TP.HCM: Dịch tả heo châu Phi vây tứ phía, lo cho 2.000 hộ nuôi lợn
Các huyện ngoại thành TP.HCM có đàn lợn đang nỗ lực chống dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trước tình trạng dịch đã áp sát tứ phía.
Tăng cường chốt chặn
Huyện Củ Chi là cửa ngõ Tây Bắc của TP.HCM, theo đánh giá của ngành nông nghiệp, với địa bàn tương đối rộng, giáp ranh 3 tỉnh Tây Ninh, Long An và Bình Dương, đồng thời, là nơi có trục đường liên tỉnh vận chuyển gia súc, gia cầm từ các tỉnh đi qua, nên nguy cơ lây lan DTLCP là rất lớn.
UBND TP.HCM đã lập chốt kiểm dịch động vật liên ngành Phước Thạnh đặt trên Quốc lộ 22 tại ấp Mây Trắng (xã Phước Thạnh, huyện Củ Chi). Chốt này do Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 phụ trách. Thời gian hoạt động của các chốt: Trực 24/24h kể cả thứ Bảy, Chủ nhật, ngày lễ và ngày nghỉ.
HTX Chăn nuôi lợn an toàn Tiên Phong (Củ Chi) giờ đã “nội bất xuất, ngoại bất nhập” để bảo vệ đàn lợn trước dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: T.Đ
Hiện, tổng đàn lợn ở huyện Củ Chi hơn 170.900 con. Thời điểm này, trên địa bàn huyện chưa xuất hiện bệnh dịch. Tuy nhiên, huyện vẫn chủ động tăng cường công tác tuyên truyền, đề ra các tình huống ứng phó khi bệnh dịch xảy ra, đồng thời thực hiện các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, kiểm soát vận chuyển lợn và sản phẩm thịt lợn, giám sát và cảnh báo dịch bệnh.
Video đang HOT
Tuy nhiên, huyện Bình Chánh mới là huyện dễ “tổn thương” trước DTLCP. Huyện Bình Chánh là cửa ngõ phía Tây Nam TP.HCM, giao lưu hàng hóa giữa thành phố và các tỉnh miền Tây. Do đó, việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật từ các tỉnh qua địa bàn huyện diễn ra thường xuyên, dễ phát sinh lây nhiễm bệnh DTLCP trên đàn lợn của huyện.
Theo đại diện Trạm Chăn nuôi – Thú y Bình Chánh – Bình Tân, hiện trên địa bàn huyện có 574 hộ chăn nuôi trên 48.360 con lợn. Trong đó, có 159 hộ chăn nuôi ở các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B không đảm bảo vệ sinh môi trường. Đa số sử dụng cơm thừa trong các cửa hàng ăn uống, nhà hàng… nên có nguy cơ lây nhiễm DTLCP trên đàn lợn.
Trong khi đó tại huyện Hóc Môn, ông Đỗ Thanh Hòa – Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, thời gian qua, huyện đã tổ chức cấp phát vôi bột cho các hộ chăn nuôi lợn sử dụng thức ăn thừa trên địa bàn các xã Xuân Thới Thượng, Nhị Bình, Đông Thạnh và Thới Tam Thôn. Đoàn kiểm tra liên ngành phòng, chống dịch của huyện đã tăng cường công tác kiểm tra trên các tuyến đường trọng yếu, tuyến đường giáp ranh tỉnh Long An. Ban An toàn thực phẩm Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn tiếp tục tăng cường kiểm tra, truy xuất nguồn gốc thịt lợn…
Lo cho 2.000 hộ nuôi lợn
Theo Sở NNPTNT TP.HCM, hiện thành phố có khoảng 2.000 hộ chăn nuôi lợn với hơn 300.000 con. Tất cả các hộ chăn nuôi lợn tập trung tại 5 huyện đang triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó 50% số lợn tại huyện Củ Chi.
Một chủ trại nuôi lợn ở Củ Chi đang lo sốt vó với tình hình DTLCP áp sát thành phố. Ảnh: T.Đ
Hiện trước áp lực dịch từ các tỉnh ĐBSCL đang áp sát thành phố, huyện Bình Chánh vẫn chưa được tăng cường lập chốt kiểm dịch. Trên địa bàn huyện chỉ có Trạm kiểm tra động vật An Lạc đặt trên Quốc lộ 1A và một đội kiểm tra lưu động khu vực giáp ranh với Long An. Trên các tuyến đường huyết mạch về miền Tây, như: Đường Nguyễn Hữu Trí, cao tốc TP.HCM – Trung Lương, Quốc lộ 50 chưa đặt chốt kiểm dịch.
Ông Nguyễn Văn Tủi – Phó Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân thành phố (Hội Nông dân TP.HCM) chia sẻ, nếu thành phố bị dịch tấn công, 300.000 con lợn thiệt hại không là bài toán của một thành phố đầu tàu kinh tế của cả nước, nhưng nhiều hộ nuôi lợn sẽ bị thiệt hại nặng.
“Chính phủ đã công bố sẽ hỗ trợ 80% cho các hộ nuôi lợn bị thiệt hại bởi DTLCP, nhưng nhiều hộ dân vẫn sẽ tổn thương về kinh tế. Nhiều năm nay thành phố đã tốn nhiều tiền của, công sức để hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, thoát nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới. Vì thế, nếu DTLCP tấn công, thành phố phải dồn sức hỗ trợ nông dân thiệt hại hơn” – ông Tủi cho biết.
