TPHCM đặt mục tiêu kiểm soát Covid-19 tại 7 quận, huyện vào cuối tháng 8
TPHCM đặt mục tiêu cuối tháng 8, dịch bệnh được kiểm soát tại huyện Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè và các quận Phú Nhuận, 5, 7, 11.
Mục tiêu này dựa trên tiêu chí vùng xanh, số ca mắc, độ phủ vắc xin.
Theo Kế hoạch thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 theo Nghị quyết 86 của Chính phủ, TPHCM đã đặt mục tiêu đến ngày 31/8, dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát tại các huyện Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè và các quận Phú Nhuận, 5, 7, 11.
Tại buổi họp báo sáng 16/8, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức cho biết, thành phố đặt mục tiêu này dựa trên các yếu tố về vùng xanh, số ca mắc Covid-19, độ bao phủ vắc xin. Từ định hướng trên, từng quận, huyện phải lên kế hoạch cụ thể để giữ vững thành quả đạt được và phát huy hơn nữa.
Mục tiêu cụ thể cho 3 giai đoạn
“Sau một quãng thời gian thực hiện giãn cách theo tinh thần của Chỉ thị 16, có nhiều nơi đã tạo chuyển biến tích cực, điển hình là các “vùng xanh”. Thời gian tới, thành phố sẽ cố gắng giữ vững và mở rộng những “vùng xanh” này”, Phó Chủ tịch UBND TPHCM nêu phương hướng.
Ông Dương Anh Đức cho biết, những biện pháp cấp bách phòng, chống Covid-19 của TPHCM trong thời gian tới sẽ tập trung vào công tác huy động sức mạnh cả hệ thống chính trị, nhân dân và doanh nghiệp cùng đồng hành, chung tay, chia sẻ. Đặc biệt, thành phố sẽ chú trọng đến việc chăm lo hỗ trợ người dân, lực lượng tuyến đầu và mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế, tiêm chủng vắc xin Covid-19, điều trị cho các F0.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức.
Từ nay đến ngày 15/9, thành phố sẽ chia làm 3 giai đoạn với những mục tiêu cụ thể cho từng khoảng thời gian. Trong đó, từ ngày 15/8 đến ngày 22/8, địa bàn sẽ tập trung kéo giảm tỷ lệ bệnh nhân tử vong do Covid-19.
Ngoài ra, ngành y thành phố không để xảy ra trường hợp bệnh nhân Covid-19 chuyển nặng mà không được tiếp nhận, điều trị. Trong giai đoạn đầu tiên, chính quyền cũng xác định những chiến lược nhằm chuyển “vùng đỏ”, “vùng cam”, “vùng vàng” thành vùng xanh.
Video đang HOT
Giai đoạn thứ 2 kéo dài từ ngày 23/8 đến ngày 31/8, thành phố đặt mục tiêu mở rộng “vùng xanh” trên bản đồ Covid-19. Trong tháng 8, TPHCM phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh đối với huyện Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè và quận Phú Nhuận, 5, 7, 11.
Trong giai đoạn cuối cùng từ ngày 1/9 đến hết 15/9, các chuỗi lây nhiễm, ca lây nhiễm trong cộng đồng cần được kiểm soát. TPHCM đặt mục tiêu số lượng F0 nhập viện điều trị mỗi ngày không vượt quá số xuất viện mỗi ngày (số bệnh nhân nhập viện dưới 2.000 ca mỗi ngày).
Tạo điều kiện để người dân về quê chu đáo, an toàn
Liên quan đến vấn đề người dân, người lao động các tỉnh, thành có mong muốn về quê, Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, Chính phủ đã có chủ trương và TPHCM tiếp tục phối hợp với các tỉnh thành đảm bảo đời sống, nhu cầu của người dân ngoại tỉnh.
“Nếu ở lại, sinh sống tại TPHCM, địa phương sẽ quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ để người dân an tâm ở lại. Thời gian qua, thành phố đã tạo điều kiện hỗ trợ nơi ở, điều kiện sinh sống cho nhiều hoàn cảnh khó khăn, vì không đủ điều kiện phải trả phòng trọ”, ông Dương Anh Đức chia sẻ.
Lãnh đạo TPHCM thông tin thêm, khi các địa phương có kế hoạch cụ thể, thành phố sẽ tích cực phối hợp tổ chức đưa người dân trở về quê theo kênh chính thức. Trong trường hợp đó, mọi người đều được đảm bảo chăm sóc chu đáo về sức khỏe và các điều kiện khác để di chuyển trật tự, an toàn.
TPHCM sẽ phối hợp tổ chức đưa người dân trở về quê theo kênh chính thức.
Thời gian qua, TPHCM đã triển khai gói hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho người dân để đảm bảo an sinh, xã hội. Trong đó, thành phố đã đưa vào hoạt động Trung tâm An sinh xã hội TPHCM nhằm tiếp nhận, phân phối hỗ trợ hàng hóa thiết yếu tới người dân chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
“TPHCM là đô thị đông dân và quy mô lớn, việc tiếp cận đầy đủ đối tượng cần hỗ trợ đòi hỏi sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, người dân và nhiều thành phần khác. Trong đó, hệ thống cơ sở đóng vai trò quan trọng nhất khi hiểu rõ tình hình của địa bàn mình”, ông Dương Anh Đức nhấn mạnh.
Trước yêu cầu trên, địa bàn đã lên kế hoạch, giao nhiệm vụ cụ thể cho các quận, huyện, thành phố Thủ Đức cụ thể hóa công tác đảm bảo đáp ứng nhu cầu của mọi người dân. Các địa phương cần có kế hoạch giao nhiệm vụ cho cấp dưới, thường xuyên kiểm tra tính hiệu quả.
“Không có gì quan trọng bằng chăm lo cho người dân trong thời điểm này. Nếu thực hiện tốt, người dân sẽ an tâm để chung sức cùng thành phố trong công cuộc phòng, chống dịch Covid-19″, ông Dương Anh Đức nhận định.
Ngành bán lẻ: Biến thách thức thành cơ hội trong đại dịch COVID-19
Đại dịch COVID-19 đang tạo ra cơ hội mới cho kênh bán hàng trực tuyến (online) và có thể mang lại triển vọng mới cho ngành bán lẻ thời gian tới.
Đại dịch COVID-19 đang ảnh hưởng đến hầu hết các ngành, lĩnh vực; trong đó thị trường bán lẻ cũng không phải ngoại lệ. Mặc dù vậy, kênh bán lẻ vẫn đang khẳng định vai trò quan trọng trong khâu phân phối hàng hóa nhất là các hàng hóa thiết yếu, trong bối cảnh cả nước gồng mình chống dịch, với các biện pháp giãn cách xã hội thực hiện ở nhiều nơi.
Để cùng nhìn nhận rõ hơn về thị trường bán lẻ trong bối cảnh dịch COVID-19, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội Các Nhà bán lẻ Việt Nam.
Hàng hóa tại siêu thị Aeon Long Biên, Hà Nội. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Bà đánh giá như thế nào về vai trò của thị trường bán lẻ trong bối cảnh dịch COVID-19?
Ngành bán lẻ có vai trò rất quan trọng vì bán lẻ là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Trong bối cảnh dịch COVID-19, ngành bán lẻ có vai trò quan trọng hơn vì góp phần không làm đứt gãy chuỗi cung ứng của sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Trong giai đoạn vừa qua có thể thấy ngành bán lẻ đang gồng mình để tiếp nhận và phân phối hàng hóa phục vụ người tiêu dùng không để xảy ra tình trạng nơi thừa hàng, nơi thiếu hàng. Đặc biệt, ngành bán lẻ giúp cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho người dân nhất là ở các địa phương, khu vực đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID-19.
Theo bà, có khó khăn, thách thức gì đối với ngành bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp?
Trong thời gian qua, tình hình dịch COVID-19 ở Việt Nam đang diễn biến phức tạp, những ca mắc COVID-19 ngày càng tăng cao. Chính vì vậy, hoạt động tiếp nhận hàng hóa phục vụ tiêu dùng gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là khâu vận chuyển hàng hóa, nhất là ở các khu vực phía Nam khi 19 tỉnh/thành đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Chính phủ nên khâu tiếp nhận hàng hóa rất khó khăn. Chính vì vậy, đôi khi có nơi vẫn còn xảy ra tình trạng thiếu hàng cục bộ.
Tuy nhiên, do có sự chỉ đạo trực tiếp từ Chính phủ, các ban ngành, và các địa phương vấn đề này cũng đã và đang được cải thiện đáng kể. Các hệ thống bán lẻ lớn vẫn phục vụ tốt cho người tiêu dùng.
