TP.HCM: Đã có kế hoạch chỗ ở cho hơn 243.000 người lao động
TP.HCM đã có kế hoạch lo chỗ ở cho hơn 243.000 người lao động thông qua chương trình phát triển nhà ở xã hội và hỗ trợ các chủ nhà trọ xây dựng phòng trọ đạt chuẩn, đảm bảo an toàn phòng dịch Covid-19.
Sáng 8.12, tại kỳ họp cuối năm của HĐND TP.HCM, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM Trần Hoàng Quân đã trao đổi với các đại biểu về các định hướng phát triển nhà ở cho người lao động, người có thu nhập thấp trong 5 năm tới. Vấn đề nhà ở được nhiều đại biểu quan tâm, Ủy ban MTTQVN TP.HCM cũng đề xuất thành phố cần ưu tiên xây dựng “nhà trọ kiểu mới” nhằm nâng cao điều kiện sống cho người dân.
Thông tin về chương trình nhà ở, ông Trần Hoàng Quân cho biết trong chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025, thành phố phấn đấu phát triển 366.510 căn nhà (khoảng 50 triệu m 2 sàn nhà, trong đó nhà ở xã hội chiếm 2,5 triệu m 2 sàn). Ngoài ra, để phục vụ công tác phòng chống dịch trong tình hình mới, thành phố phát triển thêm 612.000 m 2 sàn nhà ở phục vụ cho công nhân, người lao động.
Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM Trần Hoàng Quân trao đổi về kế hoạch phát triển nhà ở cho người lao động. ẢNH SỸ ĐÔNG
Về giải pháp cụ thể, ông Quân cho biết thành phố sẽ rà soát 23 dự án có quỹ đất để điều tiết xây dựng nhà ở xã hội; quỹ đất ở khu vực ngoại thành gần các khu công nghiệp, khu chế xuất để điều chỉnh đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động. Hiện, Sở Xây dựng đã trình UBND TP.HCM phương án chi tiết, nếu như triển khai được ở H.Bình Chánh thì sau đó sẽ nhân rộng ra ở TP.Thủ Đức và một số nơi khác.
Video đang HOT
Trong giai đoạn 2021-2025, thành phố phấn đấu giải quyết chỗ ở cho hơn 243.000 công nhân, trong đó dự án nhà ở xã hội là 27.301 căn nhà (tương ứng 82.422 chỗ ở), nhà trọ do người dân tự xây là 40.000 căn nhà (tương ứng 160.000 chỗ ở).
Còn trong dự thảo chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030, TP.HCM đặt mục tiêu giải quyết được chỗ ở cho 511.141 công nhân, người lao động. Trong đó, nhà ở xã hội có 57.332 căn, tương ứng 175.144 chỗ ở, còn nhà trọ do người dân và doanh nghiệp xây có 84.000 căn nhà trọ, tương 336.000 chỗ ở.
Về tình hình nhà trọ hiện nay, ông Quân cho biết qua rà soát có khoảng 60.000 chủ nhà trọ, tương ứng với 560.000 căn nhà trọ trên địa bàn được phân làm 2 nhóm. Nhóm 1 chiếm 60% là căn phòng trọ độc lập, nhóm 2 là người dân xây thêm nhà trọ kết hợp nhà ở.
Thống kê cho thấy khoảng 90% căn nhà trọ đảm bảo các tiêu chí để ở, nhưng trong số đó còn khoảng 30% căn chưa đảm bảo tiêu chí về phòng cháy chữa cháy. “Do đó, các ngành, địa phương thống nhất đề xuất với TP.HCM có chính sách chung để hỗ trợ xây dựng, cải tạo nhà trọ trên địa bàn”, ông Quân nói.
Combo 'việc làm 3 trong 1' dành cho người lao động trở lại TP.HCM
Combo việc làm 3 trong 1 gồm: nhà trọ 0 đồng, test nhanh miễn phí và giới thiệu việc làm ngay lập tức của Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên TP.HCM hấp dẫn người lao động trở lại TP.HCM.
Tại chương trình livestream Dân hỏi - Thành phố trả lời tối 22.10, người dân đặt câu hỏi cho các lãnh đạo rằng, người lao động có thể cập nhật thông tin tuyển dụng tại đâu để tìm việc làm và quy trở lại TP.HCM?
