TP.HCM dự chi hơn 800 tỷ trong dịp Tết Tân Sửu
Trong 813 tỷ đồng để tổ chức các hoạt động trong Tết Tân Sửu, 798 tỷ đồng là chi để mua quà cho các đối tượng khác nhau tại TP.HCM.
Phó chủ tịch Võ Văn Hoan vừa ký ban hành Kế hoạch tổ chức hoạt động và kinh phí chăm lo Tết Tân Sửu năm 2021.
Theo đó, thành phố dự kiến dành hơn 813 tỷ đồng để tổ chức các hoạt động trong Tết Tân Sửu.
Trong đó, hơn 798 tỷ đồng là chi quà Tết cho các diện đối tượng như: diện chính sách có công; cựu tù chính trị và tù binh chưa được hưởng chính sách; hộ nghèo; diện bảo trợ xã hội…
Dự toán chi quà Tết cho các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khu vực hành chính, sự nghiệp là hơn 217 tỷ đồng.
UBND TP.HCM dự chi 798 tỷ đồng để tặng quà cho các đối tượng thuộc nhiều nhóm khác nhau. Ảnh: Phương Lâm.
Cụ thể, TP.HCM sẽ tổ chức đi thăm, chúc Tết các nguyên lãnh đạo Trung ương tại thành phố, nguyên lãnh đạo TP; các lão thành cách mạng, gia đình liệt sĩ; gia đình có công cách mạng; mẹ Việt Nam anh hùng; các hộ nghèo; các cơ sở cách mạng cũ…
Cùng với đó, UBND TP cũng tổ chức thăm và chúc Tết các vị nguyên là thành viên Ủy ban Trung ương Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam, Ủy viên Trung ương Liên minh các dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam…; các nhân sĩ trí thức, chức sắc tôn giáo, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho công tác MTTQ TP.
Video đang HOT
TP.HCM còn tổ chức thăm và tặng quà người dân tộc thiểu số tiêu biểu; thăm, tặng quà cho một số gia đình ở các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Đồng Nai… Thăm hỏi, tặng quà cho các tướng lĩnh, gia đình tướng lĩnh; gia đình có con em đang làm nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa và Nhà gian DK1; người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Ngoài ra, TP sẽ tặng quà cho 159 đơn vị trực trong các ngày Tết; các bộ, công chức, viên chức, người lao động khu vực hành chính, sự nghiệp khối TP, quận – huyện và một số cơ quan, đơn vị thuộc ngành dọc; các hộ giữ rừng Cần Giờ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn…
Bên cạnh đó, TP.HCM sẽ tổ chức các hoạt động chào đón năm mới cho các cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang và nhân dân TP. Đồng thời thành phố sẽ chỉnh trang, tôn tạo các nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm và nhà bia ghi tên liệt sĩ.
Ngọn cờ tập hợp, đoàn kết
Đáp ứng yêu cầu của lịch sử và nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, ngày 20/12/1960 tại xã Tân Lập, huyện Châu Thành thuộc vùng giải phóng Tây Ninh, theo sáng kiến của những người cộng sản, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập.
Luật sư Nguyễn Hữu Thọ - một trí thức yêu nước nổi tiếng ở miền Nam được cử làm Chủ tịch.
Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương lâm thời Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam với đại biểu tham dự Đại hội Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Ảnh tư liệu.
Bản Tuyên ngôn và Chương trình hành động 10 điểm được Đại hội thông qua là Cương lĩnh cho phong trào cách mạng của nhân dân.
Mục tiêu đấu tranh của Mặt trận được cô đọng lại một cách ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu: "Phải hòa bình! Phải độc lập! Phải dân chủ. Phải cơm no, áo ấm! Phải hòa bình thống nhất Tổ quốc".
Với sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, cách mạng miền Nam đã có danh nghĩa chính thức; phương hướng và mục tiêu cách mạng được công khai, rõ ràng để tập hợp lực lượng. Mặt trận thực sự trở thành người đại diện chân chính của nhân dân miền Nam Việt Nam.
Đánh giá về sự kiện trọng đại này, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định:
"Một Mặt trận của nhân dân đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi là một lực lượng tất thắng. Hiện nay, trong cuộc đấu tranh anh dũng chống chế độ tàn bạo của Mỹ - Diệm, đồng bào ta ở miền Nam cũng có "Mặt trận Dân tộc Giải phóng" với chương trình hoạt động thiết thực và phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Do đó, có thể đoán rằng: đồng bào miền Nam nhất định sẽ thắng lợi, nước nhà nhất định sẽ thống nhất. Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà".
Cương lĩnh chính trị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chủ trương đoàn kết tất cả các tầng lớp, các giai cấp trong nhân dân, các dân tộc, các đảng phái, các đoàn thể, các tôn giáo, các nhân sĩ yêu nước và tất cả mọi người, mọi lực lượng yêu nước và tiến bộ, không phân biệt xu hướng chính trị, để chống đế quốc Mỹ và tay sai giành lại các quyền dân tộc thiêng liêng và xây dựng nước nhà.
Bản Cương lĩnh chủ trương không những tăng cường thống nhất hành động giữa các thành viên của Mặt trận mà còn chủ trương thực hiện liên hiệp hành động với mọi lực lượng còn ở ngoài Mặt trận nhưng có nguyện vọng đánh - đổ kẻ thù chung là đế quốc Mỹ xâm lược và ngụy quyền tay sai bán nước.
