TP.HCM: Gia tăng số người cao tuổi bị ung thư da
Tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM, mỗi năm có khoảng gần 3.000 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị ung thư da, trong đó người cao tuổi (từ đủ 60 tuổi trở lên) chiếm hơn 90%.
Đây là thông tin được thạc sĩ-bác sĩ Trần Bá Tòng (Khoa Ngoại, Bệnh viện Da liễu (BVDL) TP.HCM) cho biết tại Hội nghị “Chăm sóc da cho người cao tuổi” do bệnh viện này phối hợp với Bệnh viện Nguyễn Trãi tổ chức vào ngày 24.9.2022.
Theo bác sĩ Tòng, có ba loại ung thư da thường gặp nhất ở người lớn tuổi là ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai và ung thư tế bào hắc tố ( melanoma).
“90% ung thư tế bào đáy và ung thư tế bào gai gặp ở vùng da đầu mặt, cổ, là vùng tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Tuy đây là hai loại ung thư da thường gặp nhất nhưng có diễn tiến đương đối lành tính, ít tiến triển tới di căn hoặc gây tử vong”, bác sĩ Tòng chia sẻ.
Theo bác sĩ Tòng, ung thư da nếu phát hiện sớm có thể được chữa khỏi hoàn toàn bằng phương pháp phẫu thuật cắt rộng, đồng thời ít để lại những ảnh hưởng về mặt chức năng, thẩm mỹ về sau. Mặc dù nằm ở vùng da dễ quan sát, tuy nhiên phần lớn các trường hợp ung thư da đến khám tại BVDL TP.HCM đều ở giai đoạn trễ, khi ung thư da đã phát triển to, gây khó khăn cho việc điều trị.
Một trường hợp người cao tuổi bị ung thư da. Ảnh BVCC
Video đang HOT
Việc chẩn đoán chậm trễ này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là do phần lớn ung thư da diễn tiến chậm và không kèm triệu chứng đau nhức nên bệnh nhân không phát hiện ra hoặc do bệnh nhân chủ quan, nghĩ đây là những u lành tính thường gặp ở người già như dày sừng tiết bả, đốm nâu, nốt ruồi… nên không đi thăm khám.
Bác sĩ Tòng cho biết, khác với ung thư tế bào đáy và ung thư tế bào gai, mặc dù là loại ít gặp nhất nhưng ung thư tế bào hắc tố lại có tiên lượng xấu nhất và có khả năng di căn, gây tử vong. Không giống như ở người da trắng, khi đa phần melanoma gặp ở vùng da phơi bày ánh sáng do ảnh hưởng của tia UV, melanoma ở người châu Á thường gặp ở vị trí đầu chi, đặc biệt là vùng da lòng bàn chân.
Do bệnh diễn tiến mạn tính, không gây đau đớn, có màu đen giống nốt ruồi, lại gặp ở vùng da khó tự quan sát nên bệnh nhân thường đến khám trễ khi bệnh đã diễn tiến qua nhiều năm, tiến triển đến loét và có khả năng di căn. Do đó việc chẩn đoán và giáo dục nâng cao kiến thức của người dân về việc tự phát hiện sang nghi ngờ ung thư da là một việc rất quan trong việc quản lý và điều trị ung thư da.
Bệnh nhân nam cao tuổi bị ung thư da. Ảnh BVCC
Để phòng tránh ung thư da và có một làn da khỏe mạnh, bác sĩ Tòng khuyến cáo người dân hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng 10 sáng đến 3 giờ chiều; sử dụng kem chống nắng thường xuyên; che chắn làn da khi ra ngoài trời nắng…
Đặc biệt, nên kiểm tra làn da thường xuyên, khi thấy có các dấu hiệu như: có nốt ruồi bị đau, xuất huyết, thay đổi kích thước nhanh chóng; xuất hiện vùng da bất thường, biến đổi màu sắc… cần tới ngay cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để được thăm khám. Có thể chữa khỏi ung thư da nếu phát hiện và điều trị sớm.
Trị rạn da tại spa, cô gái bị mưng mủ, nhiễm trùng nặng
Bệnh nhân nữ T.T.H (24 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM) đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM trong tình trạng da hai bên trong đùi có nhiều vết trợt loét, mưng mủ, chảy máu, đi lại khó khăn.
Nhiễm trùng nặng, đi lại khó khăn sau khi điều trị rạn da
Bệnh nhân cho biết trước đó 1 tuần cô có đến một cơ sở spa để điều trị rạn da vùng đùi với chi phí 8.000.000 đồng và được cơ sở này cam kết sẽ điều trị hết các vết rạn sau khoảng 3-6 tháng. Ngay sau đó, bệnh nhân được bôi tê và thực hiện điều trị rạn da bằng phương pháp đốt điện (theo lời bệnh nhân).
