TP.HCM dự kiến mở cửa lại vận tải hành khách liên tỉnh sau 1/11, cho người dân du lịch đến các tỉnh khác
Tối 8/10, trong chương trình “Dân hỏi – Thành phố trả lời”, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng đã trực tiếp giải đáp thắc mắc với chủ đề ” Khôi phục kinh tế trong điều kiện bình thường mới”.
Chương trình “Dân hỏi – Thành phố trả lời” do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM và Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp tổ chức.
Vận tải hành khách liên tỉnh dự kiến mở lại từ 1/11
Trước nỗi lo sợ phá sản, một doanh nghiệp vận tải hành khách liên tỉnh tại TP.HCM đã có thắc mắc về việc hoạt động trở lại sau nhiều tháng dừng hoạt động.
Bà Phan Thị Thắng cũng đồng cảm với những khó khăn của doanh nghiệp vận tải hành khách, vốn nằm trong nhóm những loại hình doanh nghiệp chịu tác động lớn nhất của đợt dịch này. Quay trở lại với thắc mắc của phía doanh nghiệp, bà Phan Thị Thắng cho biết vấn đề này rất đặc biệt vì phải lệ thuộc vào các tỉnh khác thì xe khách muốn chạy từ TP.HCM mới vào được.
Vậy nên, trong thời gian qua, lãnh đạo thành phố đã chủ động làm việc với những người đứng đầu các tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay việc này lệ thuộc vào tình hình dịch bệnh tại từng tỉnh để có những thống nhất về đưa đón hành khách.
Theo như kế hoạch của Sở Giao thông và Vận tải TP.HCM đang tính toán và kỳ vọng, ngày 1/11 sẽ tiến hành tổ chức lại một số xe khách liên tỉnh và liên hệ với một số tỉnh để nối lại tuyến đường vận tải hành khách liên tỉnh.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết rằng thành phố vẫn chưa chắc chắn được là sẽ mở lại được với tỉnh nào vì còn phụ thuộc vào tình hịch dịch bệnh của từng địa phương. Sau khi tiến hành mở lại một vài tuyến đường liên tỉnh, TP.HCM sẽ từ từ rút kinh nghiệm và tiến hành mở rộng thêm tới nhiều địa phương hơn.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cũng nhận định vấn đề này vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Bà Thắng lấy ví dụ như việc vận tải hàng không hoạt động lại, không phải tỉnh nào cũng chấp nhận mở đường bay trở lại.
Bà Phan Thị Thắng Phó Chủ tịch UBND TP.HCM trả lời các thắc mắc của người dân trên sóng livestream. Ảnh: HMC.
Không kiểm tra và phạt đăng kiểm xe chậm đến ngày 30/10
Cũng liên quan đến vấn đề vận tải, nhiều người dân cũng thắc mắc trên sóng livestream về việc đăng kiểm chậm sẽ bị công an xử phạt sau 10/10.
Bà Phan Thị Thắng trả lời về vấn đề này như sau, ngày 6/10 Sở Giao thông Vận tải TP.CM đã gửi văn bản yêu cầu các đơn vị tạm thời chưa kiểm tra và phạt đăng kiểm chậm cho đến 30/10. Sau khoảng thời gian này, các đơn vị mới tiến hành xử phạt.
Vậy nên, trong thời gian này, người dân từ từ đi đăng kiểm để tránh chen lấn, quá tải. Như vậy, vấn còn 22 ngày nữa mới đến hạn bắt đầu xử phạt đăng kiểm.
TP.HCM mở rộng du lịch ra các tỉnh
Video đang HOT
Cũng trong buổi livestream, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết thành phố đang có định hướng mở rộng du lịch ra các tỉnh khác từ tháng 11. Mới đây, bà Thắng cũng đã có cuộc trao đổi với Chủ tịch UBND Tỉnh Hà Giang về vấn đề du lịch.
