TP.HCM ghi nhận thêm 2.433 bệnh nhân COVID-19, không phát sinh ổ dịch mới
Sáng nay (22/7), Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, thành phố ghi nhận thêm 2.433 người mắc COVID-19 mới, không phát sinh ổ dịch mới.
Theo HCDC, tính từ 19h30 ngày 21/7 đến 6h ngày 22/7, thành phố ghi nhận thêm 2.433 bệnh nhân COVID-19 mới vừa được Bộ Y tế công bố. Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, thành phố đã ghi nhận hơn 43.700 ca mắc COVID-19.
HCDC nhận định, số ca dương tính phát hiện vẫn còn cao, TP.HCM vẫn chưa đạt đỉnh dịch và có thể diễn biến phức tạp trong vài ngày tới. Mặc dù diễn biến phức tạp, nhưng thành phố đã ghi nhận một số tín hiệu đáng mừng về dịch bệnh, đó là không phát sinh ổ dịch mới.
Hơn 95% ca dương tính qua lần xét nghiệm đầu tiên trong khu cách ly, phong tỏa cho thấy các ca COVID-19 là do diễn tiến của bệnh từ F1 thành F0, không có cơ sở để khẳng định do lây nhiễm trong khu cách ly, phong toả.
Sáng 22/7, TP.HCM ghi nhận thêm 2.433 người mắc COVID-19.
Video đang HOT
Trong 3 kịch bản đã đề ra sau 15 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, tình hình dịch bệnh hiện tại của TP.HCM đang phù hợp với kịch bản thứ 2. Đó là tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 và tăng cường một số biện pháp giãn cách xã hội triệt để hơn trong thời gian 1 tuần hoặc 10 ngày tới để ngăn chặn được nguồn lây lan và đạt đỉnh dịch.
Song song đó, thành phố sẽ tập trung cao việc phân tầng, quản lý, chăm sóc và điều trị F0 với mô hình 5 tầng theo đề nghị của ngành Y tế.
Tầng 1 là cách ly tạm thời người nghi nhiễm, chờ kết quả PCR để xem xét cho cách ly tập trung tại địa phương.
Tầng 2 là tầng F0 có triệu chứng cần điều trị, chủ yếu ở bệnh viện quận, huyện.
Tầng 3 và 4 dành cho F0 vừa có triệu chứng vừa có bệnh nền, cần điều trị ở tuyến cao hơn.
Tầng 5 dành cho F0 có triệu chứng nặng nhất sẽ được tập trung điều trị, hạn chế nguy cơ tử vong.
Tăng cường kiểm soát, siết chặt các giải pháp đảm bảo an toàn, hạn chế thấp nhất nguy cơ lây lan dịch bệnh trong các khu vực trọng yếu như bệnh viện, khu vực sản xuất.
HCDC khuyến cáo mỗi người dân cần phát huy tinh thần mỗi người là một chiến sỹ trong cuộc chiến này. Thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, chỉ ra khỏi nhà khi thực sự cần thiết. Trường hợp nằm trong khu vực phong tỏa, người dân cần thực hiện nghiêm các quy định cách ly y tế để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho bản thân và gia đình.
30.000 công nhân từ Bắc Giang về quê thế nào?
Từng có nhiều nhà máy phải đóng cửa, nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm do mật độ công nhân ở trọ lớn, Bắc Giang từng cùng các tỉnh, TP đưa khoảng 30.000 công nhân tạm thời rời Bắc Giang trở về nhà.
Tỉnh Lạng Sơn tổ chức đón công nhân làm việc ở huyện Việt Yên (tỉnh Bắc Giang) về địa phương - Ảnh: ĐÌNH VINH
Không bỏ sót chi tiết nào
Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Dương Xuân Huyên cho biết trong số 60.000 công nhân ở lại Bắc Giang, Lạng Sơn có 21.000 công nhân. Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn đã xuống Bắc Giang bàn chủ trương đưa công nhân về địa phương.
Theo đó, trở về địa phương gồm các trường hợp F0 đã khỏi bệnh, F1 đã hoàn thành cách ly tập trung, đủ điều kiện cách ly tại nhà, công nhân đang ở trong các vùng cách ly, giãn cách xã hội, cách ly y tế đã xét nghiệm RT-PCR âm tính 3 lần trở lên.
"Bắc Giang lên danh sách công nhân, tình trạng sức khỏe, Sở LĐ-TB&XH Lạng Sơn cùng Sở Y tế, Công an tỉnh, Sở GTVT và các huyện, thành phố xây dựng một kịch bản chi tiết đón công nhân.
Khi tổ chức đón công nhân, xe ôtô 40 chỗ nhưng chỉ chở 20 người và ngồi giãn cách. Công nhân trên xe đều mặc quần áo bảo hộ, khử khuẩn phương tiện, trong quá trình di chuyển không dừng dọc đường và các xe đều bố trí một cán bộ y tế tại địa phương đi cùng để hỗ trợ theo dõi, quản lý, một cán bộ công an để đảm bảo an ninh trật tự" - ông Huyên chia sẻ.
Đón cuốn chiếu, cách ly kỹ càng
Ông Huyên cho biết qua lần đón đầu tiên có chút khó khăn do công nhân quá đông. Sau đó, tỉnh rút kinh nghiệm thông báo cho công nhân và đón cuốn chiếu từng thôn, từng xóm. Khi đón về Lạng Sơn cách ly tập trung, tỉnh xét nghiệm sàng lọc rồi phân loại, chia nhỏ ra, đưa về các huyện, xã để cách ly 21 ngày nhằm tránh ca dương tính rồi lây nhiễm chéo.
"Bộ Y tế quy định cách ly tập trung 14 ngày nhưng tỉnh yêu cầu 21 ngày vì rút kinh nghiệm có ca đã cách ly 21 ngày nhưng về Lạng Sơn cách ly đến ngày thứ 16 vẫn tái dương tính. Sau khi hoàn thành cách ly, tỉnh yêu cầu công dân về nhà tự cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà trong vòng 7 ngày dưới sự giám sát của tổ COVID-19 cộng đồng.
Trong tổng số 15.000 công nhân được đón về đến nay ghi nhận 12 trường hợp tái dương tính, tuy nhiên các công nhân này đều ở trong khu cách ly nên tỉnh không lo lắng. Do tỉnh cũng lo kinh phí đưa đón, lương thực, thực phẩm nên công nhân rất đồng thuận, cảm kích và nghiêm túc thực hiện cách ly theo quy định" - ông Huyên nói.
Biệt đội bà bầu nấu cơm tặng shipper giữa dịch Covid-19 ở TP.HCM "Bầu bì và rất ngại dịch bệnh, nhưng chúng tôi vẫn muốn làm gì đó giúp những người khó khăn hơn, đặc biệt là các anh, chị shipper vì hàng quán đã đóng cửa", chị Minh Lệ nói. Hơn 12h trưa, Vũ vừa chuyển xong một đơn hàng, thông thường vào giờ này anh sẽ ghé vào một tiệm cơm hay quán bún...