TPHCM cử cán bộ, công chức đi học tiếng Anh, đạo đức và phòng chống tham nhũng
TPHCM sẽ đào tạo ngoại ngữ (tiếng Anh) cho 1.880 cán bộ, công chức, viên chức, lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng và tương đương trở lên của các sở – ngành, UBND cấp huyện, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Trong khi đó, một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức tham gia các lớp bồi dưỡng văn hóa công vụ, pháp luật về phòng chống tham nhũng…
UBND TPHCM vừa phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của TPHCM năm 2021.
Theo đó, trong năm 2021, TPHCM cử gần 24.300 lượt cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi hành công vụ, tận tụy phục vụ.
Đa số cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo ở trong nước về lý luận chính trị, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, văn hóa công sở, nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp.
Song song đó, TPHCM bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về một số lĩnh vực trọng điểm như: xây dựng, thanh tra, tư pháp, dân tộc, dân số và phát triển, tài chính, văn hóa… cho cán bộ, công chức, viên chức ở các sở, ngành, TP Thủ Đức, các quận, huyện, phường, xã, thị trấn, các đơn vị sự nghiệp công lập.
Trong khi đó, một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức đi học về chuyển đổi số, tham gia các lớp bồi dưỡng văn hóa công vụ, pháp luật về phòng chống tham nhũng…
Video đang HOT
TPHCM sẽ đào tạo ngoại ngữ (tiếng Anh) cho 1.880 cán bộ, công chức, viên chức, lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng và tương đương trở lên của các sở – ngành, UBND cấp huyện, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Thời gian dự kiến đào tạo khoảng 6 tháng.
TPHCM chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phong cách làm việc chuyên nghiệp, phẩm chất tốt và tận tụy phục vụ. Ảnh: KIỀU PHONG
TPHCM cũng tổ chức các đoàn đi học tập, trao đổi kinh nghiệm thực tế tại nước ngoài về quản lý chuyên ngành ở các lĩnh vực du lịch, an toàn thực phẩm, cải cách hành chính… Năm 2021, dự kiến có khoảng 82 cán bộ, công chức, viên chức đi học tại nước ngoài trong thời gian từ 1-2 tuần.
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được đảm bảo từ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của TPHCM; kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức; tài trợ của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức được đảm bảo từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, đóng góp của viên chức và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Đặc biệt coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và phòng, chống tham nhũng được đặc biệt coi trọng và đạt được nhiều kết quả rõ rệt.
Tại phiên khai mạc Đại hội (ĐH) Đảng toàn quốc lần thứ XIII, sau báo cáo về các văn kiện do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày, Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng đã báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chấp hành (BCH) Trung ương Đảng khóa XII.
Một cách tổng quát, báo cáo khẳng định BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư là "tập thể đoàn kết, thống nhất cao, bản lĩnh, trí tuệ, luôn bám sát các quan điểm, đường lối, đưa ra các quyết sách kịp thời, đúng đắn, phù hợp, giải quyết nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị".
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng trình bày báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Ảnh: VGP
Chỉnh đốn Đảng được chú trọng, tăng cường
Đáng chú ý, báo cáo gửi tới ĐH cho hay công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và phòng, chống tham nhũng được đặc biệt coi trọng và đạt được nhiều kết quả rõ rệt.
Trung ương đã nghiên cứu, ban hành nhiều nghị quyết, quy định, quy chế, kết luận để tăng cường công tác xây dựng Đảng toàn diện cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII nhằm tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đồng thời đề ra mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp, xác định rõ những biểu hiện cụ thể về suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".
Trung ương cũng đã ban hành nghị quyết về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Trong đó, chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác cán bộ; nhất là phương pháp đánh giá cán bộ, kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền, chủ nghĩa cá nhân, cục bộ; có cơ chế tạo động lực đổi mới, sáng tạo, rèn luyện qua thực tiễn.
Cạnh đó, quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là ủy viên BCH Trung ương, ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban bí thư...
Đánh giá về các ủy viên BCH Trung ương (chính thức và dự khuyết), báo cáo nhận định các ủy viên Trung ương đều nêu gương về đạo đức, phong cách lãnh đạo, chỉ đạo, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân...
"Tuy nhiên, một số ít ủy viên Trung ương chưa thường xuyên nghiên cứu sâu các chủ trương, định hướng lớn của Trung ương, cập nhật tình hình thực tiễn; thiếu chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo xử lý những vấn đề phức tạp nảy sinh trong thực tiễn.
Cạnh đó, có ủy viên Trung ương còn thiếu gương mẫu, vi phạm các nguyên tắc của Đảng, pháp luật của Nhà nước bị xử lý kỷ luật về đảng và xử lý hình sự" - Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng trình bày.
"Nghiêm túc tự phê bình trước đại hội và toàn Đảng, toàn dân"
Bên cạnh những ưu điểm và kết quả đạt được, báo cáo cũng thẳng thắn chỉ rõ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư nhiệm kỳ ĐH XII còn có một số hạn chế.
Cụ thể, việc thể chế hóa, cụ thể hóa một số nghị quyết của Đảng còn chậm; tổ chức thực hiện vẫn còn là khâu yếu. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường còn một số hạn chế, bất cập. Việc triển khai các công trình trọng điểm quốc gia, giải ngân vốn đầu tư công còn chậm. Đời sống một bộ phận nhân dân còn khó khăn.
"Có lúc, có nơi việc xây dựng tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật và thực thi công vụ vẫn còn là khâu yếu; kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm" - ông Vượng nói.
Theo Thường trực Ban bí thư, những thiếu sót, khuyết điểm nêu trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng nguyên nhân quan trọng là do hoạt động, phương thức lãnh đạo của BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư trên một số lĩnh vực còn hạn chế; chưa tập trung quyết liệt trong lãnh đạo tổ chức thực hiện nghị quyết; trách nhiệm cá nhân người đứng đầu trong một số lĩnh vực, địa phương chưa rõ...
"BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư xin nghiêm túc tự phê bình trước ĐH và toàn Đảng, toàn dân về những khuyết điểm, thiếu sót nêu trên" - ông Trần Quốc Vượng nói.
Để có đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, công tác cán bộ của Đảng thực sự đổi mới mạnh mẽ trên 2 phương diện: quyết liệt phòng chống tham nhũng (PCTN) để loại bỏ những cán bộ không đủ năng lực, tư cách, đạo đức; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực...