TP.HCM: Dân mong chờ tách thửa cho đất nhỏ
Từ lúc ban hành quyết định (QĐ) 33 ngày 15.10.2014 thiếu thực tế đến nay đã hai năm và qua năm lần dự thảo điều chỉnh diện tích đất tối thiểu được trình mà vẫn chưa sửa đổi được. Nhiều người trong đó ông Nguyễn Văn Công, nhà trên đường Phạm Đăng Giảng, Q. Bình Tân, TP.HCM đang mong chờ.
Quyết định thiếu thực tế, nhiều kẽ hở
Thời điểm QĐ 33 ban hành với quy định diện tích tối thiểu để tách thửa quá lớn ở cả ba khu vực nêu trên, cùng với không ít các quy định ngặt nghèo về việc đảm bảo hạ tầng, đã khiến dư luận không đồng tình và liên tục phản ứng, vì nó đã “bóp nghẹt” nhu cầu thực tế của nhiều gia đình đông người… Đặc biệt, có ý kiến chuyên môn cho rằng, nhiều trường hợp vận dụng quyết định này để đầu tư dự án bất động sản, phân lô bán nền mà không đầu tư về hạ tầng.
Người dân đang mong chờ thông qua dự thảo tách thửa lần 5
Cụ thể, nhiều nhà đầu tư đi gom đất ở Bình Tân, Thủ Đức, Q.9 (TP.HCM), đứng tên cá nhân xin chuyển mục đích sử dụng khu đất thành đất ở, xin quận đầu tư hạ tầng – đường giao thông, điện, cống thoát nước… Sau đó, họ tách khu đất lớn thành nhiều thửa diện tích khoảng 120m2 (đúng với QĐ 33). Tiếp đến, chủ đầu tư xin phép xây dựng nhà ở cho các thửa đất mới tách rồi áp dụng quy định “tách thửa cho trường hợp thửa đất có nhà hiện hữu” tại QĐ 33 để tách tiếp làm đôi, mỗi thửa chỉ cần trên 50m2 như QĐ 33 yêu cầu và bán cho người mua, mặc dù vậy quá trình đầu tư hạ tầng kéo dài dẫn tới việc chưa được chính quyền nghiệm thu, đồng nghĩa người mua đất sau khi phân lô như “ngồi trên đống lửa”.
Dự thảo hợp lòng dân
Trước thực tế có quá nhiều bất cập, UBND TP.HCM đã yêu cầu sở Tài nguyên và môi trường (TN-MT) nghiên cứu cách khắc phục. Theo đó, từ đó đến đầu tháng 11 vừa qua sở TN-MT đã năm lần trình dự thảo. Trong đó, ở dự thảo lần 5 khi vừa thông tin trên phương tiện truyền thông đã nhận được sự đồng thuận rất cao từ người dân và chính quyền địa phương. Trong dự thảo, điều được đánh giá mang tính nhân văn, phù hợp thực tế chính là việc xem xét, tạo điều kiện cho những hộ nghèo, cận nghèo được tách thửa đối với đất ở từ 25m2 (chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 3m), đất nông nghiệp từ 300m2…
Phản hồi về dự thảo lần 5, nhiều người dân và lãnh đạo quận huyện đồng tình và mong muốn sớm áp dụng. Chị Nguyễn Thu Hồng, ngụ Hóc Môn, tính toán: “Mẹ tôi có khu đất 250m2 nhưng lại có ba người con. Vì vướng QĐ 33 nên bà không thể tách thành ba thửa được (muốn tách phải có ít nhất 360m2), nhưng nếu áp theo dự thảo lần 5 thì hoàn toàn tách được ba thửa cho ba con, mà còn dư được 10m2 nữa”.
Còn ông Nguyễn Văn Công, ngụ đường Phạm Đăng Giảng, Q. Bình Tân, nói rằng giá đất tại khu vực ông ở hiện 40 – 50 triệu đồng/m2, nên nhiều người chỉ có thể mua căn nhà 50 – 60m2. “Vì vậy, quy định 50m2 được phép tách thửa, thay vì 80m2 mới được tách như trước, là quy định phù hợp thực tế. Hãy sớm thông qua dự thảo lần 5 để người dân dễ thở và không còn nhờ “cò” tìm cách chạy chọt nữa”, ông Công mong đợi. Ngay cả bí thư Đảng uỷ xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, cũng đề xuất nên sớm áp dụng dự thảo lần 5; vì thời gian qua, việc tách thửa bị “ách” khiến người dân bức xúc. Nên thực hiện sớm còn để tránh tình trạng xây nhà không phép, “cò” đất trục lợi.
QĐ 33 quy định thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại, sau khi trừ lộ giới, diện tích tối thiểu như sau:Khu vực 1: gồm các quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú: đất ở chưa có nhà muốn tách thửa tối thiểu là 50m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 4m; đất có nhà hiện hữu tối thiểu là 45m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 0m tại đường phố có lộ giới 20m; 36m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 3m tại đường phố có lộ giới
Video đang HOT
Theo Giang Thanh – Đằng Giang ( Thế Giới Tiếp Thị)
Nhiều quận TP HCM đồng loạt 'đòi vỉa hè' cho người đi bộ
Sau quận 1, nhiều quận khác ở TP HCM đồng loạt ra quân kiểm tra và xử phạt các trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè, trả lại lối đi cho người đi bộ.
