TP.HCM dự kiến 25-10 sẽ tiêm vắc xin cho trẻ từ 12-17 tuổi
Dự kiến ngày 25-10, TP.HCM sẽ tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho khoảng 700.000 trẻ từ 12-17 tuổi.
Đây là nhóm đối tượng đặc biệt và lần đầu tiên Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn triển khai trên phạm vi cả nước.
Loại vắc xin sử dụng là vắc xin đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này, theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và Bộ Y tế. Vắc xin được sử dụng 2 liều cơ bản/đối tượng và tiêm cùng loại vắc xin – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Ngày 15-10, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết Sở Y tế TP.HCM đang xây dựng kế hoạch triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi trên địa bàn sau văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế.
Hiện số trẻ trong độ tuổi từ 12-17 tuổi ở TP.HCM, nếu tính theo số liệu Tổng điều tra dân số thời điểm 1-4-2019 là 720.518 người; còn tính theo dữ liệu của Chi cục Dân số – kế hoạch hóa gia đình TP.HCM thời điểm 30-6-2021 là 688.375 người. Như vậy còn tùy thuộc vào “di biến động” dân cư, có thể số trẻ từ 12-17 tuổi cần tiêm vắc xin ở TP.HCM sắp tới rơi vào khoảng 700.000 người.
Về kế hoạch tiêm chủng, sau văn bản của Bộ Y tế, hiện ngành y tế TP.HCM đang xây dựng dự thảo trình UBND TP cho ý kiến, phê duyệt. Ngoài ra, đơn vị cũng sẽ làm việc với Sở Lao động – thương binh và xã hội, Sở GD-ĐT để thảo luận, bàn kế hoạch cụ thể.
Theo đó, dự kiến ngày 25-10 (nếu có đủ vắc xin phê duyệt cho độ tuổi này), TP.HCM sẽ triển khai tiêm chủng tại các điểm tiêm cố định (trẻ nghỉ học) hoặc tại các điểm trường (trẻ đang học). Với số lượng trẻ cần tiêm ước tính nêu trên.
So với năng lực, tốc độ tiêm chủng hiện nay, có thể trong 1 tuần, TP.HCM sẽ hoàn thành tiêm phủ vắc xin mũi 1.
“Trẻ nhóm tuổi này khá nhạy cảm, do đó cần phải tổ chức tiêm chủng thận trọng, không cần quá nhanh như người lớn. Quy trình tiêm chủng cần phải được chuẩn bị, tập huấn kỹ càng tất cả các khâu để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình tiêm” – nguồn tin nói.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 15-10, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai – chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM – cũng khẳng định đơn vị đang lên kế hoạch trình tham mưu cho UBND TP để triển khai tiêm chủng trẻ em từ 12-17 tuổi. “Trong lúc chờ vắc xin, TP đang hoàn tất các kế hoạch cần thiết để khi có vắc xin có thể triển khai tiêm chủng cho các em” – bà Mai nói.
Trước đó, ngày 14-10, Bộ Y tế có công văn đề nghị các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm mũi 1 từ tháng 10-2021 cho trẻ từ 12-17 tuổi nếu đã chuẩn bị đủ điều kiện. Theo lộ trình, việc tiêm chủng sẽ được thực hiện từ lứa tuổi cao đến thấp (tiêm cho lứa tuổi từ 16 – 17 và hạ dần độ tuổi, theo tiến độ cung ứng vắc xin và tình hình dịch tại địa phương).
Loại vắc xin sử dụng là vắc xin đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này, theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và Bộ Y tế. Vắc xin được sử dụng 2 liều cơ bản/đối tượng và tiêm cùng loại vắc xin.
Video đang HOT
Bộ Y tế đề nghị các sở y tế phối hợp với sở GD-ĐT các tỉnh, thành rà soát, lập danh sách tiêm cho trẻ đang đi học từ lớp 6 đến hết lớp 12. Đối với trẻ thuộc lứa tuổi này không đi học, phối hợp với chính quyền địa phương để lập danh sách.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đề nghị Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện Pasteur TP.HCM xây dựng tài liệu, lập kế hoạch tập huấn và hướng dẫn việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 – 17 tuổi cho các tỉnh, thành đối với các loại vắc xin đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng cho lứa tuổi này.
Tiêm cố định, lưu động hoặc trong các trường học
Tổ chức tiêm theo hình thức chiến dịch tại các cơ sở tiêm chủng cố định, tại điểm tiêm lưu động và trường học (đối với các địa bàn được học tập trung tại trường). Cha mẹ, người giám hộ thực hiện ký phiếu đồng ý tiêm chủng (nếu đồng ý tiêm chủng cho con em) theo mẫu ban hành kèm theo công văn.