Kênh thông tin tìm việc
Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Quang Cường, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên (trực thuộc Thành đoàn TP.HCM) nói: "Khi người lao động quay trở lại TP.HCM, có rất nhiều kênh tiếp cận tìm việc như qua phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội các website tuyển dụng của các doanh nghiệp..."
Theo dự báo 3 tháng cuối năm, TP.HCM cần khoảng 60.000 lao động thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Ảnh KHẢ HÒA
Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian, công sức, người lao động tìm việc có thể liên hệ trực tiếp các trung tâm giới thiệu việc làm được cấp giấy phép, có uy tín; trong đó, có hai đơn vị gồm: Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM (đơn vị trực thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM), Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên (YES Center, đơn vị trực thuộc Thành đoàn TP.HCM) đứng đầu về kết nối cung cầu lao động.
Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho biết, người lao động ở tỉnh có nhu cầu quay trở lại TP.HCM có thể liên hệ với Sở LĐ-TB-XH của tỉnh đó, để phối hợp với TP.HCM (cụ thể là Sở GTVT, Bộ Tư lệnh TP.HCM) để tổ chức đón công nhân về lại TP.HCM.
"Đặc biệt, trước khi đến TP.HCM trong giai đoạn này, do ảnh hưởng dịch bệnh, đi lại khó khăn thì người lao động dưới quê có thể liên hệ trực tiếp đến các trung tâm để được hướng dẫn cách thức, thủ tục... hoặc được kết nối trước với bên tuyển dụng, phỏng vấn qua online rồi mới thống nhất việc làm, nhằm đỡ tốn chi phí đi lại, hạn chế nguy cơ rủi ro lây nhiễm dịch Covid-19", ông Cường nêu và cho biết thêm, đối với Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên, người lao động có thể gọi tổng đài 1088 - nhấn số 155 hoặc truy cập website: sieuthivieclam.vn để được tư vấn, giới thiệu việc làm.
Nhiều hỗ trợ cho người lao động tìm việc làm
Theo ông Cường, Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên có nhiều chính sách hỗ trợ người lao động quay lại TP.HCM làm việc sau dịch Covid-19.
Cụ thể, hiện nay, đơn vị có chương trình gồm "combo việc làm 3 trong 1" triển khai từ ngày 1.10 đến ngày 30.11 (nhà trọ 0 đồng, test nhanh miễn phí và giới thiệu việc làm ngay lập tức).
"Người lao động đến TP.HCM có nhu cầu tìm kiếm nhà trọ ở phù hợp, miễn phí thì Trung tâm sẽ giới thiệu. Hiện Trung tâm cũng đã kết nối với 21 quận, huyện đoàn và Thành đoàn Thủ Đức để cập nhật đầy đủ các nhà trọ 0 đồng và nhà trọ miễn phí trước mắt là 1 tháng đầu", ông Cường nói và thông tin thêm, hiện số nhà trọ đăng ký giảm tiền từ 30 - 40% cho người lao động quay trở lại TP.HCM làm việc rất nhiều.
"Ngoài ra, người lao động trước khi qua doanh nghiệp phỏng vấn việc làm thì có thể ghé Trung tâm (địa chỉ tại số 1A Nguyễn Văn Lượng, P.6, Q.Gò Vấp) trong giờ hành chính, có thể không cần đăng ký trước để được test nhanh miễn phí tại chỗ", ông Cường thông tin.
Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho biết, trên địa bàn, có một số khu công nghiệp có nhà lưu trú cho công nhân. Theo ý kiến của lãnh đạo TP.HCM, hướng sắp tới, Sở Xây dựng sẽ có các khảo sát và đề xuất để tạo điều kiện thuận lợi nhất về chỗ ở cho người lao động. "Khi người lao động làm việc, Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm phối hợp cùng để vận động chủ nhà trọ, chính quyền địa phương để có mức chi phí phù hợp với thu nhập của người lao động", ông Lâm cho biết.
TP.HCM sau ngày 30.9: 'Tôi thiếu nợ, tôi muốn được ra đường đi làm lắm rồi' "Tôi thiếu nợ; Tôi đã chích đủ 2 mũi vắc xin và muốn được ra đường đi làm...". Và rất nhiều bạn đọc khác mong muốn TP.HCM nới lỏng giãn cách sau bài viết "TP.HCM sau ngày 30.9: Có được ra đường đi làm chưa?" Rất nhiều người dân đang mong TP.HCM trở về nhịp sống bình thường mới sau ngày 30.9 ẢNH...