TP.HCM công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2016
Sáng 29-12, UBND TP.HCM công bố 10 sự kiện nổi bật của TP.HCM trong năm 2016, trong đó có nhiều sự kiện được người dân thành phố rất quan tâm và hưởng ứng.
1. Bầu cử ĐBQH khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021
Kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 tại TP.HCM. Trong ảnh, người dân TP.HCM đi bầu đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 – Ảnh: Tự Trung
TP.HCM đã tổ chức thành công kỳ bầu cử này. Cử tri TP tham gia sôi nổi các hội nghị tiếp xúc cử tri. Tại 3.208 khu vực bỏ phiếu trên địa bàn TP, đa số cử tri đi bầu sớm, tỷ lệ cao (99,36%) và trật tự, thể hiện ý thức trách nhiệm và là ngày hội của toàn dân.
TP đã bầu đủ 30 đại biểu Quốc hội, 105 đại biểu HĐND TP, 943 đại biểu HĐND quận, huyện và 9.310 đại biểu HĐND phường, xã, thị trấn.
Lần đầu tiên sau nhiều năm, TP.HCM bầu HĐND đủ 3 cấp. Đây là sự kiện chính trị lớn được tổ chức thành công, góp phần quan trọng cho sự thành công chung của cuộc bầu cử trên quy mô cả nước.
2. Sự kiện 40 năm TP tự hào mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh
Sự kiện 40 năm TP tự hào mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong ảnh, lãnh đạo thành phố cùng quần chúng nhân dân tại tượng đài Bác Hồ – Ảnh: Tự Trung
Qua 40 năm xây dựng và phát triển, TP.HCM đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện, tạo sự chuyển biến căn bản trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của cả nước.
3. Đường dây nóng TP.HCM
Đường dây nóng của TP.HCM. Trong ảnh, bước đầu, đường dây nóng đã mở thêm kênh thông tin thiết thực để các cấp lãnh đạo TP kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, bức xúc của người dân – Ảnh: Tự Trung
Đường dây nóng của TP chính thức được thiết lập, vận hành, tiếp nhận, xử lý, phản hồi các thông tin, phản ánh của tổ chức, cá nhân qua đầu số 08 88247247. Đến nay TP đã tiếp nhận hơn 16.000 tin phản ánh, trong đó đã chỉ đạo xử lý hơn 12.000 tin, đang xử lý gần 4.000 tin.
Bước đầu, đường dây nóng đã mở thêm kênh thông tin thiết thực để các cấp lãnh đạo TP kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, bức xúc của người dân, qua đó góp phần cải thiện và nâng cao khả năng phục vụ nhân dân của chính quyền, củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.
4. TP.HCM hoàn thành cơ bản cung cấp nước sạch cho người dân trên địa bàn TP
TP.HCM hoàn thành cơ bản cung cấp nước sạch cho người dân trên địa bàn TP. Trong ảnh, công nhân cấp nước lắp đặt đồng hồ nước miễn phí cho bà Đặng Thị Lệ, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn – Ảnh: Tự Trung
Từ cuối năm 2014, TP quyết tâm đưa nước sạch đến từng hộ dân 24 quận huyện. Chỉ tiêu 100% hộ dân TP được cung cấp nước sạch được đề ra. Dù quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn nhưng TP vẫn triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều biện pháp.
Tổng sản lượng nước đạt hơn 633 triệu m3, đạt 104% kế hoạch năm 2016. Cấp nước sinh hoạt bình quân đầu người đạt 141 lít/người/ngày. Kết quả góp phần để TP hoàn thành cơ bản cung cấp nước sạch cho người dân TP.
Video đang HOT
5. Hội nghị kiều bào toàn thế giới 2016 với chủ đề “Kiều bào chung sức xây dựng TP.HCM phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế”
Hội nghị được tổ chức lần đầu tiên với sự tham gia của hơn 500 đại biểu kiều bào trở về từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Hàng ngàn bài tham luận được gửi về thể hiện tâm huyết, tấm lòng của người Việt phương xa luôn hướng về quê hương, hiến kế, góp sức bằng cả trí lực, vật lực để xây dựng đất nước nói chung, TP.HCM nói riêng phát triển nhanh, bền vững, hội nhập quốc tế.
6. TP.HCM đạt chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 8.05%
TP.HCM đạt chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 8.05%. Trong ảnh, cầu Thủ Thiêm và đường Nguyễn Hữu Cảnh, Q.Bình Thạnh phát triển theo hướng đô thị thông minh và hiện đại – Ảnh: Tự Trung
Với sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, sự năng động, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội năm 2016 đạt nhiều kết quả tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực.
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 8.05%, hoàn thành kế hoạch năm 2016 và đạt cao nhất trong 5 năm gần đây: năm 2012 đạt 6,6%, năm 2013 đạt 7,19%, năm 2014 đạt 7,49%, năm 2015 đạt 7,72%.
