TPHCM đã ngưng nhập thịt lợn từ 4 xã thuộc tỉnh Đồng Nai
Đó là thông tin được ông Huỳnh Tấn Phát, Chi cục phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y TPHCM, công bố tại cuộc họp triển khai kế hoạch ứng phó khẩn cấp với bệnh tả lợn châu Phi trên địa bàn TPHCM do UBND TPHCM tổ chức ngày 9/5.
Lực lượng chức năng TPHCM kiểm tra nguồn gốc thịt lợn tại chợ đầu mối Hóc Môn. Ảnh: Minh Trí
Theo ông Huỳnh Tấn Phát, từ ngày 2/5, TPHCM đã ngưng nhập thịt lợn từ 4 xã là Bình Minh, Đồi 61 (huyện Trảng Bom) và Phước Thiền, Hiệp Thành (huyện Nhơn Trạch) tỉnh Đồng Nai. Nguyên nhân là từ ngày 2/5, UBND huyện Trảng Bom và huyện Nhơn Trạch công bố dịch bệnh tả lợn châu Phi ở các xã nói trên.
Cụ thể, tại huyện Trảng Bom, bệnh tả lợn châu Phi được phát hiện tại 1 hộ chăn nuôi có 268 con tại xã Đồi 61. Qua điều tra dịch tễ ghi nhận hộ dân này sử dụng tinh lợn của 1 hộ thuộc xã Bình Minh cùng huyện. Kiểm tra hộ chăn nuôi tại xã Bình Minh có 468 con lợn có triệu chứng lâm sàn và dương tính với tả lợn châu Phi. Nguyên nhân hộ chăn nuôi này nhiễm tả lợn châu Phi là nằm liền kề 2 hộ giết mổ lợn trái phép có tiếp nhận và mổ lợn bệnh, lợn chết.
Tại huyện Nhơn Trạch, có 2 hộ nuôi lợn nhỏ lẻ (26 con và 3 con) phát sinh dịch bệnh do sử dụng thức ăn thừa từ khu công nghiệp không qua nấu chín.
Đây là địa phương cung cấp lượng lợn lớn nhất cho TPHCM trong nhiều năm qua. Hiện Đồng Nai có trên 2 triệu con lợn các loại, cung cấp gần 50% (từ 3.000- 3.500 con) tổng lượng lợn tiêu thụ hằng ngày của TPHCM.
Song song đó, TPHCM và Đồng Nai đã thống nhất tuyến đường vận chuyển lợn về TP HCM giết mổ chỉ đi qua 2 tuyến quốc lộ 1A và 1K, trình phúc kiểm, tiêu độc khử trùng tại trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức và Xuân Hiệp; trừ các trường hợp xuất lợn về các tỉnh Tây Nam Bộ nếu chủ hàng có nhu cầu di chuyển tuyến cao tốc Long Thành – Dầu Giây phải đăng ký ghi rõ tuyến đường vận chuyển trên giấy chứng nhận kiểm dịch.
Cơ quan chức năng TPHCM đã tổ chức thiết lập thêm các chốt chặn mới hoạt động 24/24 để kiểm tra vận chuyển heo từ các tỉnh bên ngoài vào thành phố.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Thanh Liêm, cũng yêu cầu các quận huyện, ban ngành thực hiện nghiêm túc kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh dịch tả lợn châu Phi của UBND TPHCM ban hành tháng 1/2019 và các nội dung bổ sung vào cuối tháng 4 vừa qua.
Đặc biệt, với các quận huyện có các hộ dân nuôi lợn bằng thức ăn thừa, lực lượng chức năng phải tăng cường vận động những hộ này không tái đàn hoặc chuyển sang chăn nuôi bằng thức ăn công nghiệp để giảm rủi ro cho chính người chăn nuôi.
Ngoài ra, để chủ động ứng phó dịch bệnh, ông Lê Thanh Liêm giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM làm đầu mối phối hợp lực lượng thanh niên xung phong, tập huấn nghiệp vụ xử lý dịch bệnh cho 50 nhân sự để chi viện cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y trong trường hợp xấu nhất là dịch xảy ra trên địa bàn thành phố.
