TP.HCM: Cửa hàng tạp hóa bán hàng thiết yếu được hoạt động, còn lại ngừng
Tối 8-7, UBND TP.HCM tổ chức họp báo để cung cấp thông tin về kỳ thi tốt nghiệp THPT và triển khai thực hiện chỉ thị 16 của Thủ tướng tại TP.HCM.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức chủ trì buổi họp báo – Ảnh: TIẾN LONG
Tại cuộc họp này, lãnh đạo UBND TP cũng như các sở, ngành liên quan sẽ giải đáp nhiều thông tin liên quan đến các vấn đề dân sinh mà người dân quan tâm sau khi có quyết định giãn cách xã hội toàn TP.HCM theo chỉ thị 16.
Trong đó, người dân quan tâm nhiều đến vấn đề như việc tạm ngưng các hoạt động kinh doanh ăn uống mang về, dịch vụ giao hàng, việc cung ứng hàng hóa thiết yếu, giải quyết hồ sơ của người dân, điều kiện ra vào thành phố…
Trước đó, tại cuộc họp về COVID-19 ngày 7-7, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM đã quyết định áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị số 16 của Thủ tướng trong thời gian 15 ngày trên địa bàn thành phố từ 0h ngày 9-7.
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cho biết cả hệ thống chính trị và nhân dân thành phố đã vào cuộc quyết liệt và triển khai thực hiện rất nhiều giải pháp sáng tạo, đồng bộ, chủ động để kiểm soát, khống chế dịch bệnh.
Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của đại dịch, cùng với mật độ dân cư rất cao tại thành phố và mức độ giao thương với các địa phương rất lớn nên công tác kiểm soát dịch bệnh đặt ra nhiều thách thức, nhất là kiểm soát biến chủng Delta có khả năng lây lan nhanh, có khả năng giảm hiệu quả bảo vệ của vắc xin.
Cửa hàng tạp hóa bán hàng thiết yếu được hoạt động, còn lại ngừng
Thông tin đầu cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức cho biết nội dung của công văn hướng dẫn của UBND TP.HCM về giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 cơ bản xoay quanh việc đảm bảo giãn cách xã hội, chỉ duy trì những hoạt động dịch thiết yếu và hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ngưng tất cả những hoạt động không cần thiết. Đối với cơ quan nhà nước ngưng các cuộc họp không cần thiết, không nhận hồ sơ trực tiếp, chỉ nhận hồ sơ trực tuyến (trừ một số thủ tục hồ sơ đặc biệt).
Về giao thông, hạn chế giao lưu không cần thiết trên đường, đảm bảo lưu tông hàng hóa, cung ứng những mặt hàng thiết yếu cho đời sống và sản xuất.
Video đang HOT
TP cũng tiếp tục cho siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng cung cấp sản phẩm thiết yếu được hoạt động để đảm bảo nhu cầu của người dân. Trong đó duy trì nguồn cung ứng để bà con yên tâm.
Những siêu thị, cửa hàng tiện lợi đảm bảo dồi dào hàng hóa, các chợ truyền thống đảm bảo an toàn vẫn được duy trì để đảm bảo nhu cầu người dân.
Trao đổi về câu hỏi về shipper có được hoạt động, ông Dương Anh Đức cho biết, các dịch vụ vận chuyển bằng xe mô tô, vận chuyển hàng hóa không chở người vẫn duy trì.
Theo ông Đức, trước đây, trong chỉ thị 10, TP đã cấm buôn bán tại chỗ, trong đợt giãn cách này sẽ cấm luôn việc bán mang về.
Các cửa hàng tạp hóa có được bán không? Ông Đức trả lời: tạp hóa có nhiều loại, nếu bán những mặt hàng thiết yếu thì được, ví dụ bán hiệu thuốc thì được nhưng nếu bán nồi, niêu, xoong chảo không được.