Qua đó, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang sẽ thống nhất nhận khách đến từ TP.HCM với trường hợp tiêm 2 mũi và trước khi đi mình xét nghiệm âm tính. Tỉnh Hà Giang sẽ nhận khách đi thẳng từ TP.HCM đến sân bay, và tới nơi sẽ không phải cách ly tại tỉnh.
Bà Phan Thị Thắng cho biết, hiện nay nhiều tỉnh ở miền Tây, Tây Nguyên cũng đang chuẩn bị đón khách du lịch. Từ giờ đến cuối năm, TP.HCM đang tính toán về vấn đề đưa khách đi từ thành phố đến tỉnh khác. Còn vấn đề về khách du lịch từ tỉnh khác đến TP,HCM, bà Thắng nhận định nhiều người vẫn còn tâm lý e ngại.
Ngoài ra, nếu tình hình dịch bệnh tiến triển tốt, TP.HCM sẽ xin đón khách du lịch quốc tế trong năm 2022. TP.HCM cũng sẽ đón những chuyến bay của người dân hồi hương trong thời gian tới.
Sau 15-10, nếu dịch ổn định, TP.HCM tính toán trở về 'bình thường', không còn 'bình thường mới'
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng cho biết từ đây đến ngày 15-10, nếu tình hình dịch ổn định thì sẽ tính toán thêm, để không nói "bình thường mới" mà là "bình thường".
Người dân đi lại trên đường phố TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng đã tham gia chương trình "Dân hỏi - Thành phố trả lời" để trả lời trực tiếp các thắc mắc của người dân về chủ đề "Khôi phục kinh tế trong điều kiện bình thường mới", bắt đầu từ 20h ngày 8-10.
Ngay cả ngân sách thành phố cũng khó khăn
Bà Thắng cho hay 8 ngày qua, kể từ khi "mở cửa" trở lại, thành phố phát triển kinh tế trong điều kiện bình thường mới, sản xuất kinh doanh trở lại, song "không thể tiêu diệt ngay virus", thậm chí sau này sẽ có nhiều biến chủng mới, do đó phải chấp nhận sống và làm việc với tình trạng có dịch trong thời gian nhất định mà không thể nói trước bao lâu.
Theo bà Thắng, trong điều kiện bình thường mới này, tất cả các chủ thể trong xã hội đều phải thích nghi linh hoạt cuộc sống, phát triển kinh tế hợp lý với tình hình dịch bệnh.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng
Theo bà Thắng, thành phố đã có những bước chuẩn bị, như tập trung vắc xin cho các khu công nghiệp để hoạt động sau ngày 1-10 với tỉ lệ tiêm 2 mũi với tỉ lệ cao và các chuỗi cung ứng cũng đa số tiêm đầy đủ mũi 2. Đến nay, đã gần 70% người dân trên 18 tuổi ở thành phố đã tiêm mũi 2, cơ bản đủ điều kiện hoạt động trở lại.
Bà Thắng cho hay 3 tháng qua không chỉ người dân, doanh nghiệp, mà cả chính quyền thành phố cũng khó khăn.
"Toàn bộ những dự toán kinh phí phòng chống dịch bệnh, dù đầu năm có tính toán nhưng không ai tiên lượng dịch bệnh phức tạp, xảy ra đến như thế này. Ngay cả ngân sách của thành phố cũng khó khăn" - bà Thắng nói.
Hỗ trợ doanh nghiệp như thế nào?
Trước thắc mắc về kế hoạch hỗ trợ những doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp khó, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng cho hay các doanh nghiệp phản ánh tại Ngân hàng Nhà nước để tìm hiểu các chính sách hỗ trợ, giảm, giãn nợ, khoanh nợ, không cho nhảy nhóm nợ...
Người dân đi siêu thị - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Theo bà Thắng, thành phố đã làm việc với hệ thống các ngân hàng để ban hành các thông tư 01, 03 và 14 để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tập trung vào các hạng mục chính là giãn, giảm, khoanh nợ và không cho nhảy nhóm nợ đối với các doanh nghiệp đang vay vốn.
Riêng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ kinh doanh, cá nhân có nhu cầu tiếp cận vốn cần liên hệ với các ngân hàng chính sách, các tổ chức hội đoàn ngay trên địa bàn đăng ký nhu cầu.