7. TP.HCM đồng hành cùng doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo
TP.HCM đồng hành cùng doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Trong ảnh, đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM cùng lãnh đạo thành phố gặp gỡ doanh nghiệp, doanh nhân TP.HCM – Ảnh: Tự Trung
Trong năm 2016, TP đã ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tập trung các giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư và năng lực cạnh tranh của kinh tế TP.
Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng điều hành của bộ máy chính quyền các cấp, tạo đột phá trong cải cách hành chính nhằm xây dựng môi trường kinh doanh thực sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn.
Cụ thể, bố trí gói tín dụng 1.000 tỉ đồng từ ngân sách TP để hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp, ưu tiên doanh nhân trẻ dưới 35 tuổi; bố trí 2.000 tỉ đồng ngân sách TP từ chương trình kích cầu đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị…
8. Thành lập Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM
Thành lập Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM. Trong ảnh, chỉ cần cài app vào điện thoại thông minh, khách hàng có thể truy xuất nguồn gốc thịt heo khi mua tại siêu thị – Ảnh: Quang Định
Năm 2016 TP đặc biệt quan tâm chỉ đạo quyết liệt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý chặt việc kinh doanh hóa chất tại chợ Kim Biên… TP đã chủ động đề xuất và được Thủ tướng chấp thuận cho thí điểm thành lập Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM.
Đây là cơ quan đầu tiên trên cả nước thống nhất một đầu mối quản lý chặt chẽ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất đến khâu nuôi trồng, chế biến đưa ra thị trường phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.
9. TP.HCM tuyên dương 138 gương thầm lặng mà cao cả
TP.HCM tuyên dương 138 gương thầm lặng mà cao cả. Trong ảnh, thầy Nguyễn Thanh Hải – người thầy thầm lặng mà cao cả với 40 năm “đưa đò” đang nắn nót từng con chữ cho các em học sinh lớp 1 tại Trung tâm học tập cộng đồng xã Thạnh Lộc, Q.12, TP.HCM – Ảnh: Tự Trung
Đây là những tấm gương với việc làm thầm lặng, không ồn ào, ít người biết đến nhưng là những hành động, việc làm ấm áp tình người, mang tính nhân văn sâu sắc trong mọi lĩnh vực.
Điều đáng trân trọng là mỗi suy nghĩ, mỗi việc làm của họ đều xuất phát với tinh thần tự nguyện không vụ lợi, không cần vinh danh, khen thưởng mà chỉ muốn làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
10. Đường sách TP.HCM – mô hình đường sách đầu tiên trong cả nước
Đường sách TP.HCM – mô hình đường sách đầu tiên trong cả nước. Trong ảnh, con đường nhỏ dài khoảng 100m trở thành nơi gắn bó của nhiều người dân TP, nơi văn hóa đọc được tôn vinh một cách tự nhiên, sống động và gần gũi – Ảnh: Tự Trung
Chính thức khánh thành và đi vào hoạt động từ ngày 9-1-2016 tại đường Nguyễn Văn Bình, quận 1, đường sách là ý tưởng, nguyện vọng của những người làm xuất bản, in ấn, phát hành… về một không gian độc đáo và mới lạ.
Con đường nhỏ dài khoảng 100m trở thành nơi gắn bó của nhiều người dân TP – nơi đó văn hóa đọc được tôn vinh một cách tự nhiên, sống động và gần gũi.
Ông Võ Văn Hoan – chánh văn phòng UBND TP – cho biết trong năm qua, TP vẫn còn nhiều tồn tại, khó khăn, hạn chế. Trong đó, nhiều vấn đề tồn tại trong thời gian dài nhưng TP không chấp nhận những tồn tại yếu kém ấy và quyết tâm khắc phục. Có cái khắc phục được ngay, có cái cần có thời gian.
Theo ông Hoan, những sự kiện được chọn và công bố hôm nay là tiêu biểu cho nỗ lực của TP, là sự động viên kịp thời để TP nỗ lực làm tốt hơn trong thời gian tới.
Để có sự khách quan, TP đã trao quyền lựa chọn cho các cơ quan báo chí tổ chức bình chọn.
Hội đồng bầu chọn gồm đại diện đến từ 12 cơ quan báo chí lớn của trung ương và TP, đại diện văn phòng UBND TP, Sở Thông tin – truyền thông và Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.
Hội đồng đã họp 4 phiên. Các cơ quan truyền thông cũng đã có bước thảo luận, lấy ý kiến của bạn đọc để lựa chọn, đặt tên cho sự kiện.
(Theo Tuổi Trẻ)
Nơi ngưng đọng hơi thở cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Cuốn lịch treo tường dừng ở ngày 2/9, chiếc đồng hồ nhỏ chỉ 9h47, một cuốn sách lịch sử chống ngoại xâm đang lật dở... dòng ký ức được lưu giữ nguyên vẹn gần 50 năm trong khu Phủ Chủ tịch.