Trong bối cảnh dịch bệnh này, doanh nghiệp đã thực hiện giải pháp gì để chuỗi phân phối hàng hóa không bị đứt gãy, nhất là trong bối cảnh nhiều địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội?
Các hệ thống siêu thị luôn chủ động liên hệ trực tiếp với các nhà sản xuất và các nhà cung cấp, luôn cùng với các nhà sản xuất để tiếp nhận hàng hóa một cách nhanh chóng nhất. Các nhà bán lẻ cũng đưa ra nhiều kịch bản để có nhiều nhà cung cấp thay thế, sẵn sàng tình huống nếu một nhà cung cấp nào đó không đáp ứng được hoặc bị phong tỏa do có ca mắc COVID-19 sẽ có giải pháp thay thế tránh đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa.
Ngoài ra, ngành bán lẻ đang triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống. Ngành bán lẻ cũng đã đề xuất được ưu tiên tiêm vaccine cho 100% nhân viên bán hàng.
Có quan điểm cho rằng, ngành bán lẻ sẽ có cơ hội bật tăng giống như các lần trước đó khi làn sóng COVID-19 được đẩy lùi. Bà có quan điểm thế nào về vấn đề này?
Ngành bán lẻ rất khó khăn trong bối cảnh dịch COVID-19. Các nhóm hàng thực phẩm thời gian qua có tăng do nhu cầu của nhân dân nhưng tỷ lệ nhóm hàng này đóng góp vào doanh thu của ngành không nhiều. Trong khi đó, nhóm hàng điện máy chiếm doanh thu lớn thì đang bị ảnh hưởng lớn.
Mặc dù khó khăn như vậy nhưng chúng tôi nhận thấy vẫn có cơ hội cho ngành bán lẻ. Cụ thể như đại dịch COVID-19 đang tạo ra cơ hội mới cho kênh bán hàng trực tuyến (online) và có thể mang lại triển vọng mới cho ngành bán lẻ thời gian tới.
Ngành bán lẻ cần thay đổi như thế nào để thích ứng trong bối cảnh dịch COVID-19?
Ngành bán lẻ trước đây chỉ bán hàng trực tiếp, tuy nhiên trong bối cảnh dịch COVID-19 đang mở ra phương thức bán hàng đa kênh trong đó ngành đang đẩy mạnh kênh bán hàng online. Thực tế cho thấy, trong thời gian dịch bệnh, lượng hàng mua online tăng gấp nhiều lần so với trước đó và tăng so với kênh bán hàng trực tiếp. Chính vì vậy, ngành bán lẻ đang tăng cường hơn tính chuyên nghiệp của mình trong khâu này từ việc nâng cấp hệ thống, xử lý các đơn hàng, phương thức giao hàng thế nào để đáp ứng hơn nhu cầu của người dân.
Bà có kiến nghị gì về chính sách để giúp ngành bán lẻ có thể phục hồi và phát triển trong thời gian tới?
Thực sự ngành bán lẻ cần có "sức khỏe" cả về con người và cả hệ thống. Trước đây vẫn có những quan điểm không coi trọng khâu bán lẻ trong sản xuất và tiêu dùng. Vì vậy cần thay đổi tư duy đó, bởi ngành bán lẻ là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng để thúc đẩy nền kinh tế. Ngành bán lẻ có khỏe mạnh, có tính chuyên nghiệp tốt thì cầu nối đó mới vững chắc được và mới thúc đẩy được sự phát triển của nền kinh tế.
Trong những năm gần đây, Chính phủ đã rất quan tâm đến ngành bán lẻ, nhất là quan tâm đến Hiệp hội Các Nhà bán lẻ. Tuy nhiên, thời gian tới chúng tôi rất mong muốn các ngành các cấp quan tâm đến ngành bán lẻ để có cơ hội phát triển hơn.
Xin cảm ơn bà!
Chính phủ thống nhất hỗ trợ toàn bộ việc mai táng cho người mất vì COVID-19 Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ thống nhất hỗ trợ hoàn toàn việc mai táng bệnh nhân tử vong do COVID-19. Sáng 15-8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến của Thường trực Chính phủ với một số địa phương triển khai Nghị quyết 30 của Quốc hội, Nghị quyết 86 của Chính phủ về việc...