TPHCM hiện có 3.917 hộ chăn nuôi lợn với tổng đàn gần 280.000 con. Trong đó, có 247 hộ nuôi lợn bằng nguồn thức ăn thừa tại các nhà hàng, quán ăn có nguy cơ cao đối với bệnh dịch tả lợn châu Phi.
TPHCM cũng đang là đầu mối tiêu thụ thịt lợn lớn nhất cả nước với sản lượng khoảng 10.000 con/ngày, trong đó, chỉ có 15%-18% từ nguồn lợn nuôi trên địa bàn. Bình quân mỗi ngày thành phố tiếp nhận gần 6.700 con lợn sống từ các tỉnh đưa về các cơ sở giết mổ tại thành phố và 2.100 con lợn đi qua thành phố để về các tỉnh giết mổ nên nguy cơ nhiễm dịch bệnh từ bên ngoài rất lớn nếu không chủ động ứng phó.
Thu Dịu
Theo baohaiquan
3 người bị cuốn xuống suối trong mưa lớn ở Đồng Nai
Nước chảy xiết cuốn nhóm người xuống suối, một người đàn ông bám vào cành cây thoát nạn, hai nam sinh lớp 10 đang mất tích.
Nhân chứng kể lại lúc các nạn nhân bị nước cuốn xuống suối. Video: Phước Tuấn - Thanh Huyền
Khoảng 19h ngày 8.5, cơn mưa lớn kèm gió mạnh đổ xuống TP.Biên Hòa (Đồng Nai) suốt 2 tiếng. Nước từ thượng nguồn suối Bà Lúa (khu phố 1, phường Long Bình Tân) đổ về khiến nhiều khu dân cư, tuyến đường nội ô ngập nặng.
Khu vực hai nam thanh niên mất tích. Ảnh: Phước Tuấn
Một người đàn ông và hai nam sinh lớp 10 đi trên 2 xe máy qua đoạn đường ngập ven suối bị ngã. Dòng nước chảy cuồn cuộn cuốn họ xuống suối.
Người đàn ông bị trôi chừng 100 m bám vào cành cây bên đường, được người dân cứu lên. Hai học sinh đang mất tích. Cảnh sát cứu hộ cứu nạn huy động lực lượng tìm kiếm nhưng chưa có kết quả.
Suối Bà Lúa dài hơn 2 km, rộng 6-7 m, chảy qua hai phường ở Biên Hòa rồi đổ ra sông Đồng Nai. Do suối hẹp nên khi mưa lớn, nước từ thượng nguồn đổ về thường chảy xiết, tràn lên mặt đường.
Lực lượng cứu hộ tìm thấy xe máy của nạn nhân bị cuốn trôi xuống suối. Ảnh: Phước Tuấn
Cơn mưa lớn chiều nay cũng khiến nhiều tuyến đường, khu dân cư tại TP Biên Hòa ngập nặng. Nhiều người bị dòng nước chảy cuồn cuộn xô ngã trên đường, giao thông ùn tắc nghiêm trọng.
Đây là trận mưa lớn thứ hai gây ngập trong vòng một tuần qua ở Biên Hòa.
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, mưa giông đang có xu hướng gia tăng vào chiều tối kèm nguy cơ xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Đây là thời tiết đặc trưng của giai đoạn chuyển mùa mưa.
Theo Phước Tuấn (VNE)
Rốt ráo phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc Ngày 7-5, Chủ tịch UBND huyện Tràng Định (Lạng Sơn) ra Quyết định công bố dịch tả lợn châu Phi tại bốn xã: Chi Lăng, Kháng Chiến, Quốc Việt và Tri Phương. Từ ngày 29-4 đến nay, dịch đã lây lan xuất hiện ở chín xã và một thị trấn của huyện Tràng Định, đã có hơn 1.000 con lợn nhiễm bệnh. Cơ...