TP.HCM cứu thành công F0 người Ảrập Xêút bị nhồi máu cơ tim
Mắc Covid-19 được 4 ngày, ông Ali bị nhồi máu cơ tim nên được chuyển đến cấp cứu ở Bệnh viện TP Thủ Đức.
Bệnh viện Covid-19 Thủ Đức (TP.HCM) cho biết, vừa điều trị cho bệnh nhân Mohammed Ali (sinh năm 1949) bị nhồi máu cơ tim trên nền bệnh Covid-19.
Trước đó, ông Ali đang điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Bình Tân. Sau 4 ngày, ông lên cơn đau tim dữ dội, nhịp tim chậm, huyết áp thấp. Kết quả xét nghiệm máu chẩn đoán, ông bị nhồi máu cơ tim.
Các bác sĩ đang chuẩn bị phẫu thuật cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC.
Video đang HOT
Sau hội chẩn, bệnh nhân được chuyển từ Bệnh viện Bình Tân sang Bệnh viện TP Thủ Đức để điều trị. Khi này, bệnh nhân suy hô hấp, SpO2 85%, phải thở oxy, nhịp chậm và huyết áp thấp cần dùng vận mạch.
Các bác sĩ xác định bệnh nhân bị tắc hoàn toàn động mạch vành bên phải.
Ngay lập tức ê-kíp can thiệp tim mạch tiến hành hút ra nhiều máu đông trong lòng mạch vành và đặt 1 stent thành công, tái thông mạch máu cho bệnh nhân. Ca phẫu thuật được thực hiện trong một giờ.
Sau một ngày theo dõi, bệnh nhân đã hồi phục nhịp tim, không đau ngực và không cần oxy trợ thở.
Bác sĩ Lê Duy Lạc, Phó Trưởng Khoa Hồi sức Covid-19, cho biết, ông Ali là trường hợp rất đặc biệt vì đang điều trị viêm phổi do SARS-CoV-2. Bệnh nhân vốn đã giảm oxy do tổn thương phổi lại xuất hiện nhồi máu cơ tim cấp làm tụt huyết áp và nhịp tim chậm, nguy cơ tử vong cao.
Theo bác sĩ Lạc, quá trình can thiệp mạch vành cho bệnh nhân cần tiến hành nhanh, tận dụng thời gian vàng nhưng phải đảm bảo an toàn chống nhiễm khuẩn và hạn chế lây nhiễm cho nhân viên y tế. Thời gian tới, bệnh nhân tiếp tục ở lại bệnh viện kết hợp điều trị Covid-19 và theo dõi tim mạch.
Nhiễm trùng tai do xỏ bông
Sau vài ngày bấm lỗ tai với giá 100.000 đồng ở một tiệm vàng, bệnh nhân Đ.N.M.P (17 tuổi; ngụ TP Thủ Đức, TP HCM) bị đau tai, sưng mọng, vết bấm lỗ có mủ vì nhiễm trùng.
Bệnh nhân P. cho biết do muốn đeo bông làm đẹp nên được bạn chở đi bấm lỗ tai. Tại cửa hàng, P. được nhét 2 cây kim loại để thông lỗ tai. Tuy nhiên, sau vài ngày, tai bắt đầu sưng mọng, đau và chảy mủ nên được gia đình đưa đến bệnh viện.
Một trường hợp bị biến chứng nhiễm trùng sau khi bấm khuyên tai ở nơi không có chuyên môn. (Ảnh do bệnh viện cung cấp)
Bác sĩ Kim Phúc Thành, Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện TP Thủ Đức, cho biết những năm gần đây, nhiều bạn trẻ muốn tạo cá tính nên bấm khuyên ở vành tai, khi bị sưng, mưng mủ không đi bác sĩ mà tự mua thuốc về nhà uống.
Riêng với trường hợp của P., bác sĩ Thành cho biết P. bấm khuyên tai nhưng không bảo đảm vô trùng, bị mưng mủ nên cần điều trị bằng thuốc uống.
Tại bệnh viện cũng từng tiếp nhận nhiều trường hợp bị nhiễm trùng nặng, không giữ được vành tai nguyên vẹn. Những trường hợp này, bệnh nhân phải phẫu thuật tái tạo vành tai.
Theo bác sĩ Thành, biến chứng thường gặp nhất sau khi bấm lỗ tai, xỏ khuyên là viêm sụn vành tai. Đây là một biến chứng nguy hiểm với những bạn trẻ thích xỏ lỗ trên vành tai. Bấm lỗ tai có thể bị nhiễm trùng ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, khuyên đi qua sụn tai có nhiều khả năng bị nhiễm trùng và khó điều trị hơn nhiễm trùng ở các mô mềm như dái tai.
"Điều trị viêm sụn vành tai rất phức tạp vì vi khuẩn gây viêm sụn phải dùng kháng sinh dài ngày, nạo vét sụn hoại tử dễ để lại di chứng. Nếu bệnh nhân đến bệnh viện muộn, dẫn tới hoại tử hết vành tai khiến vành tai bị biến dạng, gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng" - bác sĩ Thành thông tin.
Bác sĩ Thành khuyến cáo: Việc bấm khuyên tai ở những tiệm làm tóc, gội đầu hay bấm tai dạo... rất nguy hiểm vì người thực hiện không có chuyên môn, không đeo găng tay, không vệ sinh dụng cụ, không thuốc sát trùng nên có nguy cơ cao dẫn đến nhiễm trùng. Chưa kể việc sử dụng dụng cụ không bảo đảm vô trùng, dùng nhiều lần từ người này sang người khác còn có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, uốn ván, viêm gan B, thậm chí lây nhiễm HIV.
"Nếu muốn bấm lỗ tai, xỏ lỗ ở vành tai nên đến cơ sở y tế để bác sĩ có chứng chỉ chuyên môn thực hiện, không nên giao tính mạng ở những cơ sở bấm lỗ tai dạo, nơi không có chuyên môn và dụng cụ không bảo đảm vô trùng" - bác sĩ Thành tư vấn.
Phẫu thuật thành công cho cô gái mắc bệnh 'chim sệ cánh' 17 năm không thể khép vai 17 năm ròng, N.T.T.T. (21 tuổi) không thể khép vai, đau vai khi phải căng, xách vật nặng... vì mắc bệnh 'chim sệ cánh' (xơ hóa cơ Delta). Cách đây 10 năm, Việt Nam đã xảy ra đợt bùng phát và báo động về bệnh này. Ca phẫu thuật cho bệnh nhân mắc bệnh xơ hóa cơ Delta - Ảnh: Bệnh viện cung...