ebola tại 2 địa phương có dịch hoành hành ở miền Đông nước này đã lên tới 1.500 người.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, thông báo của Cơ quan Y tế CHDC Congo nêu rõ 2.239 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó có 1.506 ca tử vong, đã được ghi nhận ở nước này kể từ khi dịch Ebola bùng phát hồi tháng 8/2018 tại tỉnh Bắc Kivu và Ituri.
Tiêm vaccine phòng chống virus Ebola tại Mbandaka, CHDC Congo ngày 21/5/2018. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là đợt dịch Ebola nghiêm trọng thứ 2 trong lịch sử, sau đợt dịch năm 2014-2016 cướp đi mạng sống của hơn 11.300 người ở nước này. Nhà chức trách CHDC Congo cho biết số ca lây nhiễm virus Ebola vẫn gia tăng, với 13 trường hợp nhiễm mới và 273 trường hợp nghi nhiễm, mặc dù hơn 140.915 người đã được tiêm vaccine phòng bệnh.
Cuộc chiến chống lại dịch bệnh Ebola tại khu vực Đông Phi đã gặp nhiều khó khăn do sự phản kháng của cộng đồng đối với các hoạt động ứng phó do chính quyền và các đối tác tổ chức. Liên hợp quốc ngày 23/5 vừa qua đã chỉ định một "điều phối viên ứng phó khẩn cấp" chống lại dịch Ebola ở Congo để thực hiện các nỗ lực tiếp theo trong việc ứng phó.
Ebola là bệnh do virus gây ra với các triệu chứng ban đầu như sốt đột ngột, đau cơ, đau họng. Sau đó người bệnh bị nôn mửa, tiêu chảy, một số trường hợp có thể bị xuất huyết cả bên trong và bên ngoài. Virus lây qua tiếp xúc gần gũi với động vật nhiễm bệnh, sau đó lây từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể hoặc nội tạng của người nhiễm bệnh, hoặc lây gián tiếp qua môi trường ô nhiễm. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 2 ngày đến 3 tuần và rất khó chẩn đoán.
Tấn Đạt
Theo TTXVN
Giám sát chặt chẽ người nhập cảnh, nhất là từ vùng dịch, để ngăn chặn bệnh Ebola Trước diễn biến của dịch bệnh Ebola đang gia tăng tại Congo, nhất là sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố dịch bệnh Ebola ở tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu, Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành tăng cường chủ động phòng chống bệnh do virus Ebola, nhằm ngăn chặn bệnh xâm...