TP.HCM điều chỉnh giao thông diện rộng
Ngày 21.7, Sở GTVT TP.HCM tổ chức họp báo để thông tin về phương án phân luồng giao thông phục vụ thi công một số công trình trọng điểm từ nay đến cuối năm 2014 trên địa bàn TP.
Phương án phân luồng giao thông – đồ họa: Hồng Sơn
Theo lãnh đạo Sở GTVT, có 5 dự án sẽ đồng loạt triển khai thi công trên địa bàn TP, việc lưu thông đi lại của người dân sẽ gặp bất lợi rất lớn trong thời gian tới, nhất là khu trung tâm TP.
Rào chắn đường Lê Lợi hơn 2 năm
Từ hôm nay 22.7 cho đến ngày 30.4.2015, Ban Quản lý đường sắt đô thị (BQLĐSĐT) TP chính thức rào chắn khu vực thi công xây dựng nhà ga Nhà hát TP (giao lộ Nguyễn Huệ – Lê Lợi, Q.1). Nhà ga này thuộc dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên.
Video đang HOT
Kể từ 7 giờ ngày 22.7, cấm tất cả các loại xe lưu thông vào đường Lê Lợi, Q.1, đoạn từ đường Pasteur đến đường Đồng Khởi.
Lộ trình thay thế như sau: Hướng đi từ tây sang đông (từ Q.1 – Q.Bình Thạnh): Lộ trình 1: Lê Lợi – Pasteur – Lý Tự Trọng – Đồng Khởi – Công trường Lam Sơn – Hai Bà Trưng. Lộ trình 2: Vòng xoay Quách Thị Trang – Huỳnh Thúc Kháng – Mạc Thị Bưởi – Hai Bà Trưng. Lộ trình 3: Vòng xoay Quách Thị Trang – Hàm Nghi – Hồ Tùng Mậu – Võ Văn Kiệt – Tôn Đức Thắng.
Năm 2019 hoàn thành tuyến metro số 1 BQLĐSĐT cho biết, theo kế hoạch, tuyến đường sắt đô thị số 1 (tuyến metro số 1: Bến Thành – Suối Tiên) sẽ hoàn thành toàn bộ và đưa vào chạy thử năm 2019, trước khi khai thác thương mại chính thức từ năm 2020. Hôm qua 21.7, hợp đồng thi công gói thầu 1b – xây dựng đoạn metro ngầm từ nhà ga Nhà hát TP đến Ba Son đã được ký kết giữa BQLĐSĐT TP với Liên danh nhà thầu Shimizu – Meada (Nhật Bản). Hai nhà ga ngầm gồm nhà ga Nhà hát TP và nhà ga Ba Son sẽ được thi công theo phương án đào hở. Nhà ga Nhà hát TP có thiết kế gồm 4 tầng với chiều sâu 40 m.
Hướng đi từ đông sang tây (từ Q.Bình Thạnh – Q.1): Lộ trình 1: Hai Bà Trưng – Công trường Mê Linh – Tôn Đức Thắng – Hàm Nghi – Pasteur – Lê Lợi. Lộ trình 2: Lê Thánh Tôn – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lê Lợi. Lộ trình 3: Hai Bà Trưng – Nguyễn Du – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lê Lợi. Theo Sở GTVT, để thi công gói thầu 1b thì toàn bộ mặt đường Lê Lợi (đoạn từ Pasteur đến Đồng Khởi) sẽ bị chiếm dụng dự kiến khoảng 2 năm kể từ ngày 22.7.
Phân luồng phục vụ 4 dự án hạ tầng khác
Từ nay đến ngày 26.7, TP thực hiện giai đoạn 2 dự án Cải tạo nâng cấp hoàn thiện mặt đường Vành đai phía đông đoạn từ cầu Phú Mỹ đến liên tỉnh lộ 25B, Q.2. Vì vậy, các loại xe ô tô phải lưu thông vào làn đường ngoài cùng bên tay trái rộng 3,5 m, các loại xe 2 – 3 bánh lưu thông vào làn đường gia cố rộng 2,3 m. Từ ngày 26.7 – 30.8, giai đoạn 3 của dự án này triển khai nên bắt buộc xe ô tô phải lưu thông vào làn giữa rộng chỉ 3,5 m, các loại xe 2 – 3 bánh lưu thông vào làn gia cố chỉ rộng 2,3 m.
Cũng tại cửa ngõ ra cảng Cát Lái và hầm Thủ Thiêm, Q.2, từ ngày 20.7 đến hết năm 2014, Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị TP thi công mặt đường bê tông xi măng và mặt đường bê tông nhựa trên đại lộ Mai Chí Thọ. Vì vậy, phần đường dành cho ô tô sẽ bị chiếm dụng từng phần. Các loại ô tô phải lưu thông trên phần đường còn lại bên cạnh công trường (rộng 3,5 m) hoặc chuyển hướng lưu thông vào phần đường dành cho xe hỗn hợp. Riêng tại khu vực giao lộ Mai Chí Thọ – Lương Định Của – Nguyễn Thị Định, trên đại lộ Mai Chí Thọ bị chiếm dụng toàn bộ mặt đường làn dành cho ô tô, vì vậy cấm tất cả ô tô lưu thông trên phần làn đường dành cho xe hỗn hợp (hướng từ Đồng Văn Cống đến nút giao thông Cát Lái và ngược lại) rẽ trái vào đường Lương Định Của hoặc đường Nguyễn Thị Định. Lộ trình thay thế: Mai Chí Thọ – nút giao thông Cát Lái (hoặc giao lộ Mai Chí Thọ – Đồng Văn Cống) – Mai Chí Thọ – Lương Định Của (hoặc Nguyễn Thị Định). Trên đường Lương Định Của, cấm các loại xe đi thẳng về đường Nguyễn Thị Định. Lộ trình thay thế: Lương Định Của – Mai Chí Thọ – giao lộ Mai Chí Thọ và Đồng Văn Cống – Mai Chí Thọ – Nguyễn Thị Định. Trên đường Nguyễn Thị Định, cấm các loại xe đi thẳng về đường Lương Định Của. Lộ trình thay thế: Nguyễn Thị Định – Mai Chí Thọ – nút giao thông Cát Lái – Mai Chí Thọ – Lương Định Của.
Từ nay đến ngày 10.3.2015, Công ty IDICO thực hiện dự án Đầu tư xây dựng bổ sung nút giao thông tại QL1- hương lộ 2 (thuộc dự án BOT cải tạo nâng cấp QL1 đoạn An Sương – An Lạc), Q.Bình Tân. Vì vậy, Sở GTVT TP buộc phải đóng điểm mở dải phân cách giữa trên QL1 tại giao lộ QL1 – hương lộ 2 – Tây Lân. Tổ chức lưu thông một chiều xe ô tô trên đường hương lộ 2 theo hướng từ QL1 đến Mã Lò). Lộ trình thay thế: Hương lộ 2 – Mã Lò – Ao Đôi (hoặc Tân Kỳ Tân Quý) – QL1. Tổ chức lưu thông một chiều xe ô tô trên đường Tây Lân (đoạn từ QL1 đến đường Liên Ấp.
Tại Q.Gò Vấp, từ ngày 19.7 đến 12.9.2014, Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP sẽ thực hiện dự án Cải tạo hệ thống thoát nước đường Lê Đức Thọ. Vì vậy, từ ngày 19.7 – 2.8, cấm tất cả ô tô và xe 3 bánh lưu thông trên đường Lê Đức Thọ. Lộ trình thay thế: Hướng xe đi từ đường Thống Nhất đến đường Nguyễn Oanh (hoặc đường Lê Hoàng Phái): Thống Nhất – Nguyễn Văn Lượng – Nguyễn Oanh (hoặc đường Lê Hoàng Phái); Hướng xe đi từ đường Nguyễn Oanh (hoặc đường Lê Hoàng Phái) đến Thống Nhất: Nguyễn Oanh (hoặc đường Lê Hoàng Phái) – Nguyễn Văn Lượng – Thống Nhất.
Theo TNO
Chưa thống nhất kiểm tra xe quá tải tại cảng
Ngày 14.5, Sở GTVT TP.HCM cho biết chiều 13.5 tại TP đã diễn ra buổi họp bàn phương án phối hợp giữa Sở GTVT, Công an TP và các doanh nghiệp (DN) kinh doanh cảng, bến, kho bãi trên địa bàn TP trong việc kiểm soát tải trọng ô tô vận tải nặng tại các khu vực cảng, bến, kho bãi...
Lực lượng chức năng triển khai cân kiểm tra xe quá tải - Ảnh: Diệp Đức Minh
Đại diện các cảng cho biết dù đồng tình với chủ trương kiểm soát xe quá tải của Chính phủ nhưng gặp nhiều khó khăn như hàng hóa thường xuyên bị ùn ứ do việc kiểm tra xe quá tải, phải chuyển sang giao nhận hàng chủ yếu vào ban đêm... Đơn cử như tại Cảng Cát Lái, hiện 60% container giao nhận vào ban đêm trong khi trước kia 60% hàng giao nhận ban ngày.
Đại diện cảng Cát Lái cho rằng hàng nhập về nguyên container đã ghi rõ trọng lượng nên chỉ cần đối chiếu với tải trọng ghi trên giấy tờ xe là xác định ngay xe có chở quá tải hay không. Vì vậy, không cần phải rút hàng ra cân lại rất tốn thời gian.
Ông Lê Hồng Việt, Phó chánh thanh tra Sở GTVT TP.HCM, giải thích: "Từ trước đến nay chưa có trường hợp nào quá tải đối với container hàng xuất nhập khẩu. Chỉ có quá tải đối với những mặt hàng rời do hàng được bốc xếp tại cảng để chở ra đường".
Ông Việt cho rằng với những trường hợp này (hàng rời, quá tải do bốc xếp từ cảng), khi lực lượng công vụ phát hiện xe quá tải trên đường, các doanh nghiệp cảng nên cho xe quay lại cảng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cảng không đồng ý cho xe quá tải quay về hạ tải trong cảng vì cho rằng sẽ phát sinh thủ tục, thêm rắc rối.
Một số doanh nghiệp cảng, bến, kho bãi tỏ ra không đồng ý đặt trạm cân cố định ngay trong cảng, bến. Tuy nhiên, theo ông Trần Thế Kỷ, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM, đây là chủ trương của Chính phủ và UBND TP. Các cảng, bến... có ý kiến thì Sở sẽ ghi nhận và báo cáo cấp trên.
Cuộc họp kết thúc nhưng chưa chốt được việc đưa lực lượng thanh tra GTVT vào giám sát cân xe tại cảng, bến, kho bãi...
Theo TNO
Chậm như... metro Theo UBND TP.HCM, đến hết năm 2013 hệ thống xe buýt chỉ mới đáp ứng trên 6% nhu cầu đi lại của người dân trong khi việc phát triển đường sắt đô thị (metro), monorail, BRT... tiến độ rất chậm. Ảnh phối cảnh metro TP.HCM Nhanh nhất phải tới năm 2018 Tại buổi làm việc với ông Akihito Tanaka, Chủ tịch JICA (Cơ...