TP.HCM đã đón 4.473 y bác sĩ, sinh viên chi viện chống dịch Covid-19
Dịch Covid-19 tại TP.HCM diễn biến phức tạp, sự chi viện của y bác sĩ, sinh viên trên cả nước là điều rất đáng quý trong giai đoạn này.
Dịch Covid-19 tại TP.HCM đang diễn biến phức tạp. ẢNH: DUY TÍNH
Sáng 17.7, Sở Y tế TP.HCM, cho biết tính đến ngày 15.7, Sở Y tế TP.HCM đã đón 24 đoàn công tác đến từ Sở Y tế các tỉnh, bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện Bộ, ngành và 11 trường cao đẳng, đại học chi viện chống dịch Covid-19 tại TP.HCM với tổng cộng 4.473 người.
TP.HCM yêu cầu đưa F0 mắc Covid-19 vào bệnh viện trong vòng 12 tiếng
Trong đó, có 535 bác sĩ, 1.222 điều dưỡng, 53 kỹ thuật viên, 8 giảng viên và 2.655 sinh viên tham gia hỗ trợ. Cụ thể:
1. Bệnh viện Chợ Rẫy tham gia tổng cộng 262 người, bao gồm 106 bác sĩ, 156 điều dưỡng.
2. Bệnh viện Thống Nhất tham gia tổng cộng 92 người, bao gồm 31 bác sĩ, 61 điều dưỡng và kỹ thuật viên.
3. Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM tham gia tổng cộng 276 người, bao gồm 100 bác sĩ, 176 điều dưỡng.
4. Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP.HCM tham gia tổng cộng 95 người, bao gồm 30 bác sĩ, 65 điều dưỡng.
5. Bệnh viện đa khoa Bưu Điện tham gia tổng cộng 75 người, bao gồm 25 bác sĩ, 50 điều dưỡng.
6. Bệnh viện quân y 7A tham gia tổng cộng 40 người, bao gồm 10 bác sĩ, 24 điều dưỡng, 6 kỹ thuật viên.
7. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên tham gia tổng cộng 79 người, bao gồm 21 bác sĩ, 55 điều dưỡng, 3 kỹ thuật viên.
8. Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam tham gia tổng cộng 40 người, bao gồm 11 bác sĩ, 26 điều dưỡng, 3 kỹ thuật viên.
9. Bệnh viện quân y 175 tham gia tổng cộng 75 người, bao gồm 25 bác sĩ, 48 điều dưỡng, 2 kỹ thuật viên.
10. Bệnh viện 74 Trunh ương tham gia tổng cộng 30 người, bao gồm 10 bác sĩ, 20 điều dưỡng.
11. Bệnh viện 71 Trung ương tham gia tổng cộng 30 người, bao gồm 10 bác sĩ, 18 điều dưỡng, 2 kỹ thuật viên.
12. Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh tham gia tổng cộng 70 người, bao gồm 10 bác sĩ, 60 điều dưỡng.
13. Sở Y tế tỉnh Thái Bình tham gia tổng cộng 60 người, bao gồm 20 bác sĩ, 40 điều dưỡng.
14. Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh tham gia tổng cộng 25 người, bao gồm 5 bác sĩ, 20 điều dưỡng.
15. Sở Y tế TP. Hải Phòng tham gia tổng cộng 114 người, bao gồm 14 bác sĩ, 100 điều dưỡng.
16. Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa tham gia tổng cộng 58 người, bao gồm 8 bác sĩ, 50 điều dưỡng.
17. Sở Y tế tỉnh Nghệ An tham gia tổng cộng 60 người, bao gồm 20 bác sĩ, 30 điều dưỡng, 10 kỹ thuật viên.
18. Sở Y tế tỉnh Hải Dương tham gia tổng cộng 41 người, bao gồm 11 bác sĩ, 29 điều dưỡng, 1 kỹ thuật viên.
19. Sở Y tế tỉnh Yên Bái tham gia tổng cộng 44 người, bao gồm 12 bác sĩ, 30 điều dưỡng, 2 kỹ thuật viên.
20. Sở Y tế tỉnh Hà Nam tham gia tổng cộng 40 người, bao gồm 8 bác sĩ, 27 điều dưỡng, 5 kỹ thuật viên.
21. Sở Y tế tỉnh Ninh Bình tham gia tổng cộng 42 người, bao gồm 10 bác sĩ, 30 điều dưỡng, 2 kỹ thuật viên.
22. Sở Y tế tỉnh Phú Thọ tham gia tổng cộng 52 người, bao gồm 12 bác sĩ, 40 điều dưỡng.
23. Sở Y tế tỉnh Nam Định tham gia tổng cộng 42 người, bao gồm 7 bác sĩ, 35 điều dưỡng.
24. Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc tham gia tổng cộng 40 người, bao gồm 10 bác sĩ, 27 điều dưỡng, 3 kỹ thuật viên.