Thực hiện khám sàng lọc trước tiêm theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế và chỉ định loại vắc xin sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Hướng dẫn cách theo dõi, chăm sóc sau khi tiêm chủng theo các hướng dẫn của Bộ Y tế.
Hệ số lây nhiễm Covid-19 ở TP.HCM đang giảm
Các chuyên gia đánh giá hệ số lây lan SARS-CoV-2 tại TP.HCM đã và đang giảm mạnh là một trong những dữ liệu quan trọng làm cơ sở để mở cửa trở lại.
Đánh giá về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, GS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, cho rằng các chiến lược trong đợt 4 phù hợp với bối cảnh dịch bệnh. Đặc biệt, hệ số lây nhiễm virus tại thành phố đang giảm.
Hệ số lây nhiễm tại TP.HCM xuống thấp sau 5 tháng
Trao đổi với Zing , PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết hệ số lây truyền giảm là một trong những dữ liệu quan trọng trong việc đánh giá mức độ lây nhiễm của dịch bệnh. Nó được định nghĩa là số người trung bình bị lây nhiễm từ một F0, ký hiệu bằng R.
Thời điểm bùng phát dịch, chưa thực hiện bất cứ sự can thiệp nào để ngăn chặn sự lây lan, hệ số lây nhiễm được ký hiệu là R hoặc R0.
Còn hệ số lây truyền Rt là chỉ số trong thực tế theo thời gian, khi cộng đồng đã nhận ra sự có mặt của dịch bệnh và có những biện pháp nhất định để hạn chế sự lây lan. Ví dụ, Rt bằng 2 nghĩa một F0 lây cho 2 người.
"Nếu số ca mắc giảm dần, hệ số lây truyền Rt sẽ nhỏ hơn 1. Còn nếu tăng dần thì Rt lớn hơn một. Hiện nay, chỉ số Rt ở TP.HCM ở mức trên - dưới 1", PGS Dũng nói.
Chuyên gia Đại học Y Dược TP.HCM lý giải phép tính này có thể thay đổi theo nhiều thuật toán, giả định khác nhau nên sẽ có sự chênh lệch. "Hiện nay, chỉ số này ở thành phố ở mức tương đối ổn định nên dịch có thể kiểm soát được", ông nói.
Về hệ số lây truyền Rt, GS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, cho biết qua ước tính bằng modelling, các biện pháp can thiệp phòng chống Covid-19 áp dụng tại TP.HCM từ tháng 5 đến tháng 9 đã giúp giảm hệ số lây truyền Rt từ hơn 5 (một F0 lây cho 5 người) xuống 1,03.
Điều này có thể đã phòng ngừa được 7,4 triệu ca nhiễm, 740.000 ca nhập viện và 55.000 ca tử vong so với tình huống không áp dụng Chỉ thị 16, tỷ lệ xét nghiệm thấp và tỷ lệ tiêm mũi 1 chỉ đạt 50% người trên 18 tuổi.
Khung cảnh người dân quận Tân Phú xếp hàng chờ lấy mẫu xét nghiệm rRT-PCR hồi cuối tháng 6. Ảnh: Duy Hiệu.
Vì sao TP.HCM có thể sẵn sàng mở cửa?
GS Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Y tế, Đại học Công nghệ Sydney, Giáo sư kiêm nhiệm dịch tễ học và thống kê học thuộc Trường Y của Đại học Notre Dame Australia, cho biết vào năm ngoái, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dựa vào dữ liệu ở Vũ Hán, Trung Quốc - nơi đầu tiên bùng phát đại dịch, ước tính hệ số R dao động trong khoảng 1,4 đến 2,5.
"Sự thay đổi của hệ số lây lan có ý nghĩa rất quan trọng, vì nó là một trong những yếu tố để quyết định chính sách. Nếu R cao hơn 1 thì dịch còn lây lan, nếu R thấp hơn 1 thì dịch đang suy giảm và sẽ suy tàn theo thời gian", GS Tuấn cho biết.
Trong đợt dịch ở Việt Nam vào tháng 4/2020, GS Tuấn là người đầu tiên công bố hệ số R lúc đó là 1,08 (xác suất 95%, dao động từ 0,87 đến 1,24). Sau đó, hệ số R dần dần giảm xuống dưới 1 và dịch đã được kiểm soát.
Biểu đồ hệ số lây nhiễm ở TP.HCM từ ngày 1/7 theo tính toán của GS Tuấn. Đường màu đỏ là R =1. Khi R thấp hơn 1 tức là dịch đang giảm. Cách ước tính dựa vào phương pháp Bayes và lag-time là 7 ngày.
