TPHCM dựng tượng đài Bác Hồ cao 7,2m
“Tượng Bác phải thật sự đẹp, sinh động, tự nhiên, tư thế vững chắc, khỏe khoắn và giống Bác; phản ánh được thần thái ung dung, phúc hậu, nhân từ và tình cảm của Bác đối với đồng bào miền Nam”, Thành ủy TPHCM thống nhất về mẫu phác thảo tượng đài Bác Hồ.
Người dân thành phố tham quan, đóng góp ý kiến về mẫu phác thảo tượng đài Bác Hồ
Vừa qua, Ban thường vụ Thành ủy TPHCM đã có cuộc họp lắng nghe ý kiến đóng góp của Hội đồng nghệ thuật, Bộ, ngành Trung ương và thống nhất về mẫu phác thảo tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Theo đó, về phương án xây dựng tượng Bác, thống nhất chọn màu đá phần bệ tượng đài Bác và bậc đá xung quanh bệ tượng là màu xám ghi, hoặc bậc đá xung quanh bệ tượng có màu sẫm hơn (theo màu thể hiện trong công trình mô phỏng công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bộ Tư lệnh TP).
Thiết kế lại bậc cấp lên đài gồm 5 bậc cấp, độ cao mỗi bậc là 9cm và có chiều rộng hợp lý; hồ sen bao quanh 3 mặt trái, phải, phía sau tượng đài. Phía sau tượng đài Bác trồng cây đại hoa trắng có độ cao ngang bệ tượng; chọn mẫu đá hồng Phan Thiết lát nền công viên quảng trường và đá tím, đá xanh Đơn Dương lát nền đường Nguyễn Huệ. Thiết kế bồn hoa trồng xung quanh tượng Bác với thiếu nhi TP. Đo đạc và thiết kế hợp lý khoảng cách từ vị trí tâm tương đài Bác đến các hàng cây hai bên và phía sau vị trí đặt tượng.
Trước đó, Ban Thường vụ Thành ủy cũng đã yêu cầu các đơn vị phải nhanh chóng bổ sung, hoàn chỉnh lại cảnh quan công trình mô phỏng Công viên tượng đài Bác Hồ theo đúng thực tế, hoàn thành trong tháng 11, cùng lúc với thời gian hoàn chỉnh tượng đài Bác Hồ để tiếp tục nghe ý kiến đóng góp của Hội đồng nghệ thuật, các bộ ngành Trung ương và phía thành phố để tiếp tục hoàn thiện tác phẩm trước khi mẫu tượng Bác được phóng thành thật.
Được biết, tượng đài Bác Hồ do nhà họa sĩ, nhà điêu khắc Lâm Quang Nới thực hiện sẽ được đặt tại công viên trước trụ sở UBND TPHCM. Công trình tượng đài Bác Hồ có chiều cao 7,2m, trong đó phần thân tượng cao 4,5m, phần đế 0,9m và phần đài 1,8m.
Trước đó, khi chuẩn bị xây dựng tượng đài Bác Hồ, thành phố đã kêu gọi ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, văn nghệ sĩ, cán bộ và người dân… Theo thống kê, đã có hơn 3.200 ý kiến rất sâu sắc, tâm huyết và trách nhiệm.
Trong một diễn biến khác, UBND TP vừa có văn bản chỉ đạo Sở GTVT chủ trì, phối hợp với Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh chọn cây dầu lớn (cao từ 12 – 15m) để trồng hai bên vỉa hè đường Nguyễn Huệ (từ đường Lê Thánh Tôn đến Tôn Đức Thắng).
Bên cạnh đó, thành phố cũng đã thống nhất chọn cây Lộc vừng thay cho cây Lim Sét (phương án trước đó) trồng trên hai dãy phân cách trước quảng trường. Đồng thời, nghiên cứu chọn cây lớn, có độ phân cành tối thiểu 2,5m, nhằm tạo cảnh quan tự nhiên, mềm mại và đảm bảo hài hòa tổng quan kiến trúc khu vực.
Video đang HOT
Dự án nâng cấp, cải tạo đường Nguyễn Huệ đã được thông qua với chiều dài 670m, chiều rộng 64m. Các hạng mục xây dựng chính gồm nâng cấp, cải tạo mặt đường và vìa hè hiện hữu bằng lát đá tự nhiên thành quảng trường đi bộ, xây dựng lại hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đài phun nước; xây dựng trung tâm điều khiển ánh sáng, nhạc nước,… với tổng kinh phí 428 tỷ đồng.
TPHCM đang phấn đấu để hoàn thành dự án nâng cấp đường Nguyễn Huệ đồng bộ với việc xây mới tượng đài Bác vào đúng dịp kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và chào mừng 125 năm ngày sinh Bác Hồ.
Quốc Anh
Theo Dantri
Dựng tượng đài anh hùng để vinh danh... người xây tượng?
Tượng đài "Lão dân quân Hoằng Trường anh hùng" được xây dựng để tưởng nhớ công lao to lớn của dân quân đã bắn rơi máy bay Mỹ. Tuy nhiên, tượng đài này không ghi danh các cụ mà lại đề tên đơn vị tài trợ, thi công, hội đồng nghệ thuật...
Tưởng nhớ công lao các "cụ lão dân quân anh hùng"
Tượng đài "Lão dân quân Hoằng Trường anh hùng" được xây dựng tại trung tâm xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa từ tháng 11/2011 và khánh thành ngày 25/1/2013 với tổng kinh phí đầu tư gần 20 tỷ đồng. Đơn vị tài trợ chính là Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Khu tượng đài bao gồm các công trình: Tượng đài cao 17,1m, nặng 170 tấn được đặt trên khối bê tông cốt thép cọc chịu lực. Hình mẫu tượng đài "Lão dân quân anh hùng Hoằng Trường".
Tượng đài "Lão dân quân Hoằng Trường anh hùng" tại xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa
Khuôn viên tượng đài rộng 12.131m2 bao gồm công viên, cây xanh và hai nhà lưu niệm. Đây là công trình để tri ân những đóng góp to lớn, sự hi sinh cao cả của 18 cụ lão dân quân xã Hoằng Trường. Chính các cụ là những người đã góp sức 2 lần liên tiếp bắn rơi máy bay Mỹ vào năm 1967. Chiến thắng vang dội của các cụ lão dân quân Hoằng Trường đã được cả nước biết đến và trở thành đơn vị "Lão quân" đầu tiên và duy nhất trên miền Bắc bắn rơi máy bay phản lực Mỹ bằng súng bộ binh. Chính vì thế, vào ngày 18/10/1967 Bác Hồ đã gửi thư khen ngợi Trung đội lão dân quân Hoằng Trường.
Hai tấm bia dưới chân tượng đài đề tên trang trọng nhà tài trợ, thi công, thiết kế và hội đồng nghệ thuật
Trong thư Bác Hồ viết: "Tôi rất vui mừng được tin, vào ngày 14/10 (1967) vừa qua các cụ đã bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 2.400 bằng súng bộ binh. Tôi nhiệt liệt mừng chiến công vẻ vang của các cụ. Với lòng yêu nước nồng nàn, chí căm thù giặc sâu sắc, các cụ đã nêu cao quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược... Chúc các cụ khỏe mạnh, tiếp tục sản xuất tốt, chiến đấu giỏi, lập những chiến công mới".
Vinh danh... những người xây tượng?
Tượng đài "Lão dân quân Hoằng Trường anh hùng" được xây dựng xong và khánh thành hơn một năm nay. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn có nhiều ý kiến trái triều liên quan đến tượng đài này. Tượng đài được xây dựng để tưởng niệm công lao to lớn của các cụ lão dân quân sao không đề tên các cụ?
Một bức phù điêu phản ánh cuộc sống sản xuất, chiến đấu của các cụ Lão dân quân Hoằng Trường dưới chân tượng đài chính
Theo đó, cả một công trình tượng đài to lớn và hoành tráng lại không hề ghi danh 18 lão dân quân anh hùng đã dũng cảm bắn rơi máy bay Mỹ. Đặc biệt là tại hai tấm biển được đặt ngay dưới chân tượng đài chỉ đề tên: Nhà tài trợ, nhà thiết kế, hội đồng nghệ thuật...
Tấm bia bên trái ghi rõ tên: Nhà tài chợ chính, tác giả tượng đài, đơn vị thiết kế... Còn tấm bia bên phải ghi danh 11 người trong Hội đồng nghệ thuật.
Xung quanh dưới bức tượng đài chính có 4 bức phù điêu rộng 84m2 làm bằng chất liệu đá được chạm khắc tinh xảo cũng thể hiện công lao của các bô lão cùng các chiến sĩ pháo binh và Trung đội nữ dân quân Hoằng Trường, Hoằng Hải, dân quân Nam Ngạn (Hàm Rồng).
Các bức phù điêu này cũng mang ý nghĩa phản ánh cảnh chiến đấu dũng cảm của các cụ lão quân, hình ảnh 2 máy bay của giặc Mỹ bị bắn rơi, cảnh nhân dân vui mừng hò reo chiến thắng... nhưng cũng không có tên dẫn giải.
Tấm bia ghi danh 18 cụ lão dân quân được đặt ngay giữa nghĩa trang liệt sỹ Hoằng Trường
Bức thư khen của Bác Hồ dành cho Trung đội lão dân quân xã Hoằng Trường được khắc đặt tại nghĩa trang liệt sĩ xã Hoằng Trường
Anh Nguyễn Văn Dũng - du khách từ Hà Nội vào Khu du lịch biển Hải Tiến (Hoằng Hóa) nghỉ mát, đến tham quan tượng đài, chia sẻ: "Tôi từng nghe đến chiến công của các cụ lão dân quân ở đây, các cụ chỉ dùng súng 12ly7 mà bắn rơi được máy bay Mỹ. Nhân dịp vào đây du lịch nên tôi đến tham quan tượng đài này. Tôi thấy hầu hết các tượng đài đều đề tên tượng đài, bia đá khắc chiến tích... nhưng ở đây lại không có. Nhiều người đến đây tham quan cũng thắc mắc về điều này".
Trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Thanh Cảnh, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hoằng Hóa, cho biết: "Sau khi khánh thành, tượng đài được huyện giao cho xã Hoằng Trường trực tiếp quản lý theo quy chế của UBND huyện ban hành. Sự việc PV phản ánh đúng là thực tế, là do chưa làm, hiện đang làm. Chúng tôi đang phối hợp với trung tâm triển lãm của tỉnh để làm những nội dung kèm theo. Việc này do kinh phí, có những cái đầu tư làm trước, có những cái làm sau...".
Lý giải về việc tượng đài không có tên, ông Cảnh cho hay: "Tượng đài có tên từ lúc khánh thành nhưng mới bị rơi chữ nên chúng tôi đã cho người gỡ xuống tuần trước. Hiện đang khắc phục. Hai tấm bia dưới chân tượng đài là không nằm trong thiết kế, cái này do hội đồng nghệ thuật họ đặt".
Thái Bá
Theo Dantri
Vì sao Vua Mèo được Bác Hồ kết nghĩa anh em? "Tôi rất vinh dự khi ông nội tôi - Vương Chí Sình được Bác Hồ kết nghĩa làm anh em và được Bác tặng cho một thanh gươm trên đó có dòng chữ "Tận trung báo quốc, bất thụ nô lệ", ông Vương Duy Bảo nói. Ngôi mộ của Vương Chí Thành có 8 chữ vàng Bác Hồ trao tặng "Tận Trung Báo...