TP.HCM: Giảm giá nước máy để người dân bỏ sử dụng nước giếng khoan
Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu ngành cấp nước đẩy mạnh tuyên truyền kêu gọi người dân dùng nước sạch để sinh hoạt, từng bước bỏ dần thói quen sử dụng nước giếng khoan.
Tại Hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn ( Sawaco) mới đây, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến đã yêu cầu Sawaco duy trì tỷ lệ 100% hộ dân được sử dụng nước sạch, đảm bảo việc cấp nước an toàn, liên tục. Đặc biệt Phó chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo Sawaco vận động người dân sử dụng nước máy để sinh hoạt, từng bước bỏ sử dụng nước giếng khoan. Trong đó cần tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng nước giếng khoan, những nguy cơ bệnh tật có thể gặp phải khi sử dụng nguồn nước này…
Nhiều người dân ngoại thành còn dùng bồn chứa nước sạch để trữ nước
Theo Sawaco, đến nay tổng sản lượng nước sản xuất của đơn vị này là 659.424.662 m3, công suất phát nước bình quân là 1.814.084 m3/ngày. Năm 2017, 100% hộ dân được cấp nước sạch theo Nghi quyêt sô 130/NQ-HĐND cua Hôi đông nhân dân thành phố. Bên cạnh đó gắn mới đồng hồ nước cho 72.550 hộ dân. Tuy nhiên tỷ lệ người dân không sử dụng nước sạch thay vào đó vẫn dùng nước giếng khoan để sinh hoạt còn cao. Trong tổng số các đồng hồ nước đã gắn cho người dân có đến 19% số đồng hồ nước không được sử dụng hoặc sử dụng dưới định mức.
Để khuyến khích người dân sử dụng nước máy sinh hoạt, Sawaco đã thí điểm giảm giá nước đối với các hộ chưa sử dụng nước máy trong thời gian 3 tháng liên tục đối với người dân Q.12 và huyện Hóc Môn. Mức giảm 50% giá trong định mức (giá 5.300 đồng/m3). Tuy nhiên sau nhiều tháng triển khai hơn nửa số hộ dân áp dụng chương trình này vẫn tiếp tục chọn sử dụng nước giếng khoan.
Theo Danviet
Video đang HOT
Công bố quy hoạch phát triển vùng TP.HCM
Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý phê duyệt "Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050". Theo đó, TP.HCM sẽ trở thành một vùng đô thị lớn phát triển năng động và bền vững; có vai trò, vị thế quan trọng trong khu vực Đông Nam Á và hướng tới quốc tế.
Sáng 23.1, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh và Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến đã chủ trì Hội nghị công bố Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh trao đồ án quy hoạch vùng TP.HCM cho Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến. Ảnh: Hồ Văn
Phân thành 4 tiểu vùng
Theo quy hoạch, phạm vi vùng TP.HCM bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính TP.HCM và 7 tỉnh lân cận là Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT), Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai và Tiền Giang. Tổng diện tích toàn vùng khoảng 30.404km2.
Theo quy hoạch, không gian vùng TP.HCM sẽ chia thành 4 tiểu vùng, bao gồm:
Tiểu vùng đô thị trung tâm bao gồm: TP.HCM và vùng phụ cận gồm các huyện, thành phố, thị xã: Đức Hòa, Cần Giuộc, Bến Lức (Long An); Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên (Bình Dương); Biên Hòa, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Long Thành và một phần huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai). Trong đó, TP.HCM là đô thị hạt nhân trung tâm vùng; TP.Bình Dương là đô thị động lực phía Bắc; TP.Biên Hòa - Long Thành - Nhơn Trạch là vùng đô thị động lực phía Đông. Đô thị Củ Chi - Hậu Nghĩa - Đức Hòa là các đô thị động lực vùng phía Tây Bắc. Các đô thị Bến Lức - Cần Giuộc - Hiệp Phước là các đô thị sinh thái phía Tây Nam.
