‘TP.HCM đang giải quyết bức xúc của dân có tình có lý’
Chủ tịch HĐND TP.HCM sau khi khái quát những thành công cùng thách thức đã đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, đóng góp để thúc đầy sự phát triển của địa phương.
“Có những bức xúc, khiếu nại của người dân về thu hồi đất thực hiện các dự án kéo dài chậm giải quyết dứt điểm, làm người dân bức xúc. Những vấn đề này đang được Ban Thường vụ Thành ủy, UBND TP tập trung giải quyết có tình có lý”. Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm nói sáng 4-12, tại kỳ họp thứ 12 HĐND TP.HCM khóa IX nhiệm kỳ 2016-2021.
Đến dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân.
Ngập nước chậm khắc phục
Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết, năm 2018 TP.HCM có nhiều thuận lợi, cơ hội và tiềm năng nhưng cũng đối diện nhiều hơn với những khó khăn và thách thức, có những thách thức gay gắt hơn về năng lực cạnh tranh, hạ tầng, an ninh trật tự xã hội.
Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm phát biểu khai mạc. Ảnh: TÁ LÂM
Theo bà Tâm, kinh tế tăng trưởng cao hơn cùng kỳ, cải cách hành chính có nhiều tiến bộ, sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp tăng lên. Bên cạnh đó, có những bức xúc, khiếu nại của người dân về thu hồi đất thực hiện các dự án kéo dài chậm giải quyết dứt điểm, làm người dân bức xúc.
“Những vấn đề này đang được Ban Thường vụ Thành ủy, UBND TP lãnh đạo, chỉ đạo tập trung giải quyết có tình có lý, phù hợp với quy định pháp luật” – bà Tâm nói.
Bà Tâm cũng đề cập đến những tồn tại khác của TP như vẫn còn tình trạng cán bộ gây phiền hà, nhũng nhiễu, vòi vĩnh dân và doanh nghiệp; tình trạng ngập nước chậm khắc phục đã gây thiệt hại khá nhiều về vật chất và gây khó khăn cho đời sống người dân; tình trạng ô nhiễm, ùn tắc giao thông chậm khắc phục; giải quyết khiếu nại, kiến nghị của người dân còn chậm… gây bức xúc xã hội.
Từ đó, bà Tâm đề nghị các đại biểu tập trung, nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy trí tuệ, dân chủ thảo luận, đóng góp ý kiến sâu sát để góp phần thúc đẩy phát triển TP.
Một nội dung khác cũng được bà Tâm nhấn mạnh, kỳ họp lần này sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND TP bầu. Bà Tâm yêu cầu các đại biểu công tâm, khách quan, cân nhắc toàn diện trong ghi phiếu tín nhiệm.
Ngoài ra, một hoạt động quan trọng khác diễn ra tại kỳ họp lần này là chất vấn và trả lời chất vấn. “Nội dung, cách thức chất vấn tại kỳ họp lần này có tính chất đánh giá kết quả thực hiện lời hứa các cá nhân có trách nhiệm trả lời chất vấn, giám sát… của HĐND TP từ đầu nhiệm kỳ của HĐND TP đối với UBND TP, các sở ngành nhằm đảm bảo lời hứa trước HĐND, trước cử tri phải được tập trung thực hiện có hiệu quả” – bà Tâm đề nghị.
Kinh tế tăng trưởng 8,3%
Báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội năm 2018, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến, cho biết năm nay kinh tế TP.HCM tiếp tục tăng trưởng, tổng sản phẩm nội địa (GRDP) trên địa bàn ước tính tăng 8,3%, hoàn thành chỉ tiêu đề ra (cùng kỳ tăng 8,25%).
Video đang HOT
Ông Trần Vĩnh Tuyến phát biểu tại phiên khai mạc. Ảnh: TÁ LÂM
Đặc biệt, tổng vốn đầu tư xã hội ước đạt 35% so với GRDP. Từ đầu năm đến nay, UBND TP đã giao tổng kế hoạch đầu tư công là 34.375 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách TP là 30.668 tỉ đồng. Nguồn vốn này được bố trí tập trung xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, qua đó đã tác động sâu sắc đến rất nhiều mặt của đời sống kinh tế – xã hội.
Ông Tuyến cũng cho biết, nhiều công trình, dự án được đầu tư đã kịp thời giải quyết những yêu cầu bức thiết về ùn tắc giao thông, giảm ngập nước, giảm ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, ông Tuyến cũng đánh giá TP.HCM thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2018 trong điều kiện có nhiều khó khăn. Chất lượng tăng trưởng kinh tế dù đạt chỉ tiêu nhưng còn nhiều thách thức với những điều kiện về nguồn lực, nguồn vốn đầu tư…
Bảy chương trình đột phá chưa tạo được kết quả nổi bật, có chương trình chậm tiến độ, có nguy cơ không đảm bảo chỉ tiêu đề ra đến năm 2020 nếu không có những biện pháp, giải pháp quyết liệt hơn. Cải cách thủ tục hành chính chưa chuyển biến nhiều, doanh nghiệp và người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Công tác phối hợp giữa các sở/ngành, quận/huyện trong thực thi công vụ còn hạn chế, còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, dẫn đến kéo dài thời gian xử lý hồ sơ.
Trong năm 2019, ông Tuyến cho biết, TP.HCM sẽ tập trung thực hiện 20 chỉ tiêu, trong đó nổi bật lên là dự kiến tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,3% – 8,5%; thành lập mới 46.200 doanh nghiệp. Về xã hội, tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân 0,7%/năm.
Đối với cải cách hành chính, ông Tuyến cho biết, TP sẽ phấn đấu nâng điểm Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) vào nhóm các tỉnh thành dẫn đầu, phấn đấu đạt Chỉ số cải cách hành chính (PAR-index) vào nhóm 10 tỉnh thành có điểm cao nhất và phấn đấu nâng điểm Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) vào nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước.
Để thực hiện các mục tiêu trên, TP.HCM sẽ tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đẩy nhanh quá trình xây dựng chính quyền điện tử; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước qua phân cấp, ủy quyền trên các lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước; tập trung đẩy nhanh việc triển khai thực hiện Đề án xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh…
TP.HCM cũng tập trung nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của kinh tế TP gắn với tái cấu trúc kinh tế theo chiều sâu, chất lượng, hiệu quả; tập trung xây dựng Khu đô thị sáng tạo theo kế hoạch đã đề ra; kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, khuyến khích đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển doanh nghiệp.
Đặc biệt, TP sẽ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ gắn với chỉnh trang đô thị, giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, giảm ngập nước, giảm ô nhiêm môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
TÁ LÂM – VIỆT HOA
Theo Laodong
HĐND TPHCM họp bất thường mở "nút thắt" cho TP phát triển
Kỳ họp bất thường khóa IX của HĐND TPHCM diễn ra từ 15/3 sẽ xem xét, thông qua một số đề án thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM như chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức; thu hút nhân tài; điều chỉnh mức thu phí bảo vệ môi trường; tăng mức phí đỗ ô tô trên đường.
Sáng 15/3, HĐND TPHCM khóa IX khai mạc kỳ họp thứ bảy (kỳ họp bất thường). Kỳ họp này kéo dài 1,5 ngày với 2 chuyên đề quan trọng là cải cách hành chính - "nâng cao sự hài lòng của người dân và tổ chức về dịch vụ hành chính công trên địa bàn thành phố" và triển khai thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM.
HĐND TPHCM họp bất thường (kéo dài 1,5 ngày) để mở "nút thắt" cho TP phát triển
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết kỳ họp bất thường với nhiều nội dung quan trọng là xem xét quyết định các vấn đề chủ trương đầu tư 2 dự án nhóm A, chương trình cải cách hành chính, quyết định biên chế số người làm việc trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và hội đặc thù năm 2018.
Đặc biệt, đại biểu HĐND TPHCM sẽ thảo luận, quyết định các tờ trình đề án triển khai Nghị quyết 54 của Quốc hội.
Do đó, bà Quyết Tâm đề nghị đại biểu tham gia đầy đủ cuộc họp, đóng góp ý kiến để kỳ họp có quyết định đúng hợp lòng dân. Từ đó, tạo động lực mới phát triển thành phố, hoàn thành nhiệm vụ kinh tế, xã hội thành phố.
Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm nhấn mạnh tầm quan trọng của kỳ họp bất thường
Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến báo cáo các đề án của UBND TPHCM thực hiện cơ chế đặc thù.
Về đề án điều chỉnh tăng mức thu phí tạm sử dụng lòng đường đỗ ô tô, ông Tuyến cho biết việc điều chỉnh là cần thiết vì hiện nay thành phố đang áp dụng vé lượt với mức giá rất thấp (5.000 đồng/lượt) và lạc hậu. Mức phí thấp, ô tô đậu lâu cũng gây kẹt xe.
Theo ông, mức giá mới tính theo giờ, trung bình là 30.000 đồng/giờ và cứ sau 1 giờ thì tăng giá (cao nhất là 40.000 đồng/giờ). Mức giá mới cao hơn 20% so với mức giá tại các trung tâm thương mại. Những xe ứng dụng công nghệ thông tin mới được đỗ xe dưới lòng đường.
Đề án thứ hai là điều chỉnh mức đóng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. Theo ông Tuyến, cách tính phí cũ quy định 1,5 triệu đồng/năm không đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp, cơ sở... xả thải.
Do đó, quy định mức phí mới sẽ tính theo hướng số tiền nộp phí tỷ lệ thuận với lưu lượng nước thải ra môi trường. Cụ thể, trường hợp xả thải dưới 5m3/ngày đêm sẽ tính mức cũ là 1,5 triệu đồng/năm, trường hợp cao hơn sẽ tính theo hệ số k.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến báo cáo các tờ trình các đề án thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP
Ông Tuyến cho biết đề án chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc khu vực quản lý Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập là sự cần thiết. Hiện năng suất lao động của thành phố cao gấp 2,7 lần năng suất lao động bình quân cả nước, năng suất phục vụ của cán bộ, công chức thành phố cao hơn 1,5 lần cả nước.
Tuy nhiên, hiện nay thực tế tổng mức thu nhập của cán bộ, công chức được áp dụng chung cho cả nước, chưa tương xứng vào năng suất lao động và mức chi phí sinh hoạt tại đô thị. Theo đề án, năm 2018, mức tăng thu nhập cao gấp 0,6 lần so với tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ.
Tại kỳ họp, các đại biểu HĐND TPHCM sẽ thảo luận, quyết định nhiều vấn đề quan trọng
Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho biết đề án về chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học và lao động sáng tạo trẻ về công tác ở các sở, ban, ngành, các khu công nghệ cao của thành phố sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự tăng tốc phát triển của thành phố.
Theo đề án, thành phố sẽ trợ cấp ban đầu 100 triệu đồng cho các chuyên gia, nhà khoa học là giáo sư, phó giáo sư. Các đối tượng còn lại được trợ cấp 80 triệu đồng.
Đối với lao động sáng tạo trẻ, sau khi được tuyển dụng và hoàn thành thời gian tập sự sẽ được bổ nhiệm ngạch công chức/chức danh nghề nghiệp viên chức và xếp lương theo quy định; được hưởng phụ cấp tăng thêm bằng 100% mức lương được xếp.
UBND TPHCM cũng trình 2 dự án đầu tư công nhóm A sử dụng ngân sách thành phố. Thứ nhất, dự án xây dựng Rạp xiếc và biểu diễn đa năng Phú Thọ quy mô 2.000 chỗ ngồi, tổng mức đầu tư 1.491 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ 2018-2022.
Thứ hai là dự án bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư để xây dựng khu liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc, quy mô 180ha tại quận 2, tổng số hộ dân bị di dời là 900 hộ. Tổng mức đầu tư dự án là hơn 8.000 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ 2018-2022.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với Chủ tịch HĐND TPHCM bên lề kỳ họp
Ông Trần Vĩnh Tuyến cũng báo cáo kế hoạch biên chế công chức trong cơ quan tổ chức hành chính và tổng số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và các hội đặc thù năm 2018.
Tổng số biên chế đề xuất năm 2018 là 132.321 người, giảm 5.608 biên chế so với năm 2017. Trong đó, biên chế hành chính là 12.345 người, giảm 252 biên chế so với năm 2017 và vượt 3.635 biên chế so với quy định Trung ương giao năm 2018. Biên chế trong đơn vị sự nghiệp giảm 5.356 so với năm 2017 và theo đúng số liệu biên chế Trung ương giao.
Theo ông Tuyến, do áp lực công việc tại thành phố lớn nên chưa giảm biên chế hành chính ngay. Do đó, trong năm 2018, thành phố giảm 2% (252 người) và sau đó có lộ trình giảm dần theo đúng số lượng biên chế Trung ương giao.
Chiều nay, các đại biểu sẽ tham gia thảo luận, thông qua chương trình cải cách hành chính và thảo luận về các tờ trình của UBND TPHCM về thực hiện Nghị quyết 54.
Bài: Quốc Anh
Ảnh: Nguyễn Quang
Theo Dantri
TPHCM ngập "không lối thoát", cử tri chất vấn lãnh đạo về dự án 10.000 tỷ đồng Theo cử tri quận 4 (TPHCM), hệ thống cống thoát nước vốn lạc hậu không đảm bảo thoát nước trong điều kiện bình thường chứ đừng nói trong cơn bão số 9 vừa qua. Trong khi đó, dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng "đắp chiếu" nửa năm qua mà thành phố không tích cực giải quyết. Chiều 28/11, Phó Chủ tịch...