TP.HCM: Đề nghị phạt nặng vi phạm giao thông ở ngoại thành
TPHCM cho rằng việc tiếp tục mở rộng áp dụng mức xử phạt cao đối với vi phạm giao thông trên toàn địa bàn, không phân biệt nội thành và ngoại thành là điều cần thiết.
Ngày 26/6, UBND TP.HCM đã trình văn bản kiến nghị Quốc hội và Chính phủ xem xét chấp thuận cho TP.HCM trong thời gian tới mở rộng việc áp dụng mức xử phạt cao trên toàn địa bàn TP, không phân biệt nội thành và ngoại thành với thời gian thí điểm kéo dài nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu kéo giảm tai nạn giao thông.
Trước đó, thành phố đã ban hành quy định phạm vi áp dụng thí điểm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với một số vi phạm trong khu vực nội thành theo Nghị định số 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Thời gian xử phạt từ 20/5/2010 đến hết ngày 20/5/2013.
TP.HCM muốn xử chung một mức phạt vi phạm giao thông trên địa bàn, không phân biệt nội hay ngoại thành.
Theo đó, phạm vi áp dụng thí điểm bao gồm tuyến đường vành đai và toàn bộ các đường bên trong tuyến vành đai, ngoại trừ một số đường (hoặc đoạn đường) thuộc địa bàn huyện hoặc ngoài địa bàn TP
Cụ thể, các tuyến đường vành đai được xác định là: quốc lộ 1A (bắt đầu từ nút giao thông Thủ Đức) – đại lộ Nguyễn Văn Linh – đường dẫn vào cầu Phú Mỹ – cầu Phú Mỹ – đường vành đai phía Đông TP – đường Nguyễn Thị Định – xa lộ Hà Nội – nút giao thông Thủ Đức.
Video đang HOT
Tuy nhiên, một số tuyến đường hoặc đoạn đường nằm trong khu vực nói trên, nhưng thuộc địa bàn huyện thì không thuộc phạm vi áp dụng thực hiện xử phạt vi phạm hành chính đối với một số vi phạm trong khu vực nội, ngoại thành – theo tinh thần Nghị định 34.
Nhiều đoạn đường trên đại lộ Nguyễn Văn Linh thuộc địa bàn huyện Bình Chánh giáp ranh với địa bàn quận 8 và một số đoạn trên quốc lộ 1A thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương giáp ranh với quận Thủ Đức cũng không bị xử lý với mức phạt nội thành.
Thành phố nhận thấy sau thời gian áp dụng thí điểm mức xử phạt cao trong khu vực nội đô, nhận thức của người dân trong việc chấp hành pháp luật về giao thông đã được nâng cao. Các hành vi lấn chiếm trái phép lòng đường, vỉa hè đã giảm đáng kể, góp phần giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn và ùn tắc giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông và mỹ quan đô thị.
Chính vì vậy, thành phố cho rằng việc tiếp tục mở rộng áp dụng mức xử phạt cao trên toàn địa bàn, không phân biệt nội thành và ngoại thành là điều cần thiết.
Theo VietNamNet
Xâm nhập "cà phê sung sướng" ngoại thành Hà Nội
Hiện nay, vùng ven quanh thành phố Hà Nội, tệ nạn mại dâm núp dưới hình thức quán cà phê đang ngày càng nhiều, để biết rõ về những mánh khoé làm ăn phi pháp này, chúng tôi đã thâm nhập vào những ổ tệ nạn này...
Khung cảnh tối tăm, cộng với những bức tranh khêu gợi trên tường khiến nhiều khách phát sinh nhu cầu "sung sướng".
Theo chân một anh bạn mới quen, tôi cùng anh vào một quán cà phê tại xã Lâm Hộ, huyện Mê Linh, Hà Nội. Lâm Hộ là một xã ngoại thành của thành Hà Nội. Đây là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, trong đó có những khu công nghiệp lớn như khu công nghiệp Quang Minh.
Lối vào xã Lâm Hộ là trên đường lên sân bay Nội Bài đến đoạn Metro rẽ trái, đi thẳng vào, người ngoài làng nhận ra địa phận xã Lâm Hộ là nhờ những quán cà phê đèn mờ dọc đường vào làng. Có một điểm giống nhau của những quán cà phê này là luôn có là những cô nhân gái ăn mặc " mát mẻ" lượn lờ trước của quán.
Nhưng muốn thưởng thức "cà phê sung sướng" chắc chắn phải có người quen đi cùng, vì quan điểm của các chủ quán là chỉ phục vụ những khác quen biết và đặt " hàng" từ trước nếu có như cầu, còn những người lạ và không quen biết chỉ vào quán uống cà phê giải khát bình thường mà thôi.
Cà phê, mat xa và hơn thế nữa...
Gọi là quán cho lịch sự nhưng chính xác đây chỉ giống một nhà trọ lụp xụp được cho thuê lại ngoài mặt đường có giá 2 triệu, trong quán không có gì cầu kì, trang trí đẹp mắt cả, ngoài hai hàng nghế mây bình thường, một chiếc tủ lạnh, một dàn hát karaoke, chạy dọc xuống dưới khu nhà là những khoang buồng được ngăn chia thành những ô nhỏ, cho khách nằm matxa cùng các nhân viên của quán.
