TP.HCM đã từng vận động giảm ăn thịt chó
Những điểm chuyên bán thịt chó trên địa bàn TP.HCM đã giảm đáng kể từ khi chính quyền vận động người kinh doanh chuyển ngành nghề.
UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu các cơ quan chức năng đẩy mạnh tuyên truyền dưới nhiều hình thức để phòng, chống bệnh dại, nguy cơ và tác hại mắc các bệnh truyền nhiễm như bệnh dại, bệnh xoắn khuẩn, bệnh tả… khi sử dụng thịt chó, mèo để một bộ phận người dân nhận thức được và từ bỏ thói quen sử dụng thịt chó, mèo.
Còn TP.HCM thì sao?
“Chợ chó” đã thôi nhộn nhịp
Đầu năm 2018, UBND TP.HCM ban hành Quyết định 17/QĐ-UBND phê duyệt chương trình khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại trên địa bàn TP giai đoạn 2017-2021.
UBND TP.HCM yêu cầu các quận, huyện chỉ đạo xử lý những trường hợp kinh doanh chó, mèo ở lòng lề đường. Đồng thời kiểm tra và xử lý các điểm giết mổ chó, mèo trái phép trên địa bàn.
Ở TP.HCM, địa danh “chợ chó” trên địa bàn phường Trung Mỹ Tây, quận 12 nổi tiếng khá lâu. Ông Nguyễn Đức Tâm, Phó Chủ tịch UBND phường Trung Mỹ Tây, cho biết thực hiện chỉ đạo của UBND quận 12, phường Trung Mỹ Tây thường xuyên tuyên truyền và kiểm tra các điểm kinh doanh thịt chó tại “chợ chó”.
“Đầu tiên, phường mời các đảng viên có điểm cho thuê bán thịt chó để trao đổi và đề nghị không cho thuê bán thịt chó nữa. Kế đến, phường đề nghị vận động các hộ bán thịt chó chuyển đổi ngành nghề. Việc làm trên đã mang lại hiệu quả nhất định. Trước đây có bảy điểm bán thịt chó tại “chợ chó”, hiện giảm còn năm điểm” – ông Tâm nói.
UBND phường Trung Mỹ Tây cũng tăng cường kiểm tra các cơ sở giết mổ chó trái phép. Mới đây, cơ quan chức năng của phường bắt hai người trộm chó và một người thu mua chó để giết mổ. “Kiểm tra tại cơ sở thu mua, phường phát hiện 57 con chó chưa giết mổ và 50 đầu chó. Ngoài tiêu hủy toàn bộ lô hàng nói trên, phường còn phạt chủ mua chó trên 9 triệu đồng” – ông Tâm nói thêm.
Ông Huỳnh Tấn Phát, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCM, cho biết thêm trước đây trên tuyến đường Phạm Văn Hai (quận Tân Bình) có khá nhiều điểm bán thịt chó nhưng gần đây đã giảm hẳn.
Video đang HOT
Cơ quan chức năng phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP.HCM kiểm tra các điểm bán thịt chó tại “chợ chó”. Ảnh: TRẦN NGỌC
Hy vọng thế hệ sau không ăn thịt chó
Quyết định 17/QĐ-UBND của UBND TP.HCM còn có nội dung: “Chủ nuôi phải đăng ký nuôi chó, mèo với UBND xã, phường thông qua hình thức khai báo với trưởng ấp, khu phố, tổ trưởng tổ dân phố. UBND xã, phường quản lý chặt chẽ đàn chó, mèo thông qua việc thống kê định kỳ hằng năm, thường xuyên cập nhật biến động đàn chó, mèo”.
Cứu hộ chó bị bắt
Mới đây, hai thanh niên trộm chó chạy xe máy đụng người đi đường rồi bỏ chạy. Hai người này bỏ lại một bao tải.
Sau khi kiểm tra, chúng tôi phát hiện trong túi có sáu con chó đã chết nên tiêu hủy. Hai con chó còn sống hiện được chúng tôi chăm sóc.
Ông NGUYỄN ĐỨC TÂM, Phó Chủ tịch UBND phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP.HCM
Theo ông Phát, hầu như không chủ nuôi nào tự giác đăng ký việc nuôi chó, mèo với chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, nhân sự tại phường, xã còn mỏng nên việc cập nhật biến động chó, mèo khó thực hiện. “Thậm chí khi tiếp xúc, vài anh em nói rằng hiện quản lý người tạm trú, tạm vắng còn không xuể thì huống chi quản lý chó, mèo” – ông Phát nói.
Về việc hạn chế ăn thịt chó, ông Phát cho rằng hiện vẫn còn một bộ phận có thói quen dùng thịt chó. Do vậy không thể một sớm một chiều bỏ được mà phải dần dần chuyển đổi nhận thức.
