TP.HCM dừng thu phí đường bộ đối với xe máy
Chiều nay 9.12, HĐND TP.HCM thông qua tờ trình tạm dừng thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe mô tô, gắn máy trên địa bàn thành phố từ 1.1.2016.
HĐND TP.HCM thông qua tờ trình tạm dừng thu phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô, gắn máy – Ảnh: Tân Phú
Trước đó, trong cuộc họp HĐND ngày 30.12.2014, HĐND TP.HCM đã thông qua nghị quyết cho phép thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe mô tô, gắn máy trên địa bàn TP.HCM. Sau đó, UBND TP.HCM đã ban hành quyết định tổ chức thu phí này ngày vào 21.4.2015.
Sau khi triển khai thu phí, đến nay kết quả thu tại TP.HCM chỉ được 3,157 tỉ đồng (đạt 1,03%), so với dự kiến là 307 tỉ đồng/năm.
Vào tháng 9 năm nay, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định tạm dừng thu phí sử dụng đường bộ trên đầu phương tiện đối với mô tô, gắn máy kể từ ngày 1.1.2016.
Video đang HOT
TP.HCM dừng thu phí sử dụng đường bộ đối với xe gắn máy từ 1.1.2016 – Ảnh: Nguyên Mi
Cùng trong chiều nay, HĐND TP.HCM thông qua các tờ trình về: danh mục các dự án cần thu hồi đất, dự án có chuyển mục đích sử dụng đất; mức thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng; chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công; chương trình giảm nghèo bền vững của TP.HCM giai đoạn 2016-2020;…
Nguyên Mi
Theo Thanhnien
TP.HCM quyết định dừng thu phí 7 triệu xe máy
"Kỳ họp lần thứ 20 HĐND TP.HCM khóa 8 diễn ra vào đầu tháng 12.2015 sẽ có nghị quyết dừng thu phí xe máy".
Phó chủ tịch UBND TP.HCM, đại biểu HĐND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín thông báo với cử tri quận 5 tại buổi tiếp xúc trước kỳ họp lần thứ 20 HĐND TP.HCM khóa 8 vào sáng nay 12.11.
Theo ông Tín, trên cơ sở thống nhất của Thường trực Chính phủ về việc tạm dừng thu phí đường bộ xe máy từ 1.1.2016 tại phiên họp thường kỳ tháng 9 vừa qua, TP.HCM cũng sẽ ra nghị quyết tạm dừng thu phí xe máy theo nguyện vọng của bà con cử tri.
Việc thu phí đường bộ xe máy ở TP.HCM đã trải qua một hành trình dài giữa việc thu hay không thu.
Tính hết năm 2014, toàn thành phố có 6.853.485 xe máy (chưa tính xe vãng lai từ các tỉnh, thành khác). Nếu thu đủ thì sẽ được số tiền khoảng 307 tỉ đồng, trong đó để lại đơn vị thu gần 36 tỉ đồng, còn lại để thực hiện công tác bảo trì đường bộ.
UBND thành phố cho rằng số tiền này tuy không lớn nhưng phần nào giảm được gánh nặng của nhà nước cấp cho bảo trì đường bộ.
Trong năm 2014, HĐND TP.HCM là địa phương cuối cùng trong cả nước ban hành nghị quyết thu phí xe máy. Mặc dù đa số cử tri đều kiến nghị không thu. Tuy nhiên kiến nghị của cử tri lúc này không được đáp ứng.
Lý do là TP.HCM buộc phải tuân thủ những nội dung đã quy định trong luật Giao thông đường bộ mà Quốc hội khóa 12 thông qua vào năm 2008; Thông tư 179 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 18 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ, quy định triển khai thu phí đường bộ xe máy từ năm 2013.
Sau khi có nghị quyết của HĐND TP.HCM, UBND TP.HCM ban hành quyết định tổ chức thu phí theo đúng quy định. Thế nhưng, kết quả thu không khả quan. Trong số 24 quận, huyện, riêng chỉ có UBND quận 9 thực hiện thu từ ngày 1.6.2015 và đến 28.6.2015 đã thu phí 12.920 xe máy với tổng số tiền gần 1,2 tỉ đồng.
Tại kỳ họp thứ 18 HĐND TP.HCM vào tháng 7.2015, Chủ tịch HĐND TP.HCM khẳng định nghị quyết về thu phí đường bộ xe máy của HĐND thành phố thông qua vào cuối năm 2014 vẫn còn hiệu lực.
Theo bà Tâm, thành phố chỉ dừng thu phí xe máy khi có quyết định dừng thu của Chính phủ.
Tân Phú
Theo Thanhnien
Không đồng tình xây hồ điều tiết chống ngập Ngày 21.10, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP.HCM làm việc với UBND Q.Tân Bình và UBND Q.4 về việc giám sát tiến độ thực hiện các dự án xây dựng hồ điều tiết Bàu Cát (Q.Tân Bình) và hồ điều tiết Khánh Hội (Q.4). Sài Gòn thường ngập sau những cơn mưa lớn - Ảnh: Phạm Hữu UBND Q.Tân Bình tiếp...