Mấy ngày sau các vết đốt mưng mủ, chảy máu, đóng mài dày... gây đau đớn, không thể tự đi lại, sinh hoạt được. Bệnh nhân đã nhiều lần liên hệ cơ sở spa nhưng được hướng dẫn "yên tâm đi, cứ uống kháng sinh, giảm đau, ăn nhiều tôm với rau muống khoảng 1 tuần sẽ khỏi". Tuy nhiên chỗ đốt càng ngày càng đau, bưng mủ, chảy máu...
Ngày 15.9, BSCK1 Phạm Ngọc Trâm (Khoa Lâm sàng 1, BV Da liễu TP.HCM) cho biết bệnh nhân H. bị nhiễm trùng nặng sau trị rạn da. Dựa trên tình trạng da của bệnh nhân có những vết loét sâu ở 2 bên đùi, đóng mài đen dày, chảy máu và dịch mủ , chứng tỏ rằng cơ sở thực hiện đã can thiệp bằng những phương pháp xâm lấn rất sâu vào trong mô, gây ra tình trạng tổn thương da rất sâu. Cộng với việc chăm sóc vết thương sau khi đốt dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Khả năng sau điều trị, nguy cơ hình thành sẹo xấu và tăng sắc tố sau viêm rất cao.
Bệnh nhân sau đó được điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch, kháng viêm, giảm đau và chăm sóc vết thương tại chỗ. Sau gần 1 tuần điều trị, các vết thương bong mài, lên da non... bệnh nhân được xuất viện.
Nguyên nhân gây rạn ra và cách điều trị
BSCK1 Lư Huỳnh Thanh Thảo (Khoa Thẩm mỹ da, BV Da liễu TP.HCM) cho biết rạn da là tình trạng xuất hiện những thương tổn da dạng đường ban đầu màu đỏ, sau đó chuyển trắng. Nguyên nhân do tình trạng đứt gãy collagen và elastin khiến cho tổ chức da bị phá vỡ, mất đi độ đàn hồi vốn có và kết quả là hình thành nên các vết rạn trên da.
Rạn da chia ra hai giai đoạn: giai đoạn rạn da đỏ và giai đoạn rạn da trắng. Khi điều trị rạn da, các bác sĩ da liễu sẽ căn cứ vào tình trạng vết rạn để chỉ định phương pháp điều trị phù hợp như laser vi điểm, lăn kim, RF vi điểm... đa số cần kết hợp nhiều phương pháp với nhau.
"Rạn da rất phổ biến và có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi, giới tính nào. Những người tăng cân quá nhanh, béo phì, có vận động quá mức, mang thai, sử dụng những thuốc bôi chứa corticoid trong thời gian dài cũng làm da xuất hiện vết rạn. Ngoài ra, những người có làn da mỏng cũng dễ xuất hiện những vết rạn hơn", bác sĩ Thảo chia sẻ.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân trong quá trình điều trị
L.A
Đối với trường hợp bệnh nhân trên, bác sĩ Thảo nhận định cơ sở spa đã chỉ định phương pháp điều trị rạn da chưa phù hợp, hoặc không kiểm soát được mức năng lượng khi sử dụng các thiết bị laser cũng như việc hướng dẫn chăm sóc sau điều trị chưa tốt, dẫn đến loét da, mưng mủ sau điều trị, có thể diễn tiến thành nhiễm trùng lan rộng toàn thân, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử trí và điều trị kịp thời. Về lâu dài thì nguy cơ hình thành sẹo xấu như sẹo lồi to, lan rộng hay sẹo lõm, co rút, tăng hoặc giảm sắc tố rất cao.
Để phòng ngừa rạn da, các bác sĩ BV Da liễu TP.HCM khuyến cáo người dân nên thường xuyên luyện tập thể thao giúp kiểm soát cân nặng tốt, không để cơ thể tăng cân quá nhanh trong thời gian ngắn. Trong thời kỳ mang bầu, đặc biệt vào những tháng giữa thai kỳ, cần thường xuyên chăm sóc vùng da bụng bằng cách bôi kem giữ ẩm và kiểm soát cân nặng. Tuyệt đối không tự ý bôi các thuốc có chứa corticoid kéo dài. Riêng các chị em làm đẹp cần cảnh giác và thận trọng trước các lời quảng cáo "mỹ phẩm làm trắng", tránh mua và sử dụng "kem trộn" có chứa corticoid.
Cuối cùng, nếu phát hiện các vết rạn da trên cơ thể, các bạn cần đến khám với bác sĩ da liễu giàu kinh nghiệm tại các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn việc kiểm soát và điều trị rạn da phù hợp..
Bệnh viện Da liễu TP.HCM tiếp nhận nhiều trẻ bị viêm da cơ địa nặng Hằng năm, Bệnh viện Da liễu TP.HCM tiếp nhận gần 63.000 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh lý viêm da cơ địa, trong đó trẻ em chiếm phần đông. Ngày 8.4, tin từ Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết, thời gian gần đây, bệnh viện này tiếp nhận nhiều trẻ bị viêm da cơ địa đến khám, trong đó...