Trao đổi về hoạt động từ thiện phát cơm, hỗ trợ người nghèo có được hoạt động trong đợt giãn cách? Phó Chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức cho biết về nguyên tắc không cấm nhưng phải đảm bảo yêu cầu. Nếu hoạt động từ thiện được tổ chức ngăn nắp, trật tự, đảm bảo không tụ tập quá 2 người thì được hoạt động.
Nói cụ thể hơn, ông Đức cho biết mục đích đợt giãn cách này là đảm bảo giãn cách cao nhất nên có nhiều ràng buộc, phải đảm bảo an mới được thực hiện.
Sở GD-ĐT: Kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1 an toàn
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, trong hai diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1, TP.HCM ghi nhận 3 trường hợp thí sinh vi phạm quy chế thi, đã xử lý lập biên bản theo đúng hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. Kỳ thi không có cán bộ coi thi vi phạm quy chế thi.
Trong ngày thi 8-7, ở môn thi ngoại ngữ chiều 8-7, toàn TP có 75.959 thí sinh dự thi trong tổng số 78.261 thí sinh đăng ký dự thi, vắng 2.302 thí sinh, đạt tỉ lệ 97,06%. Các môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, tỉ lệ thí sinh dự thi đạt 94-97%.
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, trong tình hình dịch bệnh nhưng con số này cho thấy số thí sinh tham gia thi đợt 1 khá cao. Các điểm thi an toàn, đảm bảo giãn cách, phụ huynh học sinh không tụ tập.
Sở phối hợp Sở Y tế sở kết hợp test nhanh cho thí sinh, cán bộ. Đợt xét nghiệm có mẫu gộp dương tính, thí sinh không dự thi đợt thi này. Hai ngày thi, thí sinh chấp hành tốt quy định giãn cách, có 1 thí sinh tự do dùng điện thoại trong phòng thi.
Không lý giải được lý do chắc chắn, người dân không được ra đường
Phóng viên đặt câu hỏi việc xử phạt người dân ra đường khi không cần thiết thực hiện như thế nào? Thẩm quyền do ai xử phạt?
Ông Dương Anh Đức cho biết theo quy định, áp dụng chỉ thị 16 chỉ được ra đường giải quyết nhu cầu cấp thiết. Nếu không lý giải được việc di chuyển chắc chắn không được phép.
Đi từ TP.HCM sang tỉnh khác thì một số địa phương và Bộ Y tế đã nêu rõ. Ví dụ, từ TP.HCM đi tỉnh khác phải cách ly 7 ngày.
Theo ông Đức, người dân bao gồm công chức, bất kỳ ai vi phạm đều bị xử lý như nhau. Việc xử phạt người dân ra đường khi không có nhu cầu thiết yếu được quy định trong Nghị định 117 năm 2020. Thẩm quyền xử phạt chủ tịch UBND cấp xã, chánh thanh tra sở y tế, trưởng phòng công an cấp tỉnh.
Liên quan đến việc bảo đảm an toàn sản xuất trong khu công nghiệp, khu chế xuất…, ông Dương Anh Đức cho biết, thực tế đã có những doanh nghiệp TP đã yêu cầu ngừng hoạt động do không đảm bảo an toàn. Sau khi dừng, doanh nghiệp muốn hoạt động trở lai phải khắc phục và chứng minh được an toàn mới được hoạt động trở lại.
TP cũng có chủ trương để doanh nghiệp phối hợp với TP tổ chức kiểm tra sức khỏe, test nhanh cho cán bộ, công nhân viên nhằm phát hiện sớm nguồn lây.
Cố gắng giải quyết hồ sơ cho người dân
Về việc giải quyết hồ sơ người dân trong thời gian giãn cách xã hội, ông Đức cho biết khi giãn cách xã hội cách đương nhiên ảnh hưởng phần nào đến tốc độ xử lý hồ sơ, tuy nhiên với sự quyết tâm của hệ thống chính trị, cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin sẽ bù lại năng suất lao động, cố gắng giải quyết tốt nhất nhu cầu người dân.