Tiểu vùng phía Đông gồm: tỉnh BR-VT và phần còn lại phía Đông của tỉnh Đồng Nai (thị xã Long Khánh và các huyện Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú và một phần huyện Vĩnh Cữu). Trong đó, TP.Vũng Tàu và Bà Rịa là cực tăng trưởng trên trục hành lang quốc tế dọc quốc lộ 51; thị xã Long Khánh là cực tăng trưởng trên hành lang kinh tế dọc quốc lộ 1A. Tiểu vùng này đóng vai trò là cửa ngõ giao thương quốc tế của cả vùng thông qua cảng hàng không quốc tế Long Thành và cảng biển trung chuyển quốc tế Cái Mép - Thị Vải.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh công bố đề án quy hoạch vùng TP.HCM. Ảnh: Hồ Văn.
Tiểu vùng phía Bắc - Tây Bắc gồm: tỉnh Bình Phước, Tây Ninh và một phần tỉnh Bình Dương (huyện Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên). Trrong đó, Chơn Thành - Đồng Xoài là cực tăng trưởng trên trục hành lang kinh tế dọc quốc lộ 13. Đô thị Trảng Bàng - Gò Dầu - Hòa Thành - Tây Ninh là cực tăng trưởng trên trục hành lang phía Tây Bắc dọc quốc lộ 22. Tiểu vùng này là cửa ngõ giao thương phía Bắc của vùng TP.HCM nối vùng sông Mê Kông mở rộng và vùng Đông Nam Á.
Tiểu vùng phía Tây Nam gồm: tỉnh Tiền Giang và một phần tỉnh Long An (trừ huyện Đức Hòa, Cần Giuộc, Bến Lức). Trong đó, 2 TP.Mỹ Tho, Tân An là cực tăng trưởng trên trục hành lang dọc quốc lộ 1 phía Tây Nam. Tiểu vùng này có vai trò là cửa ngõ của vùng TP.HCM với vùng ĐBSCL và vùng sông Mê Kông mở rộng.
TP.HCM là đô thị hạt nhân
Trước đó, vào tháng 7.2017, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì Hội nghị điều chỉnh quy hoạch vùng TP.HCM.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu ý kiến về quy hoạch vùngTP.HCM. Ảnh: Hồ Văn
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, quy hoạch vùng TP.HCM để phát triển tương xứng tiềm năng, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng của đất nước nói chung, đồng thời có những điều chỉnh để khai thác hết tiềm năng lợi thế, kết nối hạ tầng, phân công hợp tác giữa các địa phương trong vùng.
Còn ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, việc thành lập vùng, điều quan trọng là cơ chế vận hành, phối hợp. Các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải mang tính tổng thể vùng, nếu không sẽ hạn chế xung lực phát triển trong yêu cầu phối hợp vùng. Các địa phương hiện nay là tiểu vùng, khi mang tính chất hành chính - kinh tế vùng đòi hỏi phối hợp tạo nên hiệu lực phát triển hiệu quả.
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong nêu đề xuất về giải pháp vận hành vùng TP.HCM. Ảnh: Hồ Văn
Theo Viện Quy hoạch miền Nam (Bộ Xây dựng), vùng TP.HCM là vùng đô thị có vai trò vị thế chiến lược quan trọng trong khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương; là vùng đô thị lớn, động lực phát triển kinh tế hàng đầu của quốc gia. Vùng TP.HCM phát triển theo mô hình "Tập trung, đa cực, thích ứng". Vùng trung tâm và các cực tăng trưởng được kết nối với nhau nhờ hệ thống giao thông công cộng và các trục hành lang tăng trưởng xuyên tâm, hướng tâm và các trục vành đai liên kết vùng. Trong đó, TP.HCM là đô thị hạt nhân trung tâm vùng, sẽ phát triển không gian đô thị theo hướng mô hình nén - thích ứng, hiện đại, bền vững; phát triển trung tâm tri thức, sáng tạo; phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch có hàm lượng giá trị gia tăng cao...
Theo Danviet
Vụ sập cầu Long Kiển: Chậm nhất 10 ngày nữa thông xe Đây là cam kết của lãnh đạo Sở GTVT TP.HCM tại cuộc khảo sát, đánh giá tình hình và chỉ đạo khắc phục sự cố sập cầu Long Kiển của Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến vào cuối giờ chiều 22.1. Tại hiện trường, ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM thông tin, các đơn vị trực thuộc sở...