TP.HCM: Đầu tư hơn 8.000 tỉ đồng phòng cháy chữa cháy
24 quận, huyện trên địa bàn TP.HCM sẽ có đơn vị chữa cháy chuyên nghiệp, sắp tới cảnh sát PCCC sẽ đầu tư xe chữa cháy robot, tàu chữa cháy…
Những nội dung này đã được đề cập tới tại Hội nghị công bố quy hoạch ngành PCCC trên địa bàn TP.HCM đến năm 2025 diễn ra sáng 29-7 tại TP.HCM.
Theo đó, tổng kinh phí dự kiến đầu tư sẽ dành hơn 8.000 tỉ đồng để đầu tư trang thiết bị, phương tiện khí tài để nâng cao năng lực cho lực lượng PCCC, nỗ lực kéo giảm tình hình cháy nổ trong thời gian tới.
UBND TP.HCM vừa công bố quy hoạch ngành PCCC đến năm 2025.
Dự án được đầu tư bằng nguồn ngân sách, trong đó ngân sách của TP chiếm gần 50%, phần còn lại là ngân sách của trung ương và nguồn ngân sách xã hội hóa.
Video đang HOT
Dự án được chia làm hai giai đoạn: Từ năm 2016 đến 2020 và từ năm 2021 đến 2025. Lực lượng cảnh sát PCCC sẽ cùng một số đơn vị chức năng đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế. Tập trung nâng cao chất lượng trụ nước chữa cháy, lắp đặt ngầm hóa gần 12.000 trụ nước mới, kết nối đồng bộ giữa các phương tiện với mạng lưới trụ nước.
Cùng với đó là áp dụng các giải pháp công nghệ về bản đồ, viễn thám, lắp đặt hệ thống thông tin địa lý trong công tác PCCC. Nghiên cứu các ứng dụng, vật liệu không cháy, chất chữa cháy mới. Đặc biệt là đầu tư thêm nhiều phương tiện xe chữa cháy robot thế hệ mới, bố trí trụ sở cho những địa phương chưa có đơn vị chữa cháy chuyên nghiệp, xây dựng 60 đội chữa cháy vệ tinh để rút ngắn bán kính nhằm xử lý cháy đạt hiệu quả cao hơn.
Trong thời gian qua, trên địa bàn TP còn xảy ra nhiều vụ cháy lớn, thiệt hại hàng chục tỉ đồng. (Ảnh cứu hỏa tại Công ty nệm Vạn Thành).
Về mặt tổ chức, đến năm 2025, hệ thống tổ chức của cảnh sát PCCC TP.HCM gồm 11 phòng nghiệp vụ và 24 phòng PCCC quận huyện, 47 đội cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ khu vực đảm bảo chữa cháy nhanh nhất, hiệu quả nhất.
NGUYỄN TÂN
Theo Danviet
TP HCM kêu gọi đầu tư 100.000 tỷ đồng vào giao thông
Tuyến tàu điện một ray số 3, mở rộng Quốc lộ 22, đường trên cao số 5... là những dự án có vốn lớn được TP HCM kêu gọi tư nhân đầu tư theo hình thức PPP (đối tác công - tư).
Theo danh mục dự án ưu tiên đầu tư theo hình thức PPP vừa được UBND TP HCM trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng nhu cầu vốn cho các dự án hạ tầng giao thông giai đoạn 2016-2020 là hơn 137.500 tỷ đồng, riêng vốn nhà nước tham gia gần 38.000 tỷ đồng.
Trong đó, các dự án ưu tiên đầu tư gồm tuyến Monorail số 3 (ngã tư Phan Văn Trị, Nguyễn Oanh - Ga Tân Chánh Hiệp) có tổng số vốn dự kiến khoảng 8.400 tỷ đồng; mở rộng Quốc lộ 22 (đường xuyên Á) 12.850 tỷ và xây dựng đường trên cao tuyến số 5 (đi trùng với đường vành đai 2 - Quốc lộ 1) từ nút giao trạm 2 đến nút giao An Lạc với kinh phí khoảng 20.000 tỷ đồng...
Quốc lộ 22 dài 58 km nối TP HCM, Tây Ninh với Campuchia được kêu gọi đầu tư nâng cấp, mở rộng với tổng số vốn khoảng 12.850 tỷ đồng. Ảnh: Hữu Nguyên
Liên quan đến tình hình đầu tư và thực hiện dự án hạ tầng giao thông, thành phố đang triển khai 5 dự án quan trọng, gồm: Dự án xây dựng tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) có tổng mức đầu tư hơn 47.000 tỷ đồng (vốn ODA hơn 41.000 tỷ), tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) hơn 26.000 tỷ đồng (vốn ODA gần 20.000 tỷ).
Dự án Vệ sinh môi trường TP HCM - giai đoạn 2 có tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng (vốn ODA là 9.560 tỷ) còn dự án xây dựng đại lộ Đông Tây (đã hoàn thành) gần 15.000 tỷ đồng (vốn ODA hơn 10.000 tỷ).
Dự án Cải thiện môi trường nước thành phố lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ, giai đoạn 2 có tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng (vốn ODA là 9.830 tỷ đồng) cũng đang được triển khai.
Tổng mức đầu tư cho các dự án này là gần 110.700 tỷ đồng, trong đó vốn vay ODA là 91.400 tỷ, còn lại là vốn ngân sách thành phố.
Về nhu cầu vốn cho phát triển hạ tầng giao thông TP HCM, TS Trần Du Lịch - nguyên Phó đoàn đại biểu Quốc hội thành phố - cho biết, đến năm 2020, thành phố cần 500.000 tỷ đồng; 10 năm tiếp theo cần đến một triệu tỷ nhưng nguồn vốn hiện nay rất khó khăn. Vì vậy, thành phố phải xã hội hóa, dựa vào nguồn đất công để thực hiện đổi đất lấy hạ tầng. Tận dụng các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước hay các công ty đầu tư làm vốn mồi để huy động các nguồn lực khác.
Hữu Công
Theo VNE
Vay Trung Quốc 7.000 tỷ làm cao tốc Vân Đồn Móng Cái? Dự án xây dựng đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái có tổng chiều dài 96 km, được đề xuất vay gần 7.000 tỷ vốn của ngân hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, xung quanh việc vay vốn của Trung Quốc, các bộ vẫn còn ý kiến trái ngược nhau. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng mức đầu tư dự án...