“Giải pháp tốt nhất vẫn là tuyên truyền. Về lâu dài, cần vận động người dân không xem thịt chó như một loại thực phẩm. Hy vọng những thế hệ sau sẽ không ăn thịt chó” – ông Phát chia sẻ.
Cộng đồng kêu gọi nói không với thịt chó
Trên các diễn đàn hội yêu chó, mèo đã bắt đầu rầm rộ phát động phong trào hưởng ứng quyết định của TP Hà Nội. Không ít bạn ở các TP khác hy vọng rằng địa phương mình cũng sẽ ban hành quyết định tương tự. Bạn Bùi Thị Hằnggửi gắm: “Mong là cả nước chứ không riêng gì Hà Nội thực hiện việc này”.
Nhiều bạn đọc chia sẻ lý do họ không ăn thịt chó để khẳng định đó không phải là lời kêu gọi suông, không có lý do.
Còn bạn Ngoan Hà tâm sự: “Tôi không ăn thịt chó vì tôi sợ ăn nhầm phải con chó đã giữ nhà cho người ta suốt nửa đời, sợ ăn nhầm phải bạn của một đứa trẻ, sợ ăn nhầm chó công vụ từng cứu mạng con người, sợ ăn nhầm “đôi mắt” của người mù nào đó… Và hơn thế nữa bởi vì tôi yêu chúng”…
Thịt chó còn được đem ra phân tích dưới góc độ khoa học để chứng minh rằng đây không phải là một món ăn có ích cho con người mà chính nó liên quan trực tiếp đến việc bùng nổ các dịch bệnh như giun xoắn, bệnh tả…
NHÂN CHÍNH
TRẦN NGỌC
Theo PLO
Hà Nội muốn người dân bỏ thói quen ăn thịt chó
TP Hà Nội muốn người dân từ bỏ thói quen ăn thịt chó, mèo để tránh những căn bệnh truyền nhiễm; đồng thời việc giết mổ và sử dụng thịt chó, mèo đã tạo hình ảnh phản cảm đối với khách tham quan du lịch, du khách quốc tế sinh sống, làm việc tại Hà Nội.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành văn bản về tăng cường công tác quản lý nuôi, giết mổ, kinh doanh và sử dụng thịt chó, mèo trên địa bàn.
Theo đó, TP giao UBND các quận huyện cập nhật thông tin và lập sổ quản lý về chó nuôi trên địa bàn, tổ chức ký cam kết thực hiện việc khai báo nuôi chó, mèo và chấp hành đúng các quy định về phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt đối với bệnh dại. Các địa phương phải tiêm phòng triệt để cho đàn chó, mèo trong diện phải tiêm và cấp giấy chứng nhận tiêm phòng theo quy định. Khuyến khích việc đeo thẻ nhận diện chó, mèo đã được tiêm phòng dại.
Thịt chó là món ăn khoái khẩu của nhiều người dân Việt Nam nói chung
Các quận huyện cũng được giao nhiệm vụ tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn phòng, chống bệnh dại và các hoạt động kinh doanh, giết mổ chó, mèo trên địa bàn.
TP Hà Nội yêu cầu các quận huyện tuyên tuyền về nguy cơ và tác hại mắc các bệnh truyền nhiễm (bệnh dại, bệnh xoắn khuẩn, bệnh tả...) khi sử dụng thịt chó, mèo để người dân nhận thức được và từ bỏ thói quen sử dụng thịt chó, mèo. Việc kinh doanh, giết mổ và sử dụng thịt chó, mèo đã tạo ra những phản cảm đối với khách tham quan du lịch, du khách quốc tế sinh sống, làm việc tại Hà Nội, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của một Thủ đô văn minh, hiện đại.
Theo thống kê, hiện nay, trên địa bàn TP Hà Nội có khoảng 493.000 con chó, mèo. Có trên 1.000 điểm kinh doanh chó, mèo thương phẩm, giết mổ chó, mèo, 15 cơ sở kinh doanh chó, mèo cảnh.
Từ đầu năm đến nay, đã có 3 trường hợp tử vong vì bệnh dại tại các huyện Phúc Thọ, Phú Xuyên và Sóc Sơn và 2 mẫu bệnh phẩm có kết quả dương tính với bệnh dại tại quận quận Hoàng Mai và quận Bắc Từ Liêm.
Theo Huy Thanh (Người lao động)
Hà Nội muốn cấm bán thịt chó ở nội thành từ 2021 Ngoài việc thiếu nhân văn, sử dụng thịt chó, mèo làm thực phẩm còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm những căn bệnh nguy hiểm, trong đó có cả virus dại. UBND Hà Nội vừa ban hành văn bản tăng cường công tác quản lý nuôi, giết mổ, kinh doanh và sử dụng thịt chó, mèo trên địa bàn Thành phố. UBND...