TP.HCM: Gần 79% người trên 18 tuổi đã tiêm vắc xin mũi 1, hơn 210.000 người tiêm mũi 2
Tính đến hết ngày 23-8, thành phố đã tiêm tổng số 5.501.732 mũi, trong đó có 5.291.196 mũi 1, đạt tỉ lệ 78,9% người dân trên 18 tuổi.
Tiêm vắc xin cho người dân tại TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính đến hết ngày 23-8, thành phố đã tiêm tổng số 5.501.732 mũi, trong đó có 5.291.196 mũi 1, đạt tỉ lệ 78,9% người dân trên 18 tuổi và 210.536 mũi 2, đạt 3,1% người dân trên 18 tuổi.
Năng lực tổ chức tiêm vắc xin có thể đạt trên 300.000 liều/ngày.
Ngày 23-8, thành phố đã lấy được khoảng 170.000 mẫu test nhanh, trong đó có 6.000 mẫu cho kết quả dương tính, tỉ lệ này thấp hơn 5% theo hướng dẫn WHO.
Số lượng F0 dự báo sẽ tăng trong thời gian tới, HCDC khuyên người dân cần hết sức bình tĩnh vì điều này nằm trong kịch bản ứng phó của ngành y tế.
Video đang HOT
Các trạm y tế lưu động sẽ kết hợp với đội phản ứng nhanh của địa phương để chăm sóc, theo dõi sức khỏe F0 khi điều trị tại nhà. Tùy số lượng F0 trên địa bàn, mỗi phường thành lập từ 2-3 trạm y tế lưu động.
Đến ngày 23-8, thành phố đã có tổng số 274/400 trạm y tế lưu động được thành lập. Thành phố thực hiện 100.000 túi thuốc cung cấp cho F0 điều trị tại nhà và chuẩn bị sử dụng Molnupiravir cho F0 điều trị tại nhà.
Cũng theo HCDC, số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà là 45.206 người, trong đó có 23.197 trường hợp F0 cách ly tại nhà ngay từ đầu và 22.009 trường hợp F0 sau xuất viện về tiếp tục cách ly, theo dõi tại nhà. Số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại các cơ sở cách ly tập trung quận, huyện là 15.392 người.
Tính đến 6h ngày 25-8, thành phố có 185.367 trường hợp mắc COVID-19 được Bộ Y tế công bố, trong đó có 184.931 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 436 trường hợp nhập cảnh.
Hiện thành phố đang điều trị cho 36.829 bệnh nhân, trong đó có 2.147 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.609 bệnh nhân nặng đang thở máy và 19 bệnh nhân can thiệp ECMO.
Trong ngày 24-8 có 2.071 bệnh nhân xuất viện, 292 trường hợp tử vong. Tổng số xuất viện cộng dồn từ 1-1-2021 đến nay là 93.289 bệnh nhân.
Ngày 24-8, thành phố tiếp tục không ghi nhận ổ dịch mới cần theo dõi. Hiện còn 16 ổ dịch đang diễn tiến.
TP.HCM mưa dông vào chiều tối
Tuần này, nhiều nơi ở Nam Bộ tiếp tục đón các trận mưa dông chuyển mùa, tập trung trong ngày 22-23/4. Cùng lúc, miền Bắc chấm dứt trạng thái mưa dông, trời hửng nắng.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, các tỉnh Nam Bộ và phía nam Tây Nguyên tiếp tục có mưa dông cục bộ trong hai ngày đầu tuần. Mưa chủ yếu về chiều và tối, sau thời điểm có nắng nóng nên người dân cần lưu ý đến các hiện tượng như lốc, sét, gió giật.
Ngày 22-23/4, mưa có xu hướng gia tăng tại TP.HCM và nhiều nơi ở Nam Bộ, tập trung vào chiều tối. Đây đều là mưa chuyển mùa nên sẽ đi kèm các hiện tượng cực đoan.
Tuần này, tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giảm dần nhưng khả năng tăng trở lại vào cuối tuần. Trên sông Vàm Cỏ, xâm nhập mặn duy trì ở mức cao trong các ngày 24-30/4. Trên sông Cái Lớn, tình trạng tăng cao trong ngày 15-24/4 và 29-30/4.
Chuyên gia cho biết vào cuối tháng 4, khi có gió mùa Tây Nam bắt đầu hoạt động, các tỉnh Nam Bộ sẽ bước vào mùa mưa sớm hơn so với trung bình nhiều năm. Người dân đề phòng những cơn mưa lớn, mưa cực đoan có thể xảy ra trong mùa mưa năm nay.
Các tỉnh Nam Bộ đón thêm những cơn mưa chuyển mùa trước khi khu vực bước vào mùa mưa. Ảnh: Quỳnh Danh.
Trong khi đó, Bắc Bộ còn tiếp diễn mưa dông trong ngày 19/4, sau đó chấm dứt. Tuần này, thời tiết khu vực tương đối thuận lợi khi không khí lạnh đã suy yếu. Nền nhiệt trong tuần dao động 24-29 độ C, nắng ấm trở lại, thời tiết khô ráo hơn so với những ngày qua.
Theo trang dự báo Accuweather , thời tiết Hà Nội diễn biến xấu trong hai ngày đầu tuần. Ngày 19-20/4, khu vực duy trì trạng thái mưa dông cục bộ. Nhiệt độ dao động 24-27 độ C, có nắng xuất hiện về trưa và chiều.
Đến ngày 21/4, thủ đô hửng nắng và khô ráo trở lại. Nền nhiệt duy trì ngưỡng 25-30 độ C và duy trì trong suốt cả tuần. Khu vực vẫn chưa thể đón nắng nóng vào thời điểm này.
Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Khí hậu (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia), nhận định từ nay đến cuối tháng 4, miền Bắc có thể đón thêm các đợt không khí lạnh cường độ yếu gây ra mưa dông và giảm nhiệt.
Bước sang tháng 5, nắng nóng sẽ xuất hiện với tần suất nhiều hơn. Nửa đầu tháng, áp thấp nóng phía tây chủ yếu tác động đến Tây Bắc Bộ trải dọc xuống khu vực Bắc Trung Bộ. Trong khi đó, tại Đông Bắc Bộ, nắng nóng đến muộn vào nửa cuối tháng 5.
Tại Trung Bộ, thời tiết tuần này ổn định hơn với trạng thái chủ đạo là có sương mù nhẹ về đêm và sáng sớm, trời nắng vào ban ngày. Chiều tối, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế khả năng có mưa dông cục bộ. Người dân cần đề phòng các hiện tượng tố, lốc, gió giật mạnh.
Clip nhóm 'quái xế' ở TP.HCM so kè tốc độ Hình ảnh nhiều "quái xế" chạy xe nẹt pô, so kè tốc độ được người dân ghi lại vào chiều 18/4, trên đường Nguyễn Văn Linh (quận 7, TP.HCM).