Còn tại TP.HCM, tính toán hệ số lây truyền theo ca nhiễm hàng ngày (tính từ 1/7) đến nay, GS Tuấn nhận thấy vào thời điểm đầu tháng 7, hệ số R = 1,33 (khoảng tin cậy 95%, dao động từ 1,12 đến 1,61).
Sau đó, hệ số này trồi sụt theo thời gian. Đến đầu tháng 9, hệ số lây truyền giảm xuống thấp hơn 1. Tính từ ngày 13/9, hệ số R = 0,94 (khoảng tin cậy 95%, dao động 0,89 đến 0,99).
Dựa trên sự điều chỉnh phù hợp tỷ lệ tiêm chủng vaccine, nếu tỷ lệ trên 90% (độ bao phủ mũi 1), hệ số lây lan thực tế tại TP.HCM là 0,94. Ngay cả nếu tỷ lệ tiêm chủng đủ 2 liều là 30%, hệ số này vẫn ở mức 0,63.
"Lý giải dịch tễ học trên cho thấy dịch ở TP.HCM đang suy giảm và hệ số lây lan thực tế thấp hay rất thấp. Điều này có nghĩa là thành phố nên ngừng phong tỏa và sẵn sàng mở cửa càng sớm càng tốt", GS Tuấn nhận định.
Mở cửa theo lộ trình chặt chẽ, khoa học
Dựa trên cơ sở tính toán bằng công cụ CovaSim để đánh giá diễn biến tình hình dịch tại TP.HCM, GS.TS Phan Trọng Lân cho biết sau ngày 15/9, tùy theo kịch bản nới lỏng với các biện pháp can thiệp khác nhau, diễn tiến dịch sẽ khác nhau.
Theo đó, nếu nới lỏng giãn cách toàn bộ ngay từ ngày 16/9, dịch sẽ "bùng nổ" với cấp độ lớn dù tỷ lệ tiêm vaccine có gia tăng. Hệ số lây truyền Rt nhanh chóng tăng lên 1,85 trong khoảng từ giữa đến cuối tháng 9.
Hàng trăm người chạy xe máy đổ xô về quê qua cửa ngõ phía đông sau khi TP.HCM công bố giãn cách xã hội thêm 1 tháng. Hình chụp lúc sáng 15/8. Ảnh: Chí Hùng.
GS Lân đề xuất việc nới lỏng giãn cách phải có lộ trình từng bước, chặt chẽ, khoa học. Hiện nay, hệ số lây truyền Rt còn trên 1 (1,03). Theo ước tính, nếu nới lỏng giãn cách vào ngày 1/10 và tiếp tục thực hiện các giải pháp an toàn, Rt có thể tăng nhẹ trở lại (1,08), sau đó sẽ giảm. Nhưng nếu gia hạn nới lỏng giãn cách đến ngày 1/11, Rt sẽ giảm sâu xuống 0,91, giúp giảm số ca mắc bền vững hơn.
GS Nguyễn Văn Tuấn gợi ý lộ trình "thoát" phong tỏa ở TP.HCM có thể thực hiện qua 4 bước sau đây:
Bước đầu, các công sở và hãng xưởng nên mở cửa hoạt động lại. Những người đi làm nếu chưa tiêm vaccine thì có thể cần làm xét nghiệm nhanh. Cho phép những người đã tiêm vaccine đi chợ trong vòng 5 km. Giai đoạn này vẫn tiếp tục hạn chế sự đi lại của người cao tuổi (trên 65 tuổi) và có bệnh nền.
Bước 2, các dịch vụ công cộng (quán ăn, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch nội địa...) có thể mở cửa. Những người đã tiêm vaccine được ưu tiên tham gia, không hạn chế đi lại.
Bước 3, bình thường hóa các hoạt động khác, nối lại hoạt động du lịch, cho phép du lịch đến một số quốc gia và nhận du khách từ các nước đã được tiêm chủng. Không hạn chế đi lại ở người cao tuổi (trên 65) và có bệnh nền.
Bước 4, xem Covid-19 như các bệnh truyền nhiễm khác, không phong tỏa, không giới hạn đi lại nước ngoài, không giới hạn du khách.
Bên cạnh đó, vị chuyên gia này cho rằng khi đã chấp nhận sống chung với virus và thoát phong tỏa, cơ quan chức năng nên đưa ra những quy định đơn giản để giúp người dân dễ nắm bắt và thực hiện tốt.
Quá thời hạn, nhiều đơn vị vẫn chưa nhập liệu đủ danh sách người tiêm vắc xin lên hệ thống Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các đơn vị liên quan nhập liệu đầy đủ tất cả những người được tiêm vắc xin phòng COVID-19 để cập nhật vào Hệ thống tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trước ngày 12-9. Nhưng đến nay các sai sót vẫn chưa được khắc phục. Một người dân ở TP.HCM đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin...