TPHCM: Để tụ tập bất kể lý do, người đứng đầu địa phương bị xử lý nghiêm
UBND TPHCM đã đưa ra những biện pháp cụ thể, quyết liệt trong thực hiện các biện pháp cách ly xã hội theo Chỉ thị 16, nhằm đạt mục tiêu bảo vệ bằng được tính mạng, sức khỏe người dân.
Ngày 24/7, Chủ tịch UBND TPHCM , đã ký ban hành văn bản về việc tăng cường mạnh mẽ các biện pháp thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng.
UBND TPHCM cho biết, các biện pháp tăng cường nhằm thực hiện bằng được mục tiêu bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân, ngăn chặn số ca nhiễm mới, hạn chế tối đa trường hợp tử vong, bảo vệ hệ thống y tế và khả năng điều trị, cứu chữa bệnh nhân.
Tuyệt đối không tiếp xúc trong khu phong tỏa
UBND TPHCM yêu cầu các địa phương xác định phạm vi phong tỏa phù hợp, không quá hẹp để bỏ sót F1, F0, nhưng cũng không quá rộng để ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
Trong thời gian áp dụng biện pháp phong tỏa, việc “người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình” phải được thực hiện triệt để. Người dân chỉ ra ngoài khi có yêu cầu cấp cứu y tế. Chính quyền cùng các tổ chức có nhiệm vụ mang nhu yếu phẩm thiết yếu đến từng nhà hoặc đi chợ thay.
Trong thời gian tới, TPHCM yêu cầu áp dụng phong tỏa, việc “người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình” phải được thực hiện triệt để.
Từng địa bàn thành lập Tổ công tác quản lý tại các khu phong tỏa, trong đó có sự tham gia của công an, quân sự, thanh niên xung phong, các đoàn thể và tổ Covid-19 cộng đồng.
Chính quyền địa phương phối hợp lực lượng công an, quân sự thường xuyên tổ chức tuần tra, giám sát việc thực hiện triệt để yêu cầu giãn cách, nhất là ở khu hẻm nhỏ, chằng chịt, đông người, mật độ dân số cao.
UBND TPHCM cho biết, trong trường hợp tổ chức, cá nhân cần trợ giúp về lương thực, thực phẩm, các tổ quản lý cần đưa đến từng hộ dân, không để người dân ra ngoài giao nhận trực tiếp, các trường hợp vi phạm cần bị xử lý nghiêm.
Nơi để xảy ra tụ tập, vi phạm giãn cách với bất kỳ lý do gì, người đứng đầu và những cá nhân liên quan tại địa phương sẽ bị xử lý nghiêm khắc.
Chính quyền các địa phương định kỳ đánh giá mức độ an toàn nơi phong tỏa và kịp thời gỡ phong tỏa từng phần đối với những khu vực đủ điều kiện.
Đối với các khu cách ly, người đang áp dụng biện pháp cách ly y tế cần tuyệt đối chấp hành quy định, không ra khỏi phòng và không tiếp xúc trực tiếp với người khác.
Video đang HOT
Các gia đình có ca F0, F1 thực hiện cách ly tại nhà thực hiện nghiêm theo hướng dẫn của ngành y tế, tuyệt đối không ra khỏi nhà, lương thực, thực phẩm thiết yếu sẽ được chính quyền hỗ trợ, cung cấp tại nhà.
Những đối tượng nào được hoạt động?
Trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16 và các biện pháp tăng cường, UBND TPHCM yêu cầu các cơ quan, đơn vị Nhà nước tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức người lao động sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà.
Những trường hợp thật sự cần thiết như trực chiến đấu, trực chống dịch, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại công sở.
Các đơn vị ngành ngân hàng, chứng khoán bảo đảm hoạt động mức độ duy trì công suất tối thiểu.
Quy định mới của TPHCM thu hẹp lại những lĩnh vực được hoạt động để phòng, chống Covid-19.
Các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thiết yếu như y tế, dược phẩm, lương thực, thực phẩm, cung cấp suất ăn công nghiệp cho các bệnh viện, các khu cách ly, các bệnh viện dã chiến thu dung điều trị, các doanh nghiệp đang thực hiện phương án “3 tại chỗ”, các bếp ăn từ thiện, cung cấp điện, nước, xăng dầu, gas, bưu chính, viễn thông, vệ sinh công cộng, duy tu các lĩnh vực giao thông đô thị và hạ tầng kỹ thuật đô thị, vận chuyển hàng hóa thiết yếu, kho bạc Nhà nước, dịch vụ tang lễ, các đơn vị đang phục vụ công tác hậu cần trong phòng, chống dịch, các cơ sở lưu trú (khách sạn) đang thực hiện hỗ trợ các đội ngũ y bác sĩ lưu trú và phục vụ cách ly cho các chuyên gia… được phép hoạt động thời gian này.
Các doanh nghiệp vận tải hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân, dịch vụ logistic vẫn được hoạt động.
Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện theo quy định của doanh nghiệp được cho phép hoạt động; kiên quyết dừng ngay lập tức và xử phạt nghiêm đối với các trường hợp hoạt động không bảo đảm các yêu cầu công tác phòng, chống dịch.
Các hoạt động cung ứng lương thực, thực phẩm chỉ được phép hoạt động theo mô hình mới, có quy mô giảm còn khoảng 30%, chỉ cho phép kinh doanh lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu.
Nâng cao hiệu quả xét nghiệm, điều trị, tiêm vắc xin
Trong công tác xét nghiệm, UBND TPHCM yêu cầu các đơn vị thực hiện truy vết, xét nghiệm nhanh, tìm nguồn F0 và cách ly F1 sớm, tránh lây lan trong cộng đồng.
Trong đó, việc xét nghiệm sẽ kết hợp giữa test nhanh kháng nguyên với hướng dẫn tạm cách ly tại nhà đối với người chờ kết quả khẳng định của xét nghiệm PCR.
Đối với công tác điều trị, ngành y cần nâng cao năng lực, áp dụng kết hợp cả đông và tây y, vận động các cơ sở y tế tư nhân cùng tham gia điều trị, tăng cường hệ thống trang thiết bị, nhân lực để đảm bảo luôn làm chủ trong mọi tình huống.
TPHCM yêu cầu các đơn vị nâng cao hiệu quả trong xét nghiệm, điều trị và tiêm vắc xin Covid-19.
Đối với công tác tiêm vắc xin Covid-19, UBND TPHCM yêu cầu ngành y triển khai đảm bảo an toàn, công bằng, minh bạch, trong đó ưu tiên cho người cao tuổi (trên 65 tuối) và người có bệnh nền.
TPHCM cũng đặt mục tiêu đẩy nhanh công tác đàm phán và mua vắc xin, phấn đấu đến Quý I năm 2022 có 2/3 dân số thành phố được tiêm chủng.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, số ca mắc vẫn tăng cao mỗi ngày, TPHCM đã quyết định tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 đến hết ngày 1/8. Trong quãng thời gian này, thành phố sẽ thực hiện các biện pháp quyết liệt hơn để đảm bảo việc giãn cách trong xã hội.
Trong ngày 24/7, Bộ Y tế tiếp tục công bố 5.396 bệnh nhân mắc Covid-19 tại TPHCM. Trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4, thành phố đã ghi nhận 55.870 bệnh nhân, cao nhất trong số các tỉnh, thành phố.
Những ngày gần đây, số bệnh nhân Covid-19 được điều trị khỏi và xuất viện trên địa bàn có xu hướng tăng. Trong ngày 24/7, hơn 2.000 người đã được xuất viện.
"Quân của anh 'gục' hết rồi! Mọi người vẫn đang làm việc cố cho xong": Dòng tin nhắn nghẹn lòng của bác sĩ đang làm việc đến 200% công suất ở tâm dịch Bắc Giang
Tất cả các y bác sĩ, nhân dân đều đang từng ngày, từng giờ đồng lòng quyết tâm chặn đứng dịch bệnh COVID-19 này!
Cuộc chiến với COVID-19 đang trong giai đoạn căng thẳng. Hàng ngày, số ca nhiễm mới đều tăng lên, hệ thống y tế đang làm việc hết sức mình để dập dịch. Hình ảnh những y bác sĩ đang đổ mồ hôi giữa tâm dịch khiến cho tất cả chúng ta đều quặn lòng. Dưới đây là bút ký "Những ngày chống dịch" của một cán bộ công tác tại Bộ Y tế:
Mình không biết hôm nay là thứ mấy nữa, chỉ biết số ngày 24, 25, 26 theo trong các báo cáo hằng ngày của Bộ phận thường trực, số liệu bản tin tình hình dịch, tổng hợp nhanh thông tin làm việc trong ngày của các tiểu ban...
Hôm nay, lần đầu tiên khi nhận nhiệm vụ đi chống dịch, mình đã khóc... Bật khóc vì cảm nhận chân thực được sự vất vả, hi sinh nhưng không lời kêu than của 215 thầy trò và sinh viên trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương về tâm dịch thôn Núi Hiểu thực hiện lấy mẫu test nhanh. Các em sẽ đi lấy mẫu từng hộ gia đình của thôn Núi Hiểu và công nhân đang cách ly tại thôn, khoảng gần 8000 mẫu.
