TPHCM đầu tư hệ thống thu phí tự động ở 3 trạm BOT
Để kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thông, TPHCM sẽ ứng dựng công nghệ thu phí tự động không dừng tại 3 trạm thu phí cầu Phú Mỹ, xa lộ Hà Nội và An Sương – An Lạc, tổng vốn đầu tư là 158 tỷ đồng. Công nghệ này cho phép xe chạy qua trạm với tốc độ 120km/h.
UBND TPHCM vừa duyệt dự án đầu tư hệ thống thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ điện tử tự động không dừng tại các trạm cầu Phú Mỹ (thuộc dự án đầu tư BOT cầu Phú Mỹ), Xa lộ Hà Nội ( dự án BOT mở rộng Xa lộ Hà Nội) và An Sương – An Lạc (dự án BOT nâng cấp Quốc lộ 1).
Trạm thu phí xa lộ Hà Nội sẽ được áp dụng công nghệ thu phí tự động không dừng
Các dự án sử dụng công nghệ RFID theo tiêu chuẩn ISO/IEC. Hệ thống này cho phép xe qua trạm với tốc độ 40km/h ở giai đoạn đầu và trong tương lai có thể được nâng cấp lên 120km/h. Các phương tiện sử dụng thẻ E-tag để thanh toán tự động.
Ở cả 3 dự án, giai đoạn đầu sẽ xây dựng 4 làn thu phí, mỗi chiều 2 làn. Giai đoạn 2 sẽ xây thêm 4 làn để mỗi hướng lưu thông có 4 làn thu phí.
Video đang HOT
Tổng vốn đầu tư cho 3 dự án này là 158 tỷ đồng. Nguồn vốn dự án do chủ đầu tư dự án BOT bố trí và sẽ hoàn thành trong năm 2018. Thời gian thu phí được xác định trong hợp đồng BOT thực hiện dự án.
Theo UBND TPHCM, việc phu phí tự động tại các trạm BOT sẽ hạn chế ùn tắc giao thông cục bộ, hạn chế tình trạng các phương tiện dừng chờ gây ô nhiễm môi trường do khí thải giao thông, tiết kiệm nhiên liệu.
Hệ thống thu phí điện tử sẽ giúp quản lý thống nhất về hệ thống thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ trên địa bàn thành phố trên cơ sở ứng dụng giải pháp công nghệ thu giá điện tử tự động không dừng, liên trạm, thanh toán liên ngân hàng.
Cả 3 dự án BOT nêu trên đều nằm trong danh sách 6 dự án BOT mà Thanh tra Chính phủ kết luận có sai phạm và đề nghị xử lý số tiền sai phạm hơn 2.100 tỷ đồng.
Quốc Anh
Theo Dantri
TP HCM thu phí BOT tự động ở ba cửa ngõ
Trạm Xa lộ Hà Nội, An Sương - An Lạc và Phú Mỹ được đầu tư hệ thống thu phí tự động không dừng trị giá 158 tỷ đồng.
UBND TP HCM vừa duyệt dự án Đầu tư hệ thống thu phí tự động không dừng tại các trạm cầu Phú Mỹ (thuộc dự án đầu tư BOT cầu Phú Mỹ), Xa lộ Hà Nội (dự án BOT mở rộng Xa lộ Hà Nội) và An Sương - An Lạc (BOT nâng cấp Quốc lộ 1).
Bốn làn tự động ở hai hướng được xây dựng trước, sau sẽ nâng lên 8 làn.
Việc thu phí tự động không dừng được cho là sẽ giúp giảm ùn tắc. Ảnh: Hữu Công
Cả ba dự án sử dụng công nghệ RFID theo tiêu chuẩn ISO/IEC. Bước đầu có thể xử lý xe qua trạm tốc độ tối đa 40 km/h, sau đó nâng cấp lên 120km/h; xử lý được trường hợp nhiều xe nối đuôi, đi sát nhau. Các xe qua trạm sẽ gắn thẻ E-tag để thanh toán tự động.
Tổng vốn đầu tư cho ba công trình này là 158 tỷ đồng - từ nguồn vốn dự án do chủ đầu tư ba dự án BOT bố trí và sẽ hoàn thành trong năm 2018. Chi nhánh công ty TNHH tư vấn và xây dựng ĐH Giao thông vận tải là đơn vị tổ chức tư vấn lập dự án.
Theo UBND TP HCM, việc phu phí tự động tại các trạm BOT sẽ hạn chế ùn tắc giao thông cục bộ, nâng cao năng lực thông hành, hạn chế tình trạng các phương tiện dừng chờ gây ô nhiễm môi trường do khí thải giao thông, tiết kiệm nhiên liệu.
Hệ thống thu phí điện tử được cho sẽ giúp quản lý thống nhất về hệ thống thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ trên địa bàn thành phố, trên cơ sở ứng dụng giải pháp công nghệ thu giá điện tử tự động không dừng, liên trạm, thanh toán liên ngân hàng.
Dự án BOT cầu Phú Mỹ, xa lộ Hà Nội, An Sương - An Lạc nằm trong 6 dự án BOT của TP HCM bị Thanh tra Chính phủ kết luận có sai phạm.
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành và TP HCM xử lý khoản tiền sai phạm theo kết quả thanh tra là 2.172 tỷ đồng.
Hữu Công
Theo VNE
Sở GTVT TPHCM nói về kết luận sai phạm 2.100 tỷ đồng ở TPHCM Thanh tra Chính phủ vừa ban hành kết luận thanh tra dự án BOT, BT trên địa bàn TPHCM, qua đó kiến nghị xử lý 6 dự án sai phạm hơn 2.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo Sở GTVT TPHCM, liên quan đến các dự án BOT, BT có nhiều văn bản luật đã thay đổi, nên cần rà soát lại để hiểu...