TP.HCM dự kiến cho học sinh đi học trở lại vào đầu năm sau
Theo phát biểu của ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM thì đến khoảng đầu tháng 1.2022 thành phố sẽ tổ chức cho học sinh đi học trở lại.
Cụ thể, báo cáo tại cuộc họp báo định kỳ thông tin về tình hình dịch bệnh tại TP.HCM chiều ngày 7.10, ông Nguyễn Văn Hiếu cho biết hiện TP.HCM có hơn 1.500 cơ sở giáo dục được trưng dụng để làm điểm cách ly, phục vụ y tế. Dự kiến giữa tháng 11 số trường này sẽ được bàn giao lại cho ngành giáo dục để chuẩn bị sửa chữa, dọn dẹp cho học sinh đi học trở lại.
“Chúng tôi sẽ mất khoảng 1 tháng để sửa chữa, khắc phục và hoàn chỉnh lại cơ sở vật chất để đảm bảo việc dạy và học trực tiếp tại trường. Dự kiến, đầu tháng 1.2022 thì TP.HCM sẽ tổ chức dạy và học trở lại sau khi được sự cho phép của UBND và đảm bảo các tiêu chí an toàn trường học”, ông Hiếu cho biết.
Học sinh ở TP.HCM có thể đến trường vào đầu năm sau – NGUYỄN LOAN
Cũng theo ông Hiếu, hiện học sinh TP.HCM tham gia học trực tuyến đạt tỷ lệ cao. Cụ thể, ở bậc THPT có 225.855 học sinh, đạt 99,8%; bậc THCS có 438.299 đạt 97,9%; bậc tiểu học có 679.422 tham gia học trực tuyến đạt 97,73%.
Ngày 7.10: Cả nước 4.150 ca Covid-19, 1.402 ca khỏi | TP.HCM 1.730 ca
Ngoài ra, về công tác chuẩn bị cơ sở vật chất chuẩn bị cho học sinh trở lại trường, sở GD-ĐT đang cho rà soát tình hình cơ sở vật chất trường học, kể cả ngoài công lập theo bộ tiêu chí an toàn phòng, chống Covid-19 trong trường học.
Sở GD-ĐT sẽ Tham mưu UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện đảm bảo kinh phí hoạt động của các trường công lập do những phát sinh từ công tác phòng, chống dịch, tổ chức giãn lớp, hợp đồng giáo viên… theo quy định.
Phòng giáo dục xây dựng dự toán và tiến hành sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu và thiết bị dạy học theo quy định. Xây dựng kế hoạch, thứ tự ưu tiên các trường cần đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, tiến độ bàn giao các cơ sở giáo dục được trưng dụng phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Vận động mạnh thường quân trong hỗ trợ nhà trường cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất đúng với các quy định của pháp luật.
Phòng giáo dục đã chỉ đạo hiệu trưởng các trường rà soát cơ sở vật chất, phòng học, môi trường cảnh quan xung quanh, tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và các lực lượng khác trong việc đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin Covid-19, khai báo y tế… để đảm bảo an toàn sức khỏe khi học sinh đi học trở lại.
Trường học đề xuất bổ sung tiêu chí 'tiêm vaccine cho học sinh'
Nhiều trường tự tin đủ điều kiện hoạt động theo dự thảo bộ tiêu chí an toàn trường học nhưng chưa yên tâm mở cửa nếu học sinh chưa tiêm vaccine.
Nhẩm tính theo dự thảo bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch tại cơ sở giáo dục, công bố ngày 5/10, ông Đỗ Đình Đảo, Hiệu trưởng THPT Nguyễn Hữu Thọ cho biết trường có thể đạt 8 hoặc 9 tiêu chí - đủ điều kiện mở lại. Bởi dự thảo lần này tương tự bộ tiêu chí năm ngoái với các yêu cầu giãn cách, có dụng cụ rửa tay, sát khuẩn, giáo viên và học sinh đeo khẩu trang, được kiểm tra thân nhiệt, phòng học thông thoáng... vốn đã được trường chuẩn bị gần hai năm nay.
Tiêu chí thứ nhất "giáo viên phải được tiêm đủ hai mũi vaccine", điểm mới của bộ tiêu chí lần này, được ông Đảo đánh giá "hợp lý nhưng chưa đủ". Theo ông, cần bổ sung "học sinh" trong tiêu chí này, tức các em cũng cần được tiêm đủ vaccine trước khi đến trường. "Học sinh đến trường khi chưa được tiêm vaccnine sẽ gây ra sự lo lắng với chính các em, phụ huynh và nhà trường", ông Đảo nói.
Vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị thành phố tổ chức tiêm vaccine cho học sinh 12-18 tuổi để các em có thể học tập trung từ học kỳ II. Theo ông Đảo, nếu đẩy nhanh tiến độ việc này, kết hợp với các tiêu chí an toàn, trường học sẽ sớm được mở cửa.
Lớp học tại trường THCS Lương Định Của, TP Thủ Đức được chia đôi hồi tháng 5/2021 để đảm bảo giãn cách. Cô giáo cùng lúc dạy hai nhóm được bố trí tại các phòng học sát nhau. Ảnh: Mạnh Tùng
Cùng quan điểm trên, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng THPT Nguyễn Du cho rằng, khi chưa tiêm vaccine cho học sinh, việc trường hoạt động trở lại là không an toàn, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ cao.
"Phụ huynh không thể an lòng khi con mình chưa tiêm đủ hai mũi ngừa Covid. Theo các khuyến cáo y tế, tiêm ngừa chỉ giúp giảm nguy cơ lây bệnh và hạn chế tử vong, không phải bảo vệ tuyệt đối, đặc biệt trước chủng virus Delta. Do đó, những người chưa tiêm ngừa nếu ở trong lớp học có thể là nguồn lây bệnh cao nhất nếu không muốn nói là ổ dịch có thể xuất phát từ đây", ông Phú lý giải.
Theo ông Phú, từng bước mở cửa lại trường học là cần thiết để thành phố phục hồi kinh tế, xã hội, phụ huynh yên tâm đi làm. Nhưng bối cảnh mới của đợt dịch thứ tư và khuyến cáo của ngành y tế cho thấy, vaccine mới là yếu tố cơ bản, lâu dài và mang tính quyết định. Thiếu yếu tố này, việc đạt các tiêu chí còn lại không có nhiều ý nghĩa.
Về vaccine cho trẻ nhỏ, hôm 28/8, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Y tế xem xét tiêm chủng Covid-19 cho trẻ trước thềm năm học mới. Một tuần sau, Bộ Y tế có văn bản thông báo chưa tiêm cho trẻ em do nguồn cung vaccine đang thiếu và phải ưu tiên cho nhóm nguy cơ.
Nhìn tổng thể, ông Phú đánh giá bộ tiêu chí mới chặt chẽ hơn, là một thước đo tốt để đảm bảo an toàn cho trường học trong lộ trình hoạt động trở lại. Trường THPT Nguyễn Du, theo ông, có thể đạt 9 tiêu chí.
Ở khối trung học tư thục, phần lớn mất điểm ở tiêu chí số 10 bởi các trường phải tổ chức hoạt động nội trú. Tuy nhiên, họ có thể cân đối để đạt được 8 tiêu chí, đủ điều kiện hoạt động. Cũng như khối công lập, các trường này quan tâm việc tiêm vaccine cho học sinh, đề xuất việc này thành tiêu chí bắt buộc.
Ông Trần Văn Minh, Hiệu phó THCS - THPT Đào Duy Anh cho biết, nhiều giáo viên và học sinh của trường đang mắc kẹt ở các tỉnh thành, chưa trở lại TP HCM. Ở các địa phương này, việc tiêm vaccine chưa phủ rộng nên nhiều giáo viên, nhân viên trường chưa đảm bảo tiêu chí thứ nhất. "Yêu cầu tiêm đủ vaccine cho giáo viên có thể giải quyết được khi thầy cô trở lại. Vấn đề hiện nay là cần tiêm vaccine đầy đủ cho học sinh bởi có như vậy, phụ huynh mới yên tâm cho con trở lại thành phố học tập", ông Minh cho biết.
Ông Minh cũng đề xuất, trong kế hoạch cho các trường hoạt động lại sắp tới, Sở Giáo dục và Đào tạo có thể cho từng khối lớp trở lại, lần lượt theo lộ trình. Điều này tránh áp lực cho nhà trường, đồng thời giảm bớt sự tập trung đông người cùng một lúc.