Bước vào quán cùng anh bạn, chị chủ quán trông còn khá trẻ tên Hoàng Thị Diễm Hằng niềm nở mời gọi, sau một hồi trò chuyện, chị chủ quán hỏi hai chúng tôi uống gì. Vẫn đang ngồi tiếp chuyện chúng tôi thì hai nhân viên trông cũng trẻ đẹp, (chị chủ giới thiệu tên Trần Thu Nguyệt, SN 1992 quê Thái Nguyên) chạy đến nói có khách gọi và yêu cầu được "đi khách", được chỉ chủ quán đồng ý, 15 phút sau đã có một người thanh niên trông bặm chợm đón ở cửa, hai người lao nhanh đến một nhà nghỉ nằm ở gần đó.
Khi khách vào quán và vào những ô được che như thế này cùng với nữ nhân viên, khó biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Cùng người bạn sau một hồi lân la tán chuyện, thấy tôi cởi mở chuyện trò chị cùng dần dần quen. Chị bảo, muốn đi tàu nhanh với nhân viên của quán thì chị giới thiệu, còn giá cả thì tự trao đổi với nhau. Nhưng nếu đi, khách phải trả tiền phòng.
Chị nói, chị mở quán này được khoảng 3 tháng, ở đây vắng vẻ lại là ngoại thành nên nhiều khi làm ăn cũng dễ, không phải lo bọn đầu gấu đầu mèo đến đòi bảo kê.
Về đội ngũ nhân viên, bà chủ Diễm Hằng có vẻ khá tự hào. Theo giới thiệu, nhân viên trong quán đều là những em được điều về từ nhiều nơi, như Phú Thọ, Hải Phòng, Thái Nguyên và Hưng Yên. Dường như để khách yên tâm, bà chủ nhấn mạnh, "những mối này đều lấy từ mối quen nên yên tâm về gốc gác".
Tâm sự của nhân viên mat xa
Khi chúng tôi đang ngồi ở phòng khách thì có hai cô nhân viên đi từ phòng tẩm quất ra, hai cô ngồi và tự bắt chuyện với tôi rất tự nhiên. Khi nói chuyện và hỏi về mình cô nhân viên vô tư giới thiệu tên là Lan quê Thái Nguyên, đã làm ở đây gần hai tháng. Nhân viên Lan hết lời khen ngợi "chủ tốt lắm, đối đãi với nhân viên tử tế, chúng em làm ở đây cũng nhàn, ban ngày thì chỉ ăn, ngủ, chơi là chủ yếu. Nếu đi khách thì chủ yếu là buổi đêm từ 7h tối đến tận 2 giờ sáng".
Theo Lan, sở dĩ phải hoạt động đêm khuya vì ở đây là khu công nghiệp, lúc ấy tan tầm công nhân nghỉ thì mới đông, quán em từ 7 giờ tối thì đông lắm, nhiều khách muốn đi, nhưng chủ yếu là đi " tàu nhanh" , còn đi qua đêm thì ít lắm.
Giá một lần "tàu nhanh" khoảng 300 trăm nghìn, khách bao tiền phòng. Qua đêm thì giá khoảng 600, 700 nghìn nhưng khách cũng phải bao tiền phòng. Theo Lan, sau khi đi khách về lại quán cô và các nhân viên khác phải chia tiền cho bà chủ theo tỷ lệ chủ 40, nhân viên 60.
Khi không có khách, các nhân viên tranh thủ ngủ ngay tại chiếc giường dùng để mat xa này.
Lan cũng tâm sự rằng, cô đã chồng, nhưng nhà chồng không ra gì, nghèo thì đã đành, nhưng bố chồng thì suốt ngày say rồi đánh đập con dâu. Chồng Lan không bảo vệ được vợ. Lan bảo từ khi về làm dâu, chưa ngày nào Lan không bị bố chồng mắng hay đánh. Việc Lan chọn quán cà phê này làm chốn dừng chân và làm gái cũng vì bố chồng em uống rươu say đánh em nhừ tử, bắt chồng phải li dị Lan. Cô đã bỏ nhà đi ngay sau đó. Cuộc nói chuyện của tôi và Lan còn đang dở chừng thì chị chủ quán gọi đi khách, Lan nhanh nhẹn chạy ra cửa, ngoài kia đã có người đàn ông lạ chờ sẵn...
Đúng như lời Lan nói, càng về chiều muộn quán cà phê càng đông khách. Để phục vụ các "thượng đế" cả chủ và nhân viên ai nấy đều mặt tươi như hoa. Chúng tôi nhìn thấy những cánh tay vẫy vẫy, những cái gật đầu và những chuyến xe sáng đèn trong chiều muộn rời khỏi quán... Có lẽ cơ quan chức năng cần sớm có biện pháp can thiệp tại đây, để tệ nạn này không thể công khai như đang trước mắt tôi...
Theo VNMedia
Phạt nặng những người vi phạm Luật giao thông hối lộ cảnh sát Trong tháng 4-2012, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ - đường sắt Công an TP.Hồ Chí Minh lập biên bản xử lý 390 trường hợp người tham gia giao thông phạm luật đưa hối lộ CSGT với tổng số tiền trên 42 triệu đồng. CSGT đội Bàn Cờ xử phạt vi phạm Ảnh: Minh Nghĩa Ngày 14-4-2012, tại giao lộ Nam...