Theo kế hoạch của thành phố, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ kinh doanh sẽ được cho vay không quá 2 tỉ đồng, cá nhân không quá 100 triệu đồng. Còn các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo... cũng sẽ được vay nhiều lần, nhưng tổng số lần vay không quá 100 triệu đồng với lãi suất 0,5%/tháng.
Tiền doanh nghiệp phòng chống dịch sẽ được "hạch toán vào chi phí"?
Trước băn khoăn chi phí xét nghiệm quá cao, doanh nghiệp đang kiệt quệ không đủ kinh phí, "liệu thành phố có hiểu và có giải pháp gì cho doanh nghiệp bớt chi phí xét nghiệm hay không?", bà Thắng thừa nhận nỗi khổ này của doanh nghiệp là 'có thật và hoàn toàn chia sẻ", đặc biệt trong hoàn cảnh nhiều doanh nghiệp đã không còn đủ tiềm lực tài chính để tự bảo vệ cho người lao động, môi trường làm việc an toàn.
"Chi phí một doanh nghiệp bỏ ra trong thời gian tổ chức 3 tại chỗ không dưới 5 triệu đồng/công nhân. Thành phố vô cùng chia sẻ và cảm ơn những doanh nghiệp đã rất kiên cường vượt qua khó khăn trong thời gian qua", bà Thắng chia sẻ.
Tuy nhiên, với tình hình khó khăn hiện nay của thành phố, bà Thắng cho rằng "thành phố không thể bao cấp cho doanh nghiệp được nữa", nên doanh nghiệp phải tự chủ động, sắp xếp theo tình hình thực tế.
Thời gian tới, rất có khả năng những chi phí phòng chống dịch mà doanh nghiệp bỏ ra "sẽ được hạch toán vào chi phí", bà Thắng thông tin.
Đường 3 Tháng 2 nhộn nhịp xe cộ đi lại sau khi thành phố mở cửa - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Sẽ không phạt xe chưa kịp đăng kiểm trong tháng 10
Trước thắc mắc của các doanh nghiệp vận tải hành khách liên tỉnh khi nào mới được hoạt động trở lại sau một thời gian kéo dài, hiện gặp rất nhiều khó khăn, bà Thắng cho hay điều này tùy thuộc vào sự phối hợp với các tỉnh.
"Thành phố đang làm việc tích cực với nhiều tỉnh thành, địa phương và kỳ vọng ngày 1-11 tới đây sẽ được chạy liên tỉnh trở lại. Tất nhiên, việc hoạt động sẽ trên tinh thần thăm dò, giám sát và linh hoạt mở rộng địa bàn khi điều kiện thuận lợi", bà Thắng nói.
Nói về tình trạng đăng kiểm quá tải, bà Thắng cho biết Sở Giao thông vận tải thành phố đã có văn bản, thống nhất tạm thời không phạt xe chưa kịp đăng kiểm đến ngày 30-10.
Sẽ không để việc đóng cửa "tái diễn
Về chuỗi cung ứng, bà Thắng cho biết "bình thường nhu cầu của người dân thích ăn cá hồi, đồ ăn sang hơn", nhưng trong thời gian qua thành phố chỉ "đảm bảo đồ thiết yếu nhất", vì các tỉnh có dịch bệnh, nông dân không thu hoạch, chợ tại thành phố bị dừng nên đứt gãy.
Hiện nay thành phố dần dần khôi phục, tập trung tính toán, kết nối sở công thương các tỉnh với nhau, để tổ chức hội chợ, kết nối chuỗi cung ứng.