Nhà 54 là ngôi nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ở và làm việc khoảng 4 năm (từ tháng 12 năm 1954 đến giữa tháng 5 năm 1958). Nhà 54 có ba phòng, phía giáp ao là phòng làm việc, cũng là nơi Người tiếp khách, ở giữa là phòng ăn, kế tiếp là phòng ngủ.
Phía bên trái ngôi nhà 54 có một gara nhỏ, nơi trưng bày những chiếc ôtô: Pô-bê-đa, Pơ-giô 404, xe Zit và Von-ga... chống đạn. Đây là những chiếc xe đã dùng phục vụ Bác trong thời gian Người sống và làm việc ở khu Phủ Chủ tịch.
Đường Xoài, con đường rộng 5 mét, dài hơn 200 mét. Hai bên đường là hai hàng cây xoài cổ thụ, bởi vậy, con đường mang tên "Đường Xoài. Được nhiều người biết tới qua bài thơ "Theo chân Bác" của nhà thơ Tố Hữu: "Anh dắt em vào cõi Bác xưa/ Đường Xoài, hoa trắng nắng đu đưa"...
Ngôi nhà sàn cùng Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là nơi Bác Hồ đã sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Nó không chỉ mang đậm dấu ấn lịch sử, mà còn là một di sản kiến trúc, di sản văn hóa của Việt Nam.
Ngôi nhà được thiết kế theo kiểu nhà sàn của đồng bào dân tộc: dài 10,5 m rộng 6,2 m, có hai tầng, tầng trên có hai phòng: mỗi phòng rộng trên dưới 10 m2 dùng làm phòng ngủ và phòng làm việc về mùa đông, ngôi nhà hoàn thành vào ngày 1/5/1958.
Tầng dưới là nơi Bác Hồ thường làm việc về mùa hè, nơi họp Bộ Chính trị quyết định nhiều vấn đề quan trọng của cách mạng Việt Nam, nơi tiếp khách thân mật. Hiện nay, gần 250 tài liệu của Bác và toàn bộ kiến trúc, khuôn viên nhà sàn vẫn được bảo quản, giữ gìn như những ngày cuối cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc.
Tầng trên của Nhà sàn có một phòng làm việc và một phòng ngủ của Người. Ngăn dưới cùng của giá sách là chiếc máy chữ, được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng hàng ngày như một cây bút.
Tại phòng ngủ, tiện nghi sinh hoạt của Người gồm chiếc giường gỗ trải chiếu cói, mùa đông có thêm tấm đệm, chăn bông và một lò sưởi điện nhỏ. Trên bàn làm việc ở phòng ngủ còn một số sách, tạp chí, chiếc mũ cát và chiếc đài bán dẫn của bà con Việt kiều Thái Lan kính biếu Người. Trên chiếc tủ nhỏ đặt ở đầu giường vẫn còn chiếc đồng hồ và cuốn sách Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII mà Người đang đọc dở.
Nhà 67 nằm phía sau nhà sàn (cách khoảng 30 m), được khởi công xây dựng ngày 1/5/1967, khánh thành ngày 20/7/1967. Tường nhà dầy hơn 60 cm, trần nhà dày hơn một mét, đều được làm bằng bê tông, cốt thép... Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh họp với Bộ Chính trị. Người làm việc trong thời gian đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc (1967 - 1969), nơi Người chữa bệnh và qua đời, nên thường được gọi là nhà 67 hoặc DK2.
Cuốn lịch treo tường dừng lại ở ngày 2/9/1969.
Chiếc đồng hồ trên tủ nhỏ cạnh giường dừng lại ở thời khắc Người đi xa: 9 giờ 47 phút.
Phòng trưng bày hiện vật là các dụng cụ y tế đã được sử dụng để chữa bệnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian từ ngày 24/8 đến 2/9/1969. Phòng có các thiết bị cần thiết cho một phòng hồi sức cấp cứu hiện đại nhất lúc bấy giờ. Năm 2009, nhân kỷ niệm 55 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh về sống và làm việc tại khu Phủ Chủ tịch và 40 năm ngày Bác đi xa, Khu di tích đã mở cửa phòng trưng bày các thiết bị y tế phục vụ chữa bệnh cho Bác những ngày cuối đời để giới thiệu cho khách tham quan trong nước và quốc tế.
Ngọc Thành
Theo VNE
Hà Nội những ngày toàn quốc kháng chiến Triển lãm "sống mãi với Thủ đô" được tổ chức từ ngày 23 đến 3/1/2017 tại Hoàng Thành Thăng Long, với gần 200 hiện vật, hình ảnh, tư liệu về những ngày toàn quốc kháng chiến. Triển lãm được chia thành ba chủ đề lớn: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập; Hà Nội - 60 ngày đêm khói...