Trong đó, các cơ quan, sở ngành ưu tiên giải quyết những gì thiết thân, cấp thiết của người dân. Quá trình giải quyết hồ sơ có thể xảy ra chậm trễ, TP rất mong sự thông cảm, chia sẻ của người dân khi lực lượng chức năng vừa phải phòng chống dịch, vừa giải quyết hồ sơ của người dân.
TP mong sự chia sẻ của người bán hàng mang đi
Nói thêm về việc tại sao cấm bán hàng mang đi, ông Dương Anh Đức cho biết không có quyết định nào toàn vẹn, khi ra quyết định TP rất cân nhắc. Theo ông Đức, nếu cho bán hàng mang di, các shipper xếp hàng đợi trong không gian hẹp rất khó đảm bảo giãn cách theo chỉ thị 16, bởi vì yêu cầu giãn cách là không quá 2 người.
Ông Đức lấy ví dụ điểm bán bánh mì dù nhỏ cũng thường có sẵn hai người rồi, thêm lực lượng shipper nữa không đảm bảo giãn cách.
“TP thời gian qua đã nhận cái khó về phía mình khi đắn đo việc tạm ngừng từng loại hình dịch vụ. Đến lúc này phải đòi hỏi sự quyết liệt trong các giả pháp nên mong sự đồng cảm, chia sẻ của người dân”, ông Đức nói.
KHẨN: TP.HCM tìm 2 tài xế chở nữ bệnh nhân COVID-19 nhập cảnh chui
Nữ bệnh nhân 2580 (V.T.T., quê Vĩnh Long) từng đi taxi từ Rạch Giá, Kiên Giang về TP.HCM rồi bắt xe ôm đến khách sạn tại huyện Bình Chánh. Cơ quan y tế TP.HCM thông báo khẩn tìm 2 tài xế từng chở bệnh nhân này.
Căn nhà trọ trong hẻm 102 Lê Văn Thọ, quận Gò Vấp tạm thời bị phong tỏa để phòng chống COVID-19 - Ảnh: NHẬT THỊNH
Trưa 26-3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) thông báo khẩn tìm người liên quan đến bệnh nhân 2580 (V.T.T., 25 tuổi, quê Vĩnh Long) nhập cảnh trái phép từ Campuchia.
Ngày 22-3, T. đi taxi từ Rạch Giá, Kiên Giang về TP.HCM rồi bắt xe ôm đến khách sạn tại huyện Bình Chánh.
Lúc 13h30, tại bến tàu Rạch Giá, cô đón taxi không rõ biển số, tài xế thân hình mập, mặc áo sơmi trắng, quần tây đen... đi đến đường Nguyễn Văn Linh hướng quận 7, TP.HCM (đoạn gần khu dân cư Trung Sơn).
Đến khoảng 18h, cô đi xe ôm (xe Wave RSX màu đen) từ đường Nguyễn Văn Linh đến khách sạn Quốc Thái, số 90 đường số 7, khu dân cư Trung Sơn, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh.
HCDC đề nghị hai tài xế chở bệnh nhân 2580 trong khung giờ và địa điểm nêu trên liên hệ khai báo với cơ quan y tế địa phương. Riêng các trường hợp sinh sống tại TP.HCM hãy gọi số điện thoại đường dây nóng của trung tâm y tế quận, huyện nơi cư trú để khai báo y tế và được hướng dẫn phòng bệnh theo quy định.
Liên quan đến các trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân 2580, HCDC cho biết đã xác định được 8 trường hợp F1, 23 trương hợp F2. Tất cả đều có kết quả âm tính lần 1.
Danh sách số điện thoại đường dây nóng của các trung tâm y tế tại TP.HCM - Ảnh: HCDC cung cấp
TP.HCM đề xuất 7.000-8.000 liều vắc xin tiêm cho nhân viên sân bay, hải quan, khách sạn Ngành y tế TP.HCM đề xuất Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia phân bổ thêm 7.000-8.000 liều vắc xin ngừa COVID-19 để tiêm cho người làm việc trong sân bay, hải quan và nhân viên phục vụ tại các khách sạn cách ly có thu phí. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên - Ảnh: HOÀNG LỘC Sáng 26-3, Thứ...