TP.HCM: Công an triệt phá 2 đường dây làm giả CCCD gắn chíp, giấy tờ, bằng cấp
Ngày 4.10, Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) cho biết vừa triệt phá 2 đường dây làm giả giấy tờ, bằng cấp và cả CCCD gắn chíp…
Tổ chức làm giả giấy tờ dù đang bị truy nã
Theo đó, ngày 28.9, Công an TP.Thủ Đức tiến hành kiểm tra hành chính một căn hộ tại P.An Khánh bắt giữ Nguyễn Văn Duy (41 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh), Trần Đình Nam (31 tuổi, ngụ Q. Gò Vấp) và Phạm Duy Linh (22 tuổi, ngụ tỉnh Bình Định).Trong đó, Duy đang bị Công an H.Nhà Bè (TP.HCM) truy nã về tội bắt giữ người trái pháp luật.
Các nghi phạm Duy, Nam, Linh (từ trái qua phải). Ảnh CÔNG AN CUNG CẤP
Qua điều tra, công an xác định, Duy dùng CMND giả thuê căn hộ tại P.An Khánh (TP.Thủ Đức) rồi mua máy vi tính, máy in màu, máy photocopy để làm giấy tờ giả. Duy thuê Nam và Linh hỗ trợ mình với thù lao 10 triệu đồng/tháng. Duy thường đăng bài viết nhận làm bằng giả lên các trang mạng xã hội để tìm người có nhu cầu. Khi khách liên hệ, Duy thỏa thuận giá làm giả từ 500.000 – 2 triệu đồng tùy loại giấy tờ.
Video đang HOT
Giấy tờ nhóm Duy làm giả. Ảnh CÔNG AN CUNG CẤP
Sau đó, Duy lên mạng tìm phôi giấy tờ tương ứng rồi điền thông tin như yêu cầu. Để “đồ giả trông như thật”, nhóm của Duy mô phỏng, làm giả dấu mộc của đơn vị có thẩm quyền bằng cách tạo mẫu con dấu rồi rồi in ra, sau đó, dùng máy chiếu và keo trong suốt để khắc thành con dấu mốc. Duy lên mạng tìm mẫu chữ ký của người có thẩm quyền hiện tại rồi giả theo chữ ký. Khi hoàn thành, Duy gửi cho khách hàng qua bưu điện hoặc các dịch vụ giao hàng.
Khám xét nơi ở nhóm Duy, công an thu giữ nhiều máy móc, thiết bị, phục vụ cho việc làm giả giấy tờ, cùng nhiều sản phẩm đã hoàn thiện.
Làm giả CCCD gắn chíp
Đến ngày 29.9, Công an TP.Thủ Đức tiếp tục triệt phá đường dây làm giả giấy tờ, bằng cấp khác do Nguyễn Văn Thái (30 tuổi, ngụ tỉnh Quảng Nam) và Võ Văn Tư (34 tuổi, ngụ tỉnh Quảng Ngãi) cầm đầu, Phạm Văn Triều (40 tuổi, ngụ tỉnh Bạc Liêu) là người được 2 nghi phạm trên thuê làm việc.
Nhóm Triều, Tư, Thái. Ảnh CÔNG AN CUNG CẤP
Theo đó, Tư và Thái sinh sống chung ở nhà trọ ở P.Linh Trung, TP.Thủ Đức. Do Tư giỏi về công nghệ in ấn nên Thái mang về máy móc, thiết bị dùng để làm giấy tờ giả. Cả 2 thỏa thuận, Tư phụ trách việc tìm khách có nhu cầu làm giấy tờ giả, còn Thái phụ trách việc làm giả, sau đó ăn chia với nhau.
Nhóm này tạo trang, rồi đăng quảng cáo tìm người có nhu cầu. Khi sản phẩm hoàn thành, Tư và Thái thuê Triều đi giao các giấy tờ giả cho khách với tiền công từ 100 – 300