Nước mắt lặng lẽ cứ lăn dài trong lớp khẩu trang khi ngồi trên xe về UBND tỉnh để họp trực tuyến với điểm cầu chính phủ, nước mắt cứ trào lên khi thỉnh thoảng trong ngày lại nghĩ về "khoảnh khắc" hoà vào trong hơn 200 chiến binh trẻ tuổi đó...
Các em đến, làm cho không gian của nhà văn hoá thôn rộn ràng đánh tan sự im lìm trước đó. Không khí khẩn trương, hối hả, tiếng hiệu lệnh át tiếng trao đổi, tiếng trò chuyện dần tắt hẳn khi 200 con người tự đứng vào từng hàng lối. Chẳng nhìn rõ mặt ai, tất cả đều chỉ nhận nhau qua những con số được đánh sau lưng, những cái tên đơn giản viết vội.
Và trong lúc khẩn trương đó, mình nhận ra em Ninh - người mà ở hồi ký trước mình nhắc đến với anh trưởng nhóm "đầu trọc" ấn tượng thông qua chữ ngắn vẻn vẹn "Ninh Phân phối". Không kịp chụp với nhau kiểu ảnh, chị nhận ra em qua thông tin đó, em cũng lại chỉ chào vội rồi quay ra phân chia dụng cụ cho các bạn trong đoàn.
THƯƠNG! Vì sao sáng nay Bắc Giang lại nắng gắt thế này. Mới 7h30 sáng mà cái nắng bỏng rát da, mình mặc quần áo thôi đã đầm đìa mồ hôi, các em phải mặc đồ bảo hộ cấp 4 thì sẽ mệt mỏi thế nào đây. Sáng thì nắng gắt, bỗng chiều thì đổ cơn mưa rào xối xả. Các em đi lấy mẫu trú mưa thế nào...
THƯƠNG! Vì đây cũng đều là những người con, người anh, người chị, người em của một ai đó, giả sử nếu đây là con em mình thì thương con chứ, lại thấy trực tiếp con đang phải vất vả đi chống dịch thì lòng cha mẹ, anh em nào lại chẳng càng xót.
THƯƠNG! Nghĩ chỉ vì đại dịch này mà bản thân anh chị em mình, những cô cậu bé ở đây vẫn còn tuổi ăn, tuổi lớn đã phải xông pha trận mạc. Thông tin cá nhân của các em khi đi chống dịch chỉ được viết mã hoá bằng các con số, bằng tên ngắn,..
Ôi, căm phẫn cái con virus chết tiệt này, khiến anh chị em mình, hàng nghìn, hàng triệu con người khổ sở theo. Cả đất nước Việt Nam của mình, nhân dân Bắc Giang nói riêng đang căng mình chống dịch...
Mình thực sự cảm nhận được trận chiến trên chiến trường này, tướng sĩ và quân đang từng giờ, từng ngày đồng lòng quyết tâm đập tan "kẻ thù" này!!
Và những thiên thần áo trắng ở đây thật sự đã trở thành những chiến binh quả cảm vì sức khoẻ nhân dân mà đánh đuổi kẻ thù.
Người anh nhễ nhại, đầm đìa mồ hôi; những người em ngồi họp nhóm phân chia, đánh dấu thông tin nhân lực, bảng biểu thống kê; người thầy chỉ huy gào khản cổ vì không kịp lấy loa để hướng dẫn các em thực hiện quy trình, thông tin báo cáo,...
22h30 mình gọi cho người thầy chỉ huy đó để trao đổi công việc, anh vẫn đang họp ở Việt Yên. Vì kế hoạch tăng tốc xét nghiệm khẩn trương, làm gọn trong ngày không để kéo sang thêm ngày nữa, mình hiểu cả đội đã làm đến 200% công suất, sẽ rất mệt nên cũng nhắn tin cho anh trao đổi nhanh. Anh chỉ nhắn vẻn vẹn được 2 dòng cho mình:
- Quân của anh "gục" hết rồi!
- Mọi người vẫn đang làm việc ở Núi Hiểu, đang cố cho xong, em à!
Chung tay giảm thiểu tác động tiêu cực của COVID-19 Dự án chung tay giảm thiểu tác động tiêu cực của COVID-19 đối với các nhóm dân số dễ bị tổn thương tại Việt Nam sẽ được thực hiện tại 14 tỉnh, thành phố của Việt Nam bao gồm: Thái Nguyên, Điện Biên, Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Nam và Đắk Lắk, An Giang,...