Học sinh trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (quận 1) đến trường học sau hơn ba tháng nghỉ vì Covid-19, tháng 5/2020. Ảnh: Quỳnh Trần
Nhiều lãnh đạo trường ở khối trung học khác lại băn khoăn về tiêu chí thứ hai "số lượng giáo viên, học sinh tập trung cùng một thời điểm". Dự thảo yêu cầu con số này không quá 50% theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để đạt được, các trường buộc phải tách đôi lớp, bố trí lệch ca, giờ học. "Tách lớp làm đôi nhưng số giáo viên không đổi nên số tiết dạy của thầy cô tăng gấp đôi. Bài toán lúc này là lấy ngân sách ở đâu để trả tiền tiết trội vì đây là khoản chi rất lớn", lãnh đạo một trường THPT đặt vấn đề.
Giải pháp được nhiều trường đưa ra là tách lớp thành hai nhóm, bố trí theo thời khoá biểu khác nhau. Một nhóm được học trực tiếp, nhóm còn lại học trực tuyến. Giải pháp khác là tách lớp thành hai nhóm, bố trí ở hai phòng học sát nhau. Thầy cô sẽ soạn giáo án phù hợp để có thể qua lại, dạy cùng lúc hai nhóm.
Với những lớp nhỏ hơn ở bậc tiểu học, mầm non, nhiều trường cho biết sẽ khó thỏa mãn tiêu chí về "tổ chức hoạt động bán trú". Hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận 1 giải thích, phụ huynh khi đã trở lại công sở rất khó sắp xếp đón trẻ nếu chỉ cho học một buổi. Do đó, các trường sẽ chấp nhận mất điểm ở tiêu chí này, đồng thời củng cố các tiêu chí khác, đảm bảo phân luồng, giữ khoảng cách an toàn.
Khối mầm non, trẻ nhỏ cũng khó đáp ứng tiêu chí "khoảng cách giữa trẻ em, giáo viên, nhân viên từ một mét trở lên trong phòng học". Bởi trẻ thường hiếu động, việc sinh hoạt, học tập chung khó tránh khỏi khoảng cách không an toàn. Ngoài ra, nhiều trường cho biết khó thực hiện yêu cầu số trẻ không quá 50% hoặc hạn chế hoạt động sau 16h30.
Một số hiệu trưởng khác đề xuất cần có quy định tài chính về việc mua sắm dung dịch rửa tay, khẩu trang, Cloramin B, dụng cụ đo thân nhiệt, quy chế làm việc, chế độ hỗ trợ cho thành viên tổ an toàn Covid-19... trong bộ tiêu chí.
Một tiết học của trẻ ở trường Mầm non Hoa Phượng Đỏ, quận Gò Vấp. Ảnh: Mạnh Tùng
Hôm qua, Sở Giáo dục và Đào tạo trình UBND TP HCM dự thảo lần thứ ba bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch với ba nhóm trường: Mầm non; phổ thông; các trung tâm ngoại ngữ - tin học, giáo dục kỹ năng sống và hoạt động ngoài giờ chính khoá.
Bộ tiêu chí đánh giá an toàn tại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông gồm 10 thành phần trong khi tại các trung tâm ngoại ngữ - tin học, giáo dục kỹ năng sống có 9 thành phần (xem chi tiết). Ở mỗi tiêu chí, các trường được chấm điểm đạt hoặc không đạt, thay thang điểm 10 như dự thảo hoặc bộ tiêu chí trước đây.
Tuỳ theo mức độ an toàn mà trường học được hoạt động hay không, hoặc phải có biện pháp khắc phục theo cách đánh giá sau:
Từ ngày 1/10, theo chỉ thị của UBND TP HCM, các hoạt động giáo dục tiếp tục theo hình thức trực tuyến, qua truyền hình; từng bước củng cố điều kiện để kết hợp dạy trực tiếp. Hiện, hơn 1,3 triệu học sinh phổ thông tại thành phố tiếp tục học trực tuyến, hơn 340.000 trẻ mầm non chưa đến trường.
Kế hoạch đón học sinh trở lại trường của các địa phương Căn cứ vào tình hình dịch bệnh COVID-19, nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã xây dựng kế hoạch đón học sinh trở lại trường học, đồng thời có hướng dẫn tổ chức dạy học trong tình hình mới. Nhiều địa phương xây dựng kế hoạch đón học sinh trở lại trường. Ảnh: Hải Nguyễn Tại Khánh Hòa, một số địa phương đã...