TP.HCM đề nghị giao dự án để xây dựng đường giao thông
Ngày 16.10, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín cho biết thành phố vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, kiến nghị về cơ chế thực hiện phương thức “ thanh toán Hợp đồng BT (xây dựng-chuyển giao) bằng giao dự án khác” đối với Dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường giao thông chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm (Quận 2).
Khu đô thị mới Thủ Thiêm nhìn từ Bến Nhà Rồng, Q.1
Theo ông Nguyễn Hữu Tín, Khu đô thị mới Thủ Thiêm là khu trung tâm đô thị mới mang tầm cỡ khu vực và quốc tế nhằm mở rộng trung tâm hiện hữu của thành phố và đảm nhiệm bổ sung một số chức năng mà trung tâm thành phố hiện nay còn thiếu và hạn chế phát triển.
Tuy nhiên, viêc mơi goi đâu tư và triên khai thực hiện các dự án trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm đến nay vẫn còn rất chậm và gặp nhiều khó khăn.
Một trong những nguyên nhân chính là do tình hình bất động sản vẫn còn hết sức khó khăn. Do đó, hiện các nhà đầu tư bất động sản trong và ngoài nước rất khó có thể tập trung đủ năng lực và nguồn vốn để đầu tư những dự án lớn trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hữu Tín cho biết, căn cứ theo quy hoạch đã được duyệt, Khu đô thị mới Thủ Thiêm có 4 tuyến đường giao thông chính (bao gồm Đại lộ Vòng Cung, đường ven hồ trung tâm, đường ven sông Sài Gòn, đường trên cao qua vùng châu thổ bằng bê-tông nhựa, với tổng chiều dài khoảng 11,9km) và 10 cầu đường bộ cùng các hạng mục và công trình tiện ích khác.
Kiến nghị đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án
Ngày 2.11.2009, Thủ tướng Chính phủ có công văn chấp thuận đầu tư dự án xây dựng 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm theo hình thức Hợp đồng BT. Hiện tại, thành phố đang hoàn chỉnh thủ tục theo quy định để triển khai thi công dự án sớm.
UBND TP.HCM đã chấp thuận chủ trương giao cho Công ty Cô phân Đâu tư Đia ôc Đai Quang Minh làm nhà đầu tư thực hiện dự án, đồng thời cũng đã cho phép sử dụng các khu đất dự án để thực hiện việc thanh toán chi phí hợp đồng BT 4 tuyến đường, theo phương thức “thanh toán Hợp đồng BT bằng giao dự án khác”.
Tuy nhiên, về nguyên tắc, theo quy định tại khoản 3, Điều 2, Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27.11.2009 của Chính phủ, sau khi xây dựng dự án BT, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh toán cho nhà đầu tư bằng dự án khác.
Cũng theo ông Nguyễn Hữu Tín, UBND thành phố đề nghị Bộ Tài chính xem xét, đồng ý để thực hiện cơ chế thanh toán Hợp đồng BT theo các nguyên tắc: Thành phố thanh toán dự án BT 4 tuyến đường bằng việc giao cùng thời điểm cho nhà đầu tư toàn bộ các khu đất để thực hiện dự án khác; không phải chờ đến khi dự án 4 tuyến đường hoàn thành thì mới giao các khu đất để thực hiện dự án khác, như theo quy định tại Thông tư số 166/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Trường hợp tổng mức đầu tư dự án 4 tuyến đường thấp hơn tổng giá trị các khu đất được giao để thực hiện dự án khác, thì cho phép nhà đầu tư được nộp phần chênh lệch bằng việc bổ sung các dự án BT khác trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm (như dự án Cầu đi bộ, dự án Quảng trường trung tâm và Công viên bờ sông).
Lý do thành phố đưa ra kiến nghị này, ông Nguyễn Hữu Tín cho biết là để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án theo yêu cầu của thành phố.
Theo TNO
Gấp rút giải phóng mặt bằng tuyến metro đầu tiên của TP.HCM
Ngày 15.10, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín cho biết thành phố đang gấp rút giải phóng mặt bằng tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên để các đơn vị thi công thực hiện dự án theo đúng tiến độ đề ra.
Thi công khoan cọc nhồi đoạn từ cầu Sài Gòn đến Nút giao Trạm 2, quận 2
Đây là tuyến metro đầu tiên của TP.HCM được triển khai xây dựng.
Theo ông Nguyễn Hữu Tín, dự án đi qua các quận 1, Bình Thạnh, Thủ Đức, 2, 9 (TP.HCM) và một phần qua thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Tổng kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật hơn 6.097 tỉ đồng.
Hiện nay, công tác giải phóng mặt bằng đã hoàn thành trên địa bàn các quận 1, Bình Thạnh, 2, 9 và đạt 93% trên địa bàn quận Thủ Đức; còn lại trên địa bàn quận Thủ Đức (66 hộ) và tỉnh Bình Dương (5 hộ) dự kiến sẽ được hoàn thành trong tháng 10 này.
Tổng mức đầu tư dự án hơn 47.325 tỉ đồng, trong đó vốn vay ODA của JICA (Nhật Bản) hơn 41.833 tỉ đồng, số còn lại là vốn đối ứng từ ngân sách thành phố.
Quy mô dự án gồm xây dựng đoạn tuyến đường sắt đi ngầm dài 2,6 km; xây dựng đoạn tuyến đường sắt đi trên cao dài 17,1 km; trên chiều dài tuyến có 11 ga trên cao, 3 ga ngầm và 1 depot...
Dự kiến năm 2018 sẽ hoàn thành dự án và đưa công trình vào khai thác.
Theo TNO
TP HCM có Phó chủ tịch mới Ông Lê Thanh Liêm (Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) được bầu chọn làm Phó chủ tịch UBND TP thay ông Lê Minh Trí đã được Ban bí thứ Trung ương phân công làm Phó ban Nội chính Trung ương. Sáng 27/9, tại kỳ họp thứ 11, HĐND TP HCM với chuyên đề "Đề án thí điểm chính quyền...