Từ ngày 28/2, nhiều quận trên địa bàn TP HCM như quận 1, 3, Phú Nhuận, Thủ Đức, Bình Tân, Tân Phú... đồng loạt ra quân kiểm tra, nhắc nhở, xử phạt các trường hợp lấn chiếm vỉa hè.
Riêng tại quận Tân Phú và Phú Nhuận từ trước đó nhiều ngày, lực lượng chức năng đã treo băng rôn tuyên truyền, đồng thời ra thông báo đề nghị các hộ dân tự dọn dẹp, tháo dỡ những vi phạm trước khi quận kiểm tra, xử phạt.
"Với trường hợp không chấp hành, chúng tôi buộc phải tịch thu và lập biên bản xử phạt", ông Trần Ngọc Phú, Phó phòng quản lý đô thị quận Phú Nhuận, khẳng định.
Lực lượng chức năng quận Phú Nhuận thu giữ những chậu cây cảnh của một khách sạn lấn chiếm trên vỉa hè đường Phan Xích Long, chiều 28/2.
Một quán cà phê trên đường Hoa Lan, quận Phú Nhuận bị lực lượng chức năng thu giữ bàn ghế vì lấn chiếm vỉa hè.
Vừa thấy đội quản lý trật tự đô thị quận Phú Nhuận tới kiểm tra, nhân viên quán nhậu trên đường Trường Sa vội vàng cất bàn ghế vào nhà.
Tại quận 12, từ 8h sáng 1/3, Phó chủ tịch phường Trung Mỹ Tây cùng Đội quản lý trật tự đô thị quận 12 đã ra quân kiểm tra, nhắc nhở và xử phạt các trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè trên đường Nguyễn Ảnh Thủ.
Những bậc tam cấp, lối dắt xe lấn vỉa hè đường Nguyễn Ảnh Thủ bị lực lượng trật tự đô thị quận 12 đập bỏ. "Phường đã thông báo cho người dân trước đó cả tháng. Nhiều người đã tự trả lại vỉa hè. Hết thời hạn thông báo, nếu hộ nào còn lấn chiếm, chúng tôi buộc phải xử lý", ông Lâm Quân Minh Vương, Phó chủ tịch phường Trung Mỹ Tây, giải thích.
"Nhà này tôi thuê lại để buôn bán cả chục năm nay. Từ trước khi tôi thuê thì hiện trạng nhà đã ăn ra ngoài vỉa hè. Tôi chấp thuận để chính quyền dỡ đi, nhưng có xin giữ lại bậc tam cấp một vài ngày để có lối đi lại vì chồng tôi bị tai biến, đi đứng khó khăn", bà Nguyễn Thị Ánh Nga (76 tuổi) chia sẻ.
Đội quản lý trật tự đô thị quận 12 tịch thu những vật dụng, phương tiện lấn chiếm vỉa hè trên các tuyến đường.
Trong sáng 1/3, Đội quản lý trật tự đô thị quận 3 tiếp tục ra quân kiểm tra, nhắc nhở các trường hợp lấn chiếm vỉa hè tại tuyến đường Võ Thị Sáu, Lê Quý Đôn và Lý Chính Thắng.
Một chủ tiệm thời trang phản ứng với nhân viên trật tự đô thị khi bị yêu cầu phải đập bỏ lối dắt xe lấn ra vỉa hè trên đường Lý Chính Thắng. "Tôi đồng ý chủ trương trả vỉa hè cho người đi bộ nhưng các anh cũng phải thông báo trước để tôi sắp xếp giải quyết", chủ tiệm nói.
Nhân viên trật tự đô thị quận 3 thu giữ giá treo quần áo lấn chiếm vỉa hè. "Cửa hàng chật hẹp nên tôi trưng ít đồ ra ngoài. Biết mình sai, đành ráng giữ lại quần áo để còn bán", chị Tuyết Hoa, chủ tiệm quần áo trên đường Lý Chính Thắng, nói.
Nhiều vật dụng, phương tiện lấn chiếm vỉa hè trên đường Võ Thị Sáu và Lý Chính Thắng bị lực lượng chức năng quận 3 tịch thu.
Đội quản lý trật tự đô thị quận 3 lập biên bản xử phạt một chủ ôtô đậu lấn chiếm vỉa hè đường Lý Chính Thắng.
Trong chiến dịch "đòi vỉa hè" cho người đi bộ kéo dài 40 ngày qua, quận 1 đã xử phạt gần 1.000 trường hợp. Trong đó có hàng loạt ôtô biển xanh bị cẩu về trụ sở; nhiều công trình của cơ quan công quyền, cơ sở kinh doanh bị đập bỏ. Tổng số tiền thu được khoảng 500 triệu đồng.
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cảm ơn và đánh giá cao những động thái của UBND quận 1. Ông yêu cầu lãnh đạo các quận, huyện khác phải "học" cách làm quyết liệt của quận 1, chứ "không ngồi bàn giấy chỉ đạo".
Thành Nguyễn - Quỳnh Trần
Theo VNE
Cải tiến hóa, bê tông hóa "đe dọa" nhà sàn Thái cổ Nhà sàn Thái cổ là một trong những kiến trúc mang đậm nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Thái ở Sơn La, là biểu tượng của sự hài hòa giữa đất trời và thiên nhiên. Nhưng mấy năm trở lại đây, cùng với sự đổi thay của cuộc sống, những ngôi nhà sàn truyền thống đang dần mai một, thay vào...