TP.HCM đề xuất trung ương hỗ trợ 17.234 tỉ làm 3 dự án quan trọng
UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư đề xuất bố trí vốn từ ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho 3 dự án trọng điểm, cấp bách tại TP.HCM gồm: cao tốc TP.HCM – Mộc Bài, cải tạo kênh Hy Vọng và rạch Xuyên Tâm.
Cư dân sinh sống trong khu vực rạch Xuyên Tâm ô nhiễm vì rác thải – Ảnh: NHẬT THỊNH
Theo đó, hiện nay TP.HCM đã lập phương án bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 dựa trên mức vốn được Quốc hội thông qua. Tuy nhiên nguồn vốn chỉ đủ để bố trí cho các dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020 qua giai đoạn 2021-2025, không đủ cân đối để thực hiện các dự án đầu tư mới trọng điểm, cấp bách trong giai đoạn 2021-2025.
Hiện nay, TP.HCM đã và đang ưu tiên sử dụng nguồn vốn ngân sách TP để đảm bảo kinh phí cho công tác phòng chống dịch COVID-19, nên nguồn vốn phân bổ cho các dự án đầu tư công rất khó khăn. Do đó, TP.HCM rất cần Bộ Kế hoạch và đầu tư quan tâm đề xuất, kiến nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận bổ sung vốn ngân sách trung ương trong giai đoạn 2021-2025 cho TP.HCM để đầu tư một số dự án trọng điểm, cấp bách.
Video đang HOT
Qua rà soát, TP xác định 3 dự án trọng điểm cấp bách trong lĩnh vực giao thông và hạ tầng đô thị cần ưu tiên triển khai đầu tư trong giai đoạn 2021-2025.
Cụ thể là dự án xây dựng cao tốc TP.HCM – Mộc Bài có tổng mức đầu tư dự kiến 15.900 tỉ đồng. Trong đó, chi phí bồi thường mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn TP.HCM là 5.901 tỉ đồng, địa bàn tỉnh Tây Ninh 1.532 tỉ đồng. TP đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ TP.HCM 5.901 tỉ đồng cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
Dự án thứ hai là nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm (từ kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đến sông Vàm Thuật) có tổng mức đầu tư 9.353 tỉ đồng. Dự án sẽ giải tỏa các căn nhà lụp xụp ven kênh, làm đường giao thông nhằm thay đổi bộ mặt đô thị, nâng cao chất lượng đời sống người dân. Với dự án này, TP đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ toàn bộ để đầu tư dự án.
Cuối cùng là dự án cải tạo kênh Hy Vọng (quận Tân Bình) nhằm khơi thông dòng chảy, chống ngập úng cho khu vực sân bay Tân Sơn Nhất và vùng lân cận có vốn đầu tư 1.980 tỉ đồng. TP đề nghị được ngân sách trung ương hỗ trợ 1.980 tỉ đồng để thực hiện dự án này.
Như vậy, tổng số vốn mà TP.HCM đề nghị được ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 hỗ trợ thực hiện 3 dự án là 17.234 tỉ đồng. TP cam kết sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục pháp lý để triển khai và sớm hoàn thành dự án, góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân…
Đề xuất đầu tư hơn 96 triệu USD nâng cấp, mở rộng 5 cầu, hầm trên tuyến Quốc lộ 1
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông vừa ký văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đề xuất dự án mở rộng một số cầu, hầm trên tuyến Quốc lộ 1 sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc.
Cầu Xương Giang trên cao tốc Hà Nội - Bắc Giang. Ảnh: baobacgiang.com.vn
Hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải đang khẩn trương chuẩn bị công tác đầu tư các dự án được dự kiến trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, bao gồm các dự án dự kiến sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trong thời gian tới.
Cụ thể, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tập trung vào các dự án trọng điểm, liên kết vùng, có tác động lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội như: Hệ thống các trục đường cao tốc, đường vành đai đô thị...; trong đó, có dự án mở rộng một số cầu, hầm trên Quốc lộ 1 (Quốc lộ 1A).
Về nguồn vốn, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất dự án sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc thông qua Quỹ hợp tác phát triển kinh tế (EDCF).
"Dự án sẽ tiến hành xây dựng mới một số công trình trên Quốc lộ 1, gồm: Cầu Xương Giang bắc qua sông Thương (tỉnh Bắc Giang), cầu Như Nguyệt bắc qua sông Cầu (tỉnh Bắc Ninh), cầu Gianh bắc qua sông Gianh (tỉnh Quảng Bình), cầu Quán Hàu bắc qua sông Nhật Lệ (tỉnh Quảng Bình), hầm Đèo Ngang kết nối Hà Tĩnh và Quảng Bình", Bộ Giao thông Vận tải thông tin.
Theo đánh giá của Bộ Giao thông Vận tải, việc đầu tư các dự án trên nhằm từng bước hoàn thiện quy hoạch giao thông vận tải đối với Quốc lộ 1, đảm bảo quy mô 4 làn xe cơ giới, nâng cao khả năng kết nối và năng lực khai thác của Quốc lộ 1; giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng trong khu vực.
Dự kiến tổng mức đầu tư dự án khoảng 2.223 tỷ đồng, tương đương hơn 96 triệu USD. Cơ cấu nguồn vốn gồm: Vốn vay ODA của EDCF khoảng 1.839 tỷ đồng (hơn 79 triệu USD) và vốn đối ứng trong nước 384 tỷ đồng (hơn 16 triệu USD). Bộ Giao thông Vận tải giao Ban Quản lý dự án 2 là đơn vị lập đề xuất dự án, thời gian thực hiện dự án khoảng 4 năm sau khi hiệp định tài trợ có hiệu lực (dự kiến từ 2022 - 2026).
"Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt đề xuất dự án mở rộng một số cầu, hầm trên Quốc lộ 1 sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc thông qua Quỹ hợp tác phát triển kinh tế", văn bản nêu rõ.
Vừa ngồi vào "ghế nóng", Bộ trưởng Giao thông làm việc gì đầu tiên? Việc đầu tiên của ông Nguyễn Văn Thể khi ngồi vào "ghế nóng" Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) nhiệm kỳ mới là chủ trì một cuộc họp bàn cách "tiêu tiền" và đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm. Ngày 28/7, Quốc hội biểu quyết thông qua các Nghị quyết về phê chuẩn việc bổ nhiệm Phó Thủ...