Y bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch. ẢNH: DUY TÍNH
Ngoài ra, Sở Y tế còn tiếp nhận 2.663 cán bộ giảng viên, sinh viên từ các trường đại học trên khắp cả nước.Trường đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương (320 giảng viên, sinh viên), Trường đại học Y Dược Thái Bình (350 sinh viên), Trường đại học Y tế Công cộng (103 sinh viên), Trường đại học Huế (95 sinh viên), Trường đại học Y Dược TP.HCM, Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường đại học Nguyễn Tất Thành, Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng, Khoa Y Đại học Quốc gia TP.HCM, Trường dao đẳng Viễn Đông, Trường cao đẳng Quân y 2 (Quân khu 7) tình nguyện tham gia truy vết phòng chống dịch Covid-19.
Sở Y tế, TP.HCM cho biết dịch Covid-19 trên địa bàn đang diễn biến phức tạp. Ngành y tế rất trân trọng và cám ơn sự chi viện thiết thực và đầy ý nghĩa này của các bệnh viện trực thuộc Bộ, ngành trên địa bàn TP và các bệnh viện từ các tỉnh, thành trên cả nước.
Sở Y tế xin ghi nhận và trân trọng tình cảm quý báu mà Sở Y tế các tỉnh, bệnh viện đa khoa các tỉnh, các bệnh viện Bộ, ngành, các trường cao đẳng và đại học trên khắp cả nước đã dành cho TP.HCM nói chung và Sở Y tế TP.HCM nói riêng trong công tác phòng chống dịch Covid-19. TP.HCM.
Trước đó, kết luận tại cuộc họp trực tuyến ngày 8.7, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần “tất cả vì TP.HCM” và yêu cầu dành tất cả những gì tốt nhất cho TP.HCM phòng chống dịch Covid-19.
Dòng nước mắt hạnh phúc của bệnh nhân COVID-19
"Mắc COVID-19, lúc đầu thấy sợ hãi, run rẫy, hoảng hốt, ngỡ ngàng, hoang mang nhưng rồi có các bác sĩ luôn sát cánh bên mình, nâng cho giấc ngủ, lo cho sức khỏe, động viên, vực dậy tinh thần nên tự tin trở lại để chiến đấu với dịch bệnh".
Đó là lời mở đầu câu chuyện của H.T đang điều trị COVID-19 tại Bệnh viện đa khoa Gò Vấp (TP.HCM).
Cảm kích dâng lên lúc nửa đêm
Những đêm đầu tiên vào điều trị hầu như ông T luôn trằn trọc. Ông bảo rằng: Đang thoải mái tung tăng ở ngoài không may mắc bệnh, cuộc sống ngăn cách với bên ngoài, hụt hẫng lắm. Buồn khôn tả. Gia đình lại neo người, bận bịu với nhiều công việc, không thường xuyên điện thoại hỏi han được. Cứ vào đêm khuya, cảm xúc trỗi dậy mạnh mẽ. Có đêm nỗi lo cứ len lỏi ùa vào tâm trí như những ngọn gió buồn dài. Nhưng rồi, tất thảy điều ấy đã được xua tan mà chỉ còn lại những dòng nước mắt hạnh phúc".
Bác sĩ (đứng bên trái) trong phòng điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng thuộc Bệnh viện đa khoa Gò Vấp chia sẻ với PV Báo Sức khỏe và Đời sống về những vất vả và lòng quyết tâm điều trị cho bệnh nhân
Mỗi bác sĩ, thầy thuốc bước vào phòng điều trị bệnh nhân COVID-19 ở Bệnh viện đa khoa Gò Vấp đều mang trong mình ý nghĩ xem người bệnh như người thân của mình để chăm sóc, động viên nhanh chóng vượt qua dịch bệnh. Hơn ai hết, bệnh nhân T hiểu và cảm nhận rõ điều này. Ông chia sẻ: "Dù có lúc rất mệt nhưng nghe theo bác sĩ mình tuân thủ nghiêm việc đeo khẩu trang trong phòng bệnh. Bác sĩ hướng dẫn gì làm theo đó. Họ còn như nhà tâm lý đặc biệt. Khi màn đêm buông xuống hay thấy bệnh nhân biểu hiện chán nản là động viên ngay. Các bác sĩ luôn nhắn nhủ rằng, hãy xem nhau như người thân trong căn phòng đặc biệt này để cách ly tốt, điều trị tốt. Cuộc sống tươi đẹp ngoài kia đang chờ. Ai mệt quá thì bác sĩ xúm vào thay quần áo, lo cho cả miếng ăn, tư vấn phần ăn...".
Bác sĩ Tú Linh đang điều trị cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19 cho biết: Có người sức khỏe yếu, bệnh chuyển nặng dần nên chúng tôi vừa phải "sốc" lại tinh thần họ vừa phải đỡ đần giúp thay quần áo và các sinh hoạt cá nhân. Là thầy thuốc ở đây nhiều lúc chúng tôi kiêm luôn người chăm bệnh, người điều trị, người củng cố tâm lý, tinh thần cho người bệnh nữa.
Trong phòng điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng ở Bệnh viện đa khoa Gò Vấp
Được các bác sĩ đưa đồ ăn đến tận giường, trợ giúp thay quần áo, khích lệ, khuyên nhủ mỗi lần chuẩn đi đi vào giấc ngủ, bệnh nhân T bộc bạch rằng: Đã có nhiều đêm khuy thức giấc vẫn thầy các bác sĩ đứng đó canh giấc ngủ cho mình. Rồi đi quanh từng giường bệnh quan sát bất cứ biểu hiện nào của bệnh nhân để xử lý kịp thời. Lúc ấy dòng nước mắt mình cứ tự nhiên chảy ra vì xúc động, vì hạnh phúc đã được điều trị tận tình, quan tâm chu đáo.
Nghĩ đến bác sĩ là cảm động
Theo Bệnh viện đa khoa Gò Vấp thông tin, do tình hình số ca mắc COVID-19 nặng tiếp tục tăng nhanh, ngày 09/07/2021, Sở Y tế TP.HCM đã ký Công văn số 4350/SYT-NVY về việc sẵn sàng 1.000 giường hồi sức cho người bệnh COVID-19 nặng và nguy kịch. Theo đó, Bệnh viện Đa khoa Gò Vấp sẽ tạm chuyển đổi công năng thành bệnh viện chuyên tiếp nhận và điều trị người bệnh COVID-19 nặng và nguy kịch với quy mô 150 giường hồi sức và 350 giường người bệnh nhẹ. Các bệnh nhân nhiễm COVID-19 được đưa vào đây điều trị đúng phác đồ đồng thời các bác sĩ luôn sát cánh động viên bệnh nhân để vượt qua giai đoạn bệnh tật.
Bệnh nhân COVID-19 ở Bệnh viện đa khoa Gò Vấp chia sẻ về lòng cảm kích đối với các bác sĩ
Cũng giống H.T, bệnh nhân Ng.T.M làm nghề lao động phổ thông khi biết tin mình mắc COVID-19 đưa đến Bệnh viện đa khoa Gò Vấp rất choáng váng. M cứ thần người không biết cuộc sống những ngày tiếp theo trong phòng điều trị sẽ ra sao. Anh kể: Tâm trạng lúc đầu rất nặng nề. Dù người thân động viên vẫn cứ hoang mang. Cho đến khi mỗi ngày, mỗi đêm, các thầy thuốc đến bên mình: Hỏi từ miếng ăn, lo động viên, ổn định từ giấc ngủ, theo dõi sức khỏe sát sao...thì sự tự tin dần trở lại.
Anh M xúc động nhất là các thầy thuốc cũng gian nan, xa gia đình nhưng mỗi người đều nhắn nhủ với bệnh nhân hãy mạnh mẽ. Tinh thần phấn chấn, vui vẻ cũng là "liều thuốc" đặc biệt để củng cố thêm sức khỏe. Ông M giải bầy: Biết mình ít có người thân gọi điện đến hỏi han nên các bác sĩ lại kể những câu chuyện về nghị lực vượt qua bệnh tật của biết bao hoàn cảnh éo le khác. Có hôm tất bật lo cho bệnh nhân từ sáng đến đầu giờ chiều mà thấy bác sĩ vẫn chưa kịp đi ăn cơm. Từ đó nỗi lo sợ tiêu tan nhường chỗ cho sự cảm động với lòng tận tình của các chiến sĩ mặc áo bluse.
Mắc COVID-19 đã chục ngày nay, bà Ng vừa uống xong nước và thuốc do bác sĩ mang đến tận giường vừa cúi đầu biểu thị sự cảm ơn sâu sắc. Bà Ng thổ lộ rằng: Vào phòng điều trị bệnh nhân COVID-19 các bác sĩ rất đặc biệt. Thân thiện, chăm sóc chu đáo, nhiệt tình. Hàng ngày hỏi han từ việc nhỏ như thích ăn cơm hay ăn cháo. Sau đó thì đi đo nhiệt kế, rất tốt với bệnh nhân. Bà Ng cũng như những bệnh nhân khác giờ đây chỉ còn một ý nghĩ mạnh mẽ nhất mỗi ngày đó là tuyệt đối làm theo các hướng dẫn của bác sĩ, an tâm điều trị.
Sinh viên ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương vẫn miệt mài lấy mẫu xét nghiệm Trong những ngày dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến căng thẳng, hàng ngàn sinh viên của các trường đại học trên cả nước đã không ngại khó khăn, gian khổ, tình nguyện lên đường hỗ trợ TP.HCM chống dịch. Sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại TP.HCM. Trường Đại học Kỹ...