Cương lĩnh chính trị đáp ứng mọi yêu cầu và quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động, đã cổ vũ và động viên mạnh mẽ các tầng lớp nhân dân, nhất là công nhân, nông dân và toàn thể những người lao động hăng hái tham gia vào cuộc đấu tranh trên mọi lĩnh vực chống đế quốc Mỹ xâm lược và bọn tay sai. Đồng thời, Cương lĩnh khuyến khích và giúp đỡ các tầng lớp khác hăng hái tham gia đấu tranh giải phóng dân tộc.
Qua bản Cương lĩnh, các nhà công thương, tiểu thương, tiểu chủ, nhân sĩ, trí thức yêu nước, mọi tầng lớp, mọi dân tộc, mọi tôn giáo ở miền Nam đều tìm thấy vị trí, vai trò và nghĩa vụ của mình trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Đối với những người trong ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn, Cương lĩnh mở ra những con đường để họ trở về với chính nghĩa, với nhân dân.
Với ý chí "Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Chỉ có độc lập thật sự thì mới có hòa bình chân chính" để chiến thắng đế quốc Mỹ và tay sai, nhân dân miền Nam đã hăng hái tham gia vào các tổ chức yêu nước, các tổ chức chính trị - thành viên của Mặt trận dân tộc giải phóng như: Hội lao động giải phóng, Hội Liên hiệp sinh viên học sinh; Hội nhà giáo yêu nước, Hội Liên hiệp phụ nữ giải phóng, Hội nhà báo yêu nước và dân chủ, Hội những người công giáo kính Chúa yêu nước, Hội Lục Hòa Phật tử miền Nam, Đảng xã hội cấp tiến của trí thức yêu nước, Đảng Dân chủ miền Nam của tư sản dân tộc.
Những thành viên tổ chức và thành viên cá nhân của Mặt trận Dân tộc giải phóng đã sát cánh cùng đồng bào miền Nam cũng như đồng bào cả nước, đã không sợ gian khổ, không ngại hy sinh đã hăng hái góp sức người, sức của và trí tuệ với tinh thần "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng", kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân và liên tiếp giành những thắng lợi mới ngày càng to lớn hơn.
Một thắng lợi quan trọng của chính sách đại đoàn kết dân tộc và chủ trương tranh thủ khuynh hướng hòa bình, trung lập mà Đảng ta đã đề ra từ Hội nghị Trung ương thứ 15, được Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam kiên trì vận động, thuyết phục và thực hiện là sự ra đời của Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam.
Với phương châm của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là "hai chân, ba mũi, ba vùng chiến lược, ba mũi giáp cộng" phong trào đấu tranh chính trị đã diễn ra liên tục, sôi nổi thu hút nhiều giai cấp, tầng lớp tham gia. Chiến thắng Xuân Mậu Thân 1968 đã tạo điều kiện cho một số nhân sĩ, trí thức rời các đô thị ra vùng giải phóng. Số đông còn lại cùng nhân dân ở các đô thị tiếp tục chống Mỹ - Ngụy.
Ngày 20/4/1968, nhóm trí thức vừa ra vùng giải phóng đã cùng số đông các nhân sĩ, trí thức yêu nước của các địa phương gồm các giáo sư, học giả, nhà báo, nhà công thương nổi tiếng ở miền Nam tiến hành Hội nghị đại biểu thành lập Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam do Luật sư Trịnh Đình Thảo làm Chủ tịch.
Với Cương lĩnh thích hợp, Liên minh đã đoàn kết và tranh thủ thêm một số trí thức, tư sản dân tộc yêu nước, tiến bộ ở thành trị có xu hướng hòa bình, trung lập nhưng chưa tham gia Mặt trận Dân tộc Giải phóng.
Ngày 6/6/1969, Liên minh cùng Mặt trận Dân tộc giải phóng, đại diện cho các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các chính đảng, đoàn thể đã cử ra Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Sự ra đời của Chính phủ Cách mạng lâm thời có sức cổ vũ mạnh mẽ nhân dân miền Nam, đánh trực tiếp và liên tục vào âm mưu của Mỹ cố bám giữ chính quyền Sài Gòn, đồng thời giúp cho pháp lý để tập hợp lực lượng cách mạng, thực hiện hòa hợp dân tộc, "đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào" giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Sau 21 năm chiến đấu đầy hy sinh, gian khổ, nhân dân ta đã hoàn thành sứ mệnh vẻ vang là thu hồi trọn vẹn nền độc lập, thực hiện thống nhất đất nước và bước vào thời kỳ phát triển mới.
Như Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nhận định: Nhân dân ta biết cách chiến thắng và đã chiến thắng vì biết kế thừa tinh thần dân tộc, biết đoàn kết một lòng, noi gương các thế hệ đi trước, biết phát huy khí thế của Cách mạng Tháng Tám và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, được Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, được tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng, cả nước một lòng, được thế giới ủng hộ".
Năm tháng sẽ qua đi, song những gì nhân dân miền Nam "đi trước về sau" được nhân dân cả nước trực tiếp kề vai, sát cánh, những cống hiến vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, dưới ngọn cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam mãi mãi có chỗ đứng trang trọng trong lịch sử của dân tộc ta.
Đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri Tiếp xúc cử tri là hoạt động quan trọng trong các hoạt động của đại biểu dân cử. Qua tiếp xúc cử tri, đại biểu mới nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri, từ đó thực hiện được quyền đại diện cho cử tri, đồng thời tạo mối liên hệ thường xuyên, mật thiết giữa đại biểu và...