Theo Danviet
Khuyến nghị VN công bố dịch tả lợn châu Phi là tình trạng khẩn cấp quốc gia
FAO khuyến nghị Việt Nam cần sớm công bố dịch tả lợn châu Phi là tình trạng khẩn cấp quốc gia, áp dụng các biện pháp phân vùng để ngăn chặn dịch lây lan với khoảng cách xa.
Kiểm tra, phun thuốc khử trùng tại chốt kiểm dịch động vật trên QL1 đoạn qua xã Vĩnh Chấp (H.Vĩnh Linh, Quảng Trị) . ẢNH: NGUYỄN PHÚC
Ngày 19.3, thông tin từ Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) tại VN cho biết, đoàn chuyên gia về dịch tả lợn châu Phi đã có chuyến khảo sát về các ổ dịch tại 2 tỉnh Thái Bình và Hải Phòng, thu thập các thông tin thực tế công tác phòng chống dịch, kiểm soát giết mổ và xử lý môi trường.
Các chuyên gia của FAO nhận định, chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, thực hành chăn nuôi an toàn sinh học ở mức độ thấp và thói quen sử dụng thức ăn dư thừa để chăn nuôi... là những nguy cơ khiến dịch lây lan, dù các địa phương đã kiểm soát tốt tiêu hủy lợn bệnh, vận chuyển và giết mổ.
Ngay sau chuyến khảo sát, các chuyên gia của FAO đã có khuyến nghị với Bộ NN-PTNT áp dụng một số biện pháp triển khai ngay lập tức, ngắn hạn và trung hạn để chặn dịch lây lan. Đáng chú ý, FAO khuyến nghị VN cần sớm công bố dịch tả lợn châu Phi là tình trạng khẩn cấp quốc gia, áp dụng các biện pháp phân vùng để ngăn chặn dịch lây lan với khoảng cách xa.
Tăng chốt kiểm soát ngăn chặn dịch
Theo thông tin từ Cục Thú y và các địa phương, đến nay dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 294 xã, phường tại 19 tỉnh, TP các tỉnh phía bắc và Trung bộ. Trong đó, Thừa Thiên-Huế là tỉnh mới nhất ghi nhận có dịch tả lợn châu Phi.
Chi cục Thú y tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết đến chiều qua chưa xảy ra thêm trường hợp lợn chết bất thường ở xã Phong Sơn (H.Phong Điền) và khu vực lân cận, sau khi có ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên tại thôn Hiền An hôm 18.3 (Thanh Niên đã thông tin). Tuy nhiên, lực lượng chức năng địa phương đã tăng cường phòng chống dịch, lập 2 chốt kiểm soát ở khu vực xảy ra ổ dịch để kiểm tra, tiêu độc khử trùng; những nơi mua bán, giết mổ, tiêu thụ thịt lợn cũng được kiểm soát. Đáng chú ý, xã Phong Sơn là vùng bán sơn địa, cách QL1 gần 15 km; chủ nuôi phát hiện ổ dịch (gia đình ông Tạ Hồng Uẩn) cũng không cho lợn ăn gì bất thường ngoài thức ăn công nghiệp, rau quanh nhà... nhưng dịch bệnh vẫn "xâm nhập". UBND H.Phong Điền đang nghi vấn nguồn lây bệnh có thể theo chân du khách đến một địa điểm du lịch sinh thái gần nơi ổ dịch.
Tại Quảng Trị cũng gấp rút thành lập chốt kiểm dịch động vật liên ngành trên QL1 đoạn qua xã Mỹ Chánh (H.Hải Lăng), ngay sau khi có tin xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi ở H.Phong Điền (Thừa Thiên-Huế). Đồng thời, UBND tỉnh yêu cầu H.Hải Lăng lập chốt kiểm dịch động vật ở các xã có tuyến đường giáp ranh với H.Phong Điền. Trước đó, Quảng Trị lập 2 chốt kiểm dịch động vật liên ngành trên đường Hồ Chí Minh tại TT.Bến Quan (H.Vĩnh Linh) và QL1 tại xã Vĩnh Chấp (H.Vĩnh Linh); cả hai chốt hoạt động từ ngày 8.3, mỗi ngày kiểm tra 20 - 30 lượt phương tiện vận chuyển động vật qua địa bàn. Ngoài ra, nhánh đường xuyên Á giáp Lào cũng đang được địa phương giám sát chặt xe chở động vật lưu thông.
Tỉnh Quảng Nam có 2 chốt kiểm dịch động vật tạm thời trên QL1 được thành lập để phục vụ công tác phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, chính thức hoạt động từ hôm nay (20.3). Chốt ở đầu mối giao thông phía bắc đặt tại thôn Bồ Mưng 1 (xã Điện Thắng Bắc, TX.Điện Bàn), chốt ở đầu mối giao thông phía nam đặt tại thôn Hòa Đông (xã Tam Nghĩa, H.Núi Thành).
Theo Thanhnien
3 giờ sáng, Chủ tịch T.T-Huế đột xuất kiểm tra phòng chống dịch tả lợn 3h30 sáng 7/3, Chủ tịch UBND Thừa Thiên - Huế kiểm tra đột xuất công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi tại chốt kiểm dịch trên QL1 Ông Phan Ngọc Thọ kiểm tra sổ kiểm dịch tại chốt kiểm dịch trên QL1 phía Bắc tỉnh (xã Phong Thu) Ông Phan Ngọ Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế kiểm...