Trong khi đó, các tiểu thương kinh doanh chợ đầu mối bán vẫn chưa thoát khỏi tâm lý lo lắng "thành phố có đóng cửa trở lại hay không" sau một thời gian được hoạt động trở lại, bà Thắng thừa nhận "thành phố kỳ vọng việc tổ chức sản xuất, mở cửa lưu thông hàng hóa sẽ được giữ nguyên "chứ không phải hôm nay mở ngày mai đóng, khiến doanh nghiệp không thể ứng phó được"
Muốn vậy, theo bà Thắng, thì người dân phải "tuyệt đối nâng cao ý thức phòng chống dịch". Song song đó, thành phố tiếp tục ưu tiên tiêm vắc xin và phủ rộng mũi tiêm cho các người lao động tại các chợ đầu mối, điểm tập kết hàng hóa nhằm không để việc "đóng cửa" tái diễn.
Theo bà Thắng, Chính phủ đang xây dựng nghị định theo hướng giúp cho doanh nghiệp khôi phục sản xuất. Cụ thể, nghị định sẽ thực hiện giảm thuế TNDN 30% cho các doanh nghiệp có doanh thu không quá 200 tỉ đồng, giảm 30% thuế GTGT từ ngày 1-10 đến 31-12-2021 ở một số lĩnh vực, miễn tiền chậm nộp phát sinh năm 2020-2021 cho doanh nghiệp phát sinh lỗ trong năm 2020.
Riêng các hộ cá nhân kinh doanh cũng được miễn toàn bộ số thuế phải nộp của quý 3 và 4-2021 cho các hộ kinh doanh nhỏ lẻ.
TP.HCM đã thí điểm các tuyến du lịch tại Cần Giờ, Củ Chi. Trong ảnh: các lực lượng tuyến đầu du lịch tại Cần Giờ - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Bà Thắng nhìn nhận trong thời gian vừa qua, chỉ có cơ sở lưu trú như khách sạn mới được sử dụng để cách ly F0, vì thế, trong tháng 10 này thành phố tính toán, làm việc với các tỉnh về chuyện mở cửa du lịch.
Hiện tại, thành phố chỉ mở cửa du lịch với Cần Giờ và Củ Chi. Từ tháng 11 trở đi, thành phố định hướng sẽ cho người dân đi du lịch các tỉnh khác.
Chẳng hạn, vừa qua thành phố đã trao đổi qua điện thoại với chủ tịch Hà Giang và thống nhất những khách ở thành phố đã tiêm 2 mũi có thể tới Hà Giang du lịch mà không cần cách ly. Từ đây đến cuối năm, thành phố cũng tính toán đưa khách đi các tỉnh khác, từng bước.
Tuy nhiên, khách du lịch đến thành phố thì vẫn còn e ngại. Để hoạt động du lịch được hồi phục, thành phố cũng đề xuất nhận các chuyến bay hồi hương.
Về nhu cầu lao động, bà Thắng cho biết nhiều doanh nghiệp và hiệp hội đã tập hợp danh sách những người ở các tỉnh có nhu cầu trở lại thành phố làm việc. Người muốn tìm việc làm, có trung tâm giải quyết việc làm, Đoàn thanh niên để hỗ trợ tìm việc miễn phí, đồng thời thành phố sẽ tạo điều kiện, dành vắc xin để tiêm cho công nhân ở các tỉnh muốn trở lại làm việc.
"Qua 8 ngày hoạt động vừa qua, lãnh đạo thành phố mong muốn bà con cô bác, doanh nghiệp giữ vững hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng thành phố khôi phục, nhanh chóng tiệm cận vị trí trước đây. Từ đây đến ngày 15-10, nếu tình hình dịch ổn định thì sẽ tính toán thêm, để không nói "bình thường mới" mà là bình thường", bà Thắng nói khi kết buổi tường thuật trực tuyến "Dân hỏi? Thành phố trả lời".
Hà Nội cho mở 2 đường bay tới TP.HCM và Đà Nẵng, vẫn đóng đường sắt Chiều nay, 8.10, Bộ GTVT tiếp tục họp với các địa phương về kế hoạch mở cửa vận tải. Đáng chú ý, Hà Nội đã đồng ý mở lại 2 đường bay khứ hồi tới TP.HCM và Đà Nẵng. Theo ông Đào Việt Long, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội, để bảo vệ an toàn tuyệt đối cho thủ đô, theo nguyên...