TP.HCM dỡ nhà cứu cây, Hà Nội khóc ròng vì nắng
Nhà dân TP.HCM bị tháo dỡ vì lấn chiếm vỉa hè ảnh hưởng đến các cây cổ thụ, trong khi người Hà Nội khổ sở vì thiếu cây xanh che nắng.
Cụ thể, Sở GTVT TP.HCM vừa có văn bản báo cáo lên UBND TP.HCM yêu cầu chủ sở hữu căn nhà tại địa chỉ 396 Lê Hồng Phong (thuộc phường 1, quận 10) tháo dỡ phần nhà đã lấn chiếm vỉa hè gây ảnh hưởng đến các cây dầu cổ thụ trồng trên vỉa hè.
Theo báo cáo, Sở GTVT ghi rõ: “Cây dầu có vị trí trên vỉa hè, không thuộc phạm vi đất thuộc quyền sử dụng của chủ nhà số 396. Đồng thời phần diện tích xây dựng quanh cây dầu không nằm trong bản vẽ được cấp phép xây dựng.
Về lâu dài, để đảm bảo không gian sống của cây xanh, đồng thời tránh ảnh hưởng đến kết cấu của nhà, đảm bảo an toàn cho người dân, kiến nghị TP chỉ đạo UBND quận 10 có biện pháp buộc các chủ sở hữu nhà tháo dỡ phần vi phạm xây dựng ảnh hưởng đến các cây dầu cổ thụ”.
Căn nhà số 396 và 394 tại đường Lê Hồng Phong đã cơi nới, lấn chiếm vỉa hè lòng đường, làm ảnh hưởng đến cây dầu cổ thụ sắp phải tháo dỡ phần vi phạm xây dựng.
Qua công tác kiểm tra, đo đạc của kết hợp Sở GTVT và UBND quận 10 ngày 2/6, cho thấy cây dầu nằm trên vỉa hè, có chiều cao 32 m, đường kính 80 cm và đang phát triển bình thường. Cây dầu này đã được trồng trên 50 năm và có trước khi căn nhà được xây dựng.
Vị trí của cây lệch về phía ranh giới nhà 394, không ảnh hưởng nhiều đến việc ra vào nhà số 396.
Thậm chí, Sở GTVT phát hiện cây dầu bị một phần bao lơn của nhà 396 bao dọc thân cây và phần này có dấu hiệu vi phạm xây dựng.
Thực tế, chủ nhà này xây lấn ra phía vỉa hè 2,5 m, mặt tiền tại tầng trệt cách gốc cây 0,2 m. Các bao lơn xây dựng bao dọc sát thân cây dầu.
Hơn nữa, qua đối chiếu hồ sơ nhà, chủ sở hữu căn nhà là người khác chứ không phải ông Cao Hoàng Chí. Do đó ông Chí không có quyền lợi hợp pháp đối với việc đề nghị đốn hạ cây dầu.
Video đang HOT
Trước đó, hôm mùng 1/4, ông Cao Hoàng Chí (hiện đang sống tại căn nhà 396 Lê Hồng Phong, phường 1, quận 10, TP.HCM) đã viết đơn gửi tới Sở GTVT TP. HCM xin đốn hạ cây dầu có mã số 159 tại phía trước cửa nhà mình vì ảnh hưởng đến lối ra vào nhà mình.
Trong khi người dân Sài Gòn phải chịu phạt vì làm ảnh hưởng đến cây xanh thì người Hà Nội đang khóc ròng với nắng nóng vì “cạn kiện” nguồn bóng mát cây xanh.
Trên tuyến đường Nguyễn Chí Thanh vừa mới được thay thế hàng loạt cây xanh có bóng mát rộng, tán lá lớn bằng hàng cây vàng tâm trơ cành, người tham gia giao thông, người đứng đợi xe bus, người nhà mặt đường… đều “khổ sở” vì không có bóng râm.
Không những chỉ có chuyện nắng nóng, bộ mặt nhếch nhác hai bên đường cũng phơi bày khi các khu chung cư cũ cơi nới “chuồng cọp”, xuống cấp, bãi đỗ xe biến tướng, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, nhà hàng treo biển quảng cáo vô tổ chức, lem nhem, người dân với ý thức xả rác và “xả nhiều thứ khác”… tại con đường đẹp nhất thủ đô.
Chung cư cơi nới thành “chuồng cọp”, biển quảng cáo treo vô tổ chức lấn chiếm vỉa hè lòng đường, lộ ra bộ mặt con đường đẹp nhất Hà Nội.
Tuyến đường Nguyễn Trãi cũng mới thay thế hai hàng cây xà cừ cổ thụ để phục vụ cho tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông, bên cạnh công trình đang trơ đầy bê tông, cốt thép thi công, mặt đường phơi mình dưới nắng khiến người tham gia giao thông đi qua đây chỉ còn cách duy nhất là cố gắng phóng đi thật nhanh.
Những người đứng chờ xe bus thì đành “chịu trận” tại những điểm chờ xe bus chỉ đơn độc một chiếc biển đóng cọc. Phải đứng chờ xe bus dưới mặt đường đang “bốc hỏa”, những người này lâm vào tình trạng mệt mỏi, uể oải và chỉ còn biết mặc kín, che ô, hoặc nấp vào nhà dân gần đó để tránh nắng.
Hình ảnh uể oải, khổ sở khi phải hứng chịu mặt đường nóng bỏng khi đứng chờ xe bus cạnh hàng cây không lá.
Đối mặt với việc thay thế hàng cây chưa thể cho bóng mát trong vòng 3 năm tới, người Hà Nội đang thực sự “vật lộn” đến “khóc ròng” dưới nắng hè.
Cúc Phương (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Thu phí các loại phương tiện: Câu hỏi của Bộ trưởng Thăng
Đó là câu hỏi được Bộ trưởng Bộ GTVT đặt ra cho Sở GTVT TPHCM trước đề xuất thu thuế lưu hành xe để hạn chế xe cá nhân.
Cụ thể, tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2014, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2015 của Bộ GTVT, tổ chức ngày 19/1 tại Hà Nội.
Ông Nguyễn Thành Chung - Giám đốc Sở GTVT TP HCM cho biết: "Dịp Tết Nguyên đán sắp tới, tại các bến xe, lượng người đăng ký mua vé sẽ rất đông. Do đó, cần sự điều tiết và có chính sách hợp lý của các doanh nghiệp, hiệp hội để tránh tình trạng quá tải. Cũng trong dịp này, nhiều nhà xe tăng giá chiều về từ 20 - 50%. Dư luận rất phản đối vấn đề này".
Chính vì thế, quan điểm của Sở GTVT TP HCM là có những tuyến cần hỗ trợ chiều ngược lại, có cơ chế chính sách bù giá, nhưng phải ở những tuyến hợp lý. Không cho tăng giá, nhưng cần trợ giá cho xe tăng cường.
Liên quan đến công tác thu phí các loại phương tiện, trước ý kiến của ông Chung về việc TP HCM đã thu phí mô tô, xe máy, nhưng triển khai rất khó, Bộ trưởng Đinh La Thăng hỏi thẳng ông Chung: "Có nên thu phí xe máy không?".
Đề xuất thu phí xe gắn máy sẽ được triển khai
Ông Chung trả lời có, nhưng cách thu không hiệu quả, khó khăn. Nếu đã thu phải có chế tài để kiểm tra, xử lý.
Trước đó, ngày 7/1, Sở GTVT TP.HCM cũng đã có đề xuất UBND TP các giải pháp hạn chế sở hữu xe cá nhân.
Cụ thể Sở GTVT đề xuất quản lý phương tiện đăng ký mới bằng cách cấp hạn ngạch, trong đó chỉ cho cấp đăng ký phương tiện ở mức giới hạn/năm.
Cùng với việc phải bỏ tiền mua phương tiện, chủ sở hữu phương tiện còn phải đóng tiền bảo hiểm, các loại thuế, phí..., đặc biệt phải đấu giá và nộp một khoản tiền để được quyền lưu hành xe.
Tại khu vực nội đô các TP lớn, điều kiện để sở hữu phương tiện xe ô tô con là phải chứng minh được có chỗ đỗ xe. TP.HCM sẽ xem xet đưa ra hê thông han ngach đê han chê sô lương ô tô ban ra va đi đăng ky. Trước mắt, sớm ban hành quy định niên hạn sử dụng đối với xe gắn máy.
Bên cạnh các giải pháp trên, Sở còn đề xuất dung cac chê tai vê kinh tê như thuê xăng dâu, lê phi đương va phi đô xe đê giam bơt viêc đi lai băng xe riêng vi cang đi nhiêu cang phai tra tiên.
Hơn nữa, Sở cũng đã đề xuất mức thu phí đường bộ đối với xe máy tại TPHCM và sẽ thu từ ngày 1/1/2015. Hiện ở TPHCM có gần 6 triệu xe máy.
Cụ thể, mức phí đề xuất đối với xe máy có dung tích xy lanh đến 100 phân khối là 50.00 đồng/năm, giảm 10.000 so với đề xuất trước đó.
Đối với xe từ 100 đến 175 phân khối mức phí đề xuất là 120.000 đồng/năm, giảm 30.000 đồng. Còn loại xe trên 175 phân khối thì mức phí đề xuất là 150.000 đồng/năm.
Đối với xe chở hàng 4 bánh có gắn động cơ một xy lanh, mức phí đề xuất là 2.160.000 đồng/năm (không bao gồm xe điện).
Tại TPHCM, theo thống kê của Sở GTVT, tính đến đầu năm 2014, thành phố đang quản lý hơn 5,8 triệu xe máy. Đó là chưa kể hơn một triệu xe từ các tỉnh lưu thông hàng ngày ở thành phố. Giả sử lấy mức thu thấp nhất là 50.000 đồng mà Sở đề xuất thì với 5,8 triệu xe máy, mỗi năm TPHCM sẽ có thêm 290 tỉ đồng cho việc sửa chữa đường.
Theo NTD
Đề xuất tăng phí trước bạ, thuế, thu phí xe cá nhân để phát triển xe buýt Chỉ tiêu vận chuyển hành khách của cả năm 2014 là chuyên chở 650 triệu lượt hành khách, đáp ứng khoảng 10,85% nhu cầu đi lại của người dân, nhưng nhiều khả năng sẽ không đạt được. Hôm qua, tại hội thảo "Làm gì để xe buýt tiếp tục phát triển?" do Báo Sài Gòn Giải Phóng, Sở GTVT TP.HCM và Công ty...