TPHCM: Duy nhất huyện Cần Giờ có xe buýt hoạt động từ 5/10
Từ ngày 5/10, trước mắt có 4 tuyến xe buýt lưu thông trên địa bàn huyện Cần Giờ được hoạt động, từ 5h-18h hàng ngày.
Tối 3/10, trao đổi với PV Dân trí , ông Lê Hoàn, Phó Giám đốc Trung tâm quản lý giao thông công cộng TPHCM (gọi tắt là Trung tâm) cho biết, từ ngày 5/10, xe buýt sẽ hoạt động trở lại trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, trước mắt chỉ có 4 tuyến lưu thông trên địa bàn huyện Cần Giờ được hoạt động.
Ngày 5/10, xe buýt tại huyện Cần Giờ được chạy lại ở huyện Cần Giờ.
“Trung tâm đã lấy ý kiến của UBND huyện Cần Giờ và được sự đồng thuận trong việc tổ chức 4 tuyến xe buýt tại khu vực vùng bình thường mới” – ông Hoàn nói.
Cụ thể, tuyến 77 (Đồng Hòa – Cần Thạnh), tuyến 90 (phà Bình Khánh – Cần Thạnh), tuyến 127 (An Thới Đông – Ngã ba Bà Xán), tuyến 128 (Tân Điền – An Nghĩa), thời gian phục vụ từ 5h-18h hàng ngày.
Video đang HOT
Theo ông Hoàn, thời điểm hoạt động của các tuyến xe buýt khác trên địa bàn thành phố được quyết định dựa trên nhu cầu đi lại của người dân và tình hình phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
“Trung tâm sẽ rà soát tình hình thực tế và báo cáo Sở Giao thông vận tải. Qua tuần, lãnh đạo Sở cũng sẽ đi khảo sát để có nhận định chính xác và đưa ra quyết định sớm” – lãnh đạo Trung tâm thông tin.
Xe buýt phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và du khách đến Cần Giờ tham quan, nghỉ dưỡng.
Theo ông Trương Tiến Triển, Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, xe buýt hoạt động trở lại sẽ phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, cũng như của khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng trong điều kiện huyện Cần Giờ trở lại trạng thái bình thường.
Huyện Cần Giờ đề nghị Trung tâm kiểm tra thường xuyên tình hình hoạt động các phương tiện xe buýt để kịp thời nhắc nhở tài xế, tiếp viên xe buýt chấp hành các quy định về phòng, chống Covid-19 trong quá trình hoạt động. Lái xe kiên quyết không chở hành khách không đeo khẩu trang khi tham gia đi xe buýt.
Sau hơn 4 tháng giãn cách xã hội với nhiều cấp độ khác nhau, UBND TPHCM công bố Chỉ thị 18 về tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện từ 18h ngày 30/9.
Theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải, từ ngày 5/10, TPHCM tổ chức chạy lại một số tuyến xe buýt với tần suất và thời gian hoạt động tùy theo tình hình, nhu cầu thực tế từng khu vực.
Trong khi đó, các hãng taxi được đăng ký hoạt động tối đa không vượt quá 20% số xe quản lý. Tương tự với xe du lịch, mỗi đơn vị kinh doanh được đăng ký số lượng hoạt động tối đa không vượt quá 30% số xe quản lý.
Đơn vị vận tải cũng chỉ được đăng ký hoạt động tối đa không quá 10% số xe hợp đồng dưới 9 chỗ sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ kết nối với hành khách (taxi công nghệ).
Ngoài ra, Sở Giao thông vận tải cho phép xe hợp đồng phục vụ các chương trình du lịch; kế hoạch vận chuyển của ngành y tế; vận chuyển chuyên gia, công nhân.
Tạm dừng chở khách công cộng bằng đường bộ từ Hà Nội đến 14 tỉnh, thành phố
Để phòng, chống dịch COVID-19, Hà Nội quyết định tạm dừng chở hành khách công cộng đường bộ gồm: xe buýt, taxi, xe hợp đồng, xe du lịch, xe khách tuyến cố định từ Hà Nội đến 14 tỉnh, thành phố và ngược lại từ ngày 8-7-2021.
Hà Nội tạm dừng vận tải hành khách công cộng bằng đường bộ tới 14 tỉnh, thành phố và ngược lại - Ảnh: TUẤN PHÙNG
Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, biện pháp trên là thực hiện các công điện của Thủ tướng, UBND TP Hà Nội về phòng chống dịch COVID-19 và văn bản của Bộ Y tế về việc tiếp nhận người từ TP.HCM về địa phương.
Theo đó, từ ngày 8-7-2021 tạm dừng chở khách công cộng đường bộ (bao gồm: xe buýt, taxi, xe hợp đồng, xe du lịch, xe tuyến cố định (xe khách liên tỉnh) từ Hà Nội đến 14 tỉnh, thành phố và ngược lại gồm: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Khánh Hòa, Phú Yên, Đắk Lắk, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nam (trừ xe hợp đồng chở chuyên gia, cán bộ, công nhân viên, người lao động của các cơ quan, khu công nghiệp, khu chế xuất).
Chỉ cho phép các phương tiện trên hoạt động trở lại nếu sau 14 ngày liên tiếp không ghi nhận ca bệnh COVID-19 trong cộng đồng (theo công bố của Bộ Y tế) hoặc đến khi có thông báo mới.
Sở Giao thông vận tải Hà Nội yêu cầu các đơn vị vận tải bằng xe buýt, taxi, xe hợp đồng, xe du lịch và xe tuyến cố định khi hoạt động phải tuân thủ nghiêm việc kiểm tra, kiểm soát hành khách của các lực lượng chức năng tại các chốt kiểm tra trên địa bàn thành phố; thường xuyên cập nhật diễn biến dịch tại các tỉnh, thành phố, các vùng dịch (danh sách các vùng dịch được công bố, cập nhật thường xuyên trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế) để chủ động kế hoạch vận tải; không được dừng, đỗ đón trả khách tại các địa bàn có dịch...
Các đơn vị khai thác bến xe được yêu cầu không làm thủ tục xuất bến cho các xe đi đến các tỉnh, thành phố đã có thông báo dừng hoạt động vận tải hành khách; tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch...
TP.HCM cần tăng cường sàng lọc tại cơ sở y tế khi số F0 mới vẫn cao Với số lượng người đến khám, chữa bệnh tăng cao sau ngày TP.HCM mở cửa, chuyên gia cho rằng các cơ sở y tế cần tích cực sàng lọc, tránh xảy ra bùng phát ổ dịch. TP.HCM đang dần mở cửa theo Chỉ thị 18. Không chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh được nối lại, các dịch vụ y tế, khám chữa...