TPHCM gần 20.000 tỷ đồng chuẩn bị hàng hóa tết
Sở Công thương TPHCM vừa ban hành Văn bản số 6199 về Kế hoạch cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu Tết Tân Sửu 2021 trên địa bàn.
Theo đó, các doanh nghiệp (DN) chuẩn bị sản xuất, dự trữ cung ứng hàng hóa cho 2 tháng cao điểm mua sắm tết, tương ứng 19.679,7 tỷ đồng, tăng 652,4 tỷ đồng (3,43%) so với nguồn vốn chuẩn bị Tết Canh Tý 2020, trong đó giá trị hàng bình ổn thị trường là 7.132,6 tỷ đồng. Riêng tháng cao điểm phục vụ tết (từ ngày 1 đến ngày 30 tháng Chạp âm lịch), tổng giá trị hàng hóa của các DN chuẩn bị là 10.425,6 tỷ đồng, hàng bình ổn thị trường là 4.172,4 tỷ đồng.
Theo dự báo mặt bằng chung, giá hàng tết sẽ tương đối ổn định so với tết năm ngoái. Đối với nhóm mặt hàng bình ổn, các DN tham gia chương trình Bình ổn thị trường cam kết ổn định giá, không tăng giá bán trong 1 tháng trước tết và 1 tháng sau tết, thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi giảm giá sâu 2 ngày cận tết với các mặt hàng thiết yếu như thịt heo, thịt gà, trứng gia cầm…
TP.HCM: Xử phạt hàng nghìn cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Từ cuối năm 2016 đến tháng 9-2020, qua kiểm tra 17.979 cơ sở, TP.HCM phát hiện 2.022 cơ sở vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, xử phạt vi phạm hành chính 2.007 cơ sở với số tiền phạt hơn 27 tỉ đồng.
Buổi giám sát với sự tham gia của nhiều đơn vị - Ảnh: NGUYỄN TRÍ
Chiều 29-10, Ban Văn hóa - xã hội (HĐND TP.HCM) đã có buổi giám sát với Ban Quản lý An toàn thực phẩm (ATTP) TP.HCM, Sở Y tế TP.HCM, Sở Công thương về thực hiện chính sách, pháp luật về tình hình ATTP trên địa bàn thành phố.
Báo cáo tại buổi giám sát, bà Phạm Khánh Phong Lan - trưởng Ban quản lý ATTP TP.HCM - cho biết từ khi thành lập (cuối năm 2016) đến tháng 9-2020, ban tiến hành kiểm tra 17.979 cơ sở, phát hiện 2.022 cơ sở vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 2.007 cơ sở với số tiền phạt hơn 27 tỉ đồng; trong đó có 17 biên bản (gần 1 tỉ đồng) chưa nộp phạt.
Chia sẻ tại buổi giám sát, ông Lê Huỳnh Minh Tú - phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM - cho biết tính đến nay, có 28 doanh nghiêp bình ổn thị trường đã đâu tư 47 nha may, cơ sơ san xuât; 63 trang trai, cum trang trai nuôi trông tai cac địa phương khác.
Theo ông Tú, thông qua chương trình hợp tác thương mại, các doanh nghiệp TP.HCM đã trở thành đầu mối tiêu thụ lớn các mặt hàng nông sản thực phẩm, đặc sản đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, được nuôi trồng theo quy trình VietGap, GlobalGap... của các tỉnh, thành.
Phát biểu tại buổi giám sát, ông Tăng Hữu Phong - trưởng Ban Văn hóa - xã hội (HĐND TP.HCM) - cho rằng từ khi có Ban ATTP, tình hình ATTP tại TP chuyển biến tích cực hơn. Tuy vậy, theo ông Phong, ATTP là vấn đề dài lâu, cần tăng cường kiểm soát, đặc biệt ở các chợ tự phát.
"Ban ATTP cần sớm hoàn thiện đề án truy xuất nguồn gốc để đảm bảo ATTP cho người dân. Ngoài ra, các cơ quan đầu ngành cần hỗ trợ về chuyên môn cho các cấp địa phương để những đơn vị này mạnh dạn thực thi việc xử phạt vi phạm ATTP tốt hơn", ông Phong nhấn mạnh.
Lên kịch bản điều hàng hóa khẩn cấp từ các tỉnh cho vùng lũ Việc dự trữ hàng hóa tại các tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng mưa lũ đã được xây dựng kỹ về phương án, mặt hàng, địa điểm, đối tượng... Ngày 20-10, Bộ Công Thương cho biết trước diễn biến mưa lũ phức tạp ở một số tỉnh miền Trung, Bộ đã chỉ đạo Sở Công Thương các tỉnh miền Trung triển khai dự...