TP.HCM dừng toàn bộ hoạt động xe công nghệ, taxi và xe buýt
TP.HCM sắp ban hành chỉ thị riêng về phòng dịch COVID-19, trong đó dừng toàn bộ các hoạt động xe taxi, xe công nghệ, xe buýt và xe liên tỉnh.
Chiều 19-6, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đã tổ chức buổi báo họp trực tuyến thông tin về tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn TP.
Phát biểu kết thúc họp báo, ông Từ Lương, Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, khẳng định TP sẽ không áp dụng cứng Chỉ thị 15 hay 16, mà trên nền hai chỉ thị này sẽ ban hành một chỉ thị riêng phù hợp với TP về việc siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.
Ông Từ Lương, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM trả lời báo chí. Ảnh: NGÂN NGA
Chỉ thị mới có sáu điểm đáng chú ý, gồm:
Thứ nhất, tạm dừng các loại hình dịch vụ, kinh doanh không cần thiết và ngưng hoạt động chợ tự phát. Riêng các chợ truyền thống sẽ giao Sở Công thương hướng dẫn các quận huyện áp dụng các biện pháp giãn cách để đảm bảo an toàn.
Đồng thời, dừng toàn bộ các hoạt động xe taxi, xe công nghệ, xe buýt và xe liên tỉnh.
Video đang HOT
Thứ hai, không tụ tập 3 người đối với nơi công cộng ngoài công sở, phạm vi bệnh viện, trường học (hiện nay quy định 5 người), yêu cầu giữ khoảng cách giãn cách tối thiểu 1,5 m (hiện nay quy định 2 m).
Thứ ba, yêu cầu người dân ở nhà, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp và các trường hợp đặc biệt khác.
Thứ tư, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa thiết yếu để phục vụ người dân và nhà máy phân xưởng hoạt động bình thường nhưng phải đảm bảo khoảng cách an toàn giữa người lao động với nhau tối thiểu 1,5 m, đeo khẩu trang tại nơi làm việc, thực hiện khử trùng, khử khuẩn, đảm bảo thông thoáng thường xuyên và có văn bản cam kết tuân thủ phòng chống dịch gửi cho UBND cấp quận, huyện và TP Thủ Đức nơi nhà máy, phân xưởng đó đặt trụ sở.
Chỉ thị cũng yêu cầu người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng biện pháp phòng chống dịch tại cơ sở của mình, đảm bảo sức khỏe, an toàn tuyệt đối cho người lao động.
Thứ năm, các cơ sở, đơn vị nhà nước đảm bảo đúng quy định về giãn cách trong quy trình làm việc, các công ty, tập đoàn bao gồm các công ty có vốn đầu tư nước ngoài hạn chế tối đa hoạt động trực tiếp, chuyển sang hình thức làm việc trực tuyến, chỉ đến trụ sở giải quyết công việc thực sự cần thiết, và tuyệt đối thực hiện quy định 5K của ngành y tế.
Thứ 6, dừng các hoạt động hội họp không cần thiết. Trong trường hợp phải tổ chức hội họp, không được tập trung quá 10 người trong 1 phòng, ngoại trừ các cuộc họp đặc biệt quan trọng được chính quyền địa phương cho phép và phải tuân thủ tuyệt đối quy định 5K của ngành y tế.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 TP trưa ngày 19-6, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, tính đến 18 giờ ngày 18-6, đã có 1.661 trường hợp mắc bệnh COVID-19 phát hiện tại TP.HCM được Bộ Y tế công bố. Trong số này có 1.414 trường hợp nhiễm trong cộng đồng và 243 trường hợp nhập cảnh. TP đã có 370 trường hợp điều trị khỏi, 2 bệnh nhân tử vong và hiện đang điều trị 1.289 bệnh nhân dương tính.
Tính riêng từ 6 giờ ngày 18-6 đến 6 giờ ngày 19-6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) ghi nhận 104 trường hợp nghi nhiễm SARS-CoV- 2, đang tiến hành điều tra.
Cụ thể, 17 trường hợp trong khu phong tỏa, 42 trường hợp trong khu cách ly, 32 trường hợp khi thực hiện mở rộng xét nghiệm ở quận Bình Tân (mở rộng lấy mẫu ở khu vực bên ngoài, khu lân cận, không nằm trong khu phong tỏa), 1 trường hợp được giám sát sau cách ly tập trung (là chuyên gia nước ngoài), 6 trường hợp đang điều tra.
Nữ tiếp viên xe buýt "từ chối" phục vụ người khuyết tật giải trình gì?
Nữ tiếp viên xe buýt được cho từ chối phục vụ người khuyết tật đã có báo cáo giải trình đến đơn vị quản lý xe buýt về vụ việc.
Trạm chờ xe buýt nơi xảy ra sự việc.
Ngày 9-4, nữ tiếp viên xe buýt được cho là từ chối phục vụ người khuyết tật gây xôn xao trên mạng xã hội đã có tường trình gởi đến Hợp tác xã Vận tải xe buýt Quyết Thắng và Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TPHCM về vụ việc.
Theo nữ tiếp viên, khoảng 8 giờ ngày 8-4, xe buýt số 8 đến khu vực trạm chợ Thủ Đức (TP.Thủ Đức). Lúc này, một người nam đứng dậy khỏi xe lăn, vịn tay đi lên xe buýt ở cửa phía sau, ngồi vào ghế.
"Tôi nói với anh hành khách rằng xe lăn rất nặng, tôi là phụ nữ không thể đưa lên nổi, anh thông cảm ghé chuyến sau sẽ có tiếp viên nam hỗ trợ. Tuy nhiên, hành khách này ngồi và không nói gì", nữ tiếp viên nói.
Theo đó, xe buýt chờ khoảng 5 phút thì có một người khác đến nói hỗ trợ người đàn ông khuyết tật 100.000 đồng để đi taxi thì được người này đồng ý.
Khi xuống khỏi xe, vị khách này ngồi trên lề đường đưa 2 chân gần bánh xe buýt chờ lấy tiền rồi ngồi lên lại xe lăn. Chiếc xe buýt số 8 tiếp tục hành trình.
Đại diện HTX vận tải xe buýt Quyết Thắng cho biết vụ việc gì cũng có lý do nên mọi người cần có cái nhìn đa chiều để hiểu rõ.
"Mình trân trọng, giúp đỡ người khuyết tật và cũng nên tìm hiểu nữ tiếp viên gặp khó khăn, nỗi khổ gì trong phục vụ hành khách. Mọi người trên mạng xã hội cũng tìm hiểu vụ việc và không nên tấn công dồn người trong cuộc đến bước đường cùng", vị đại diện này nói.
Như CAO đã thông tin, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin nữ tiếp viên xe buýt tuyến số 8 được cho là từ chối cho người khuyết tật lên xe tại trạm chợ Thủ Đức gây bức xúc.
Qua xác minh, xe buýt mang BS: 51B-311.00 tuyến số 8, xuất bến vào lúc 7h35 tại trường Đại học Quốc gia, có dừng đỗ tại trạm chợ Thủ Đức trong khoảng thời gian từ 7h59 - 8h05.
Tại đây, tiếp viên Phạm Thị Ngọc H. được cho rằng có hành vi từ chối phục vụ người khuyết tật lên xe. Hiện vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng xác minh, làm rõ.
TP.HCM kiến nghị sử dụng xe buýt có sức chứa nhỏ, từ 12 đến dưới 17 chỗ Xe buýt có sức chứa từ 12 đến dưới 17 chỗ sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới vận tải hành khách công cộng và phục vụ hành khách ngày càng được thuận tiện hơn. UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Thủ tướng đề xuất triển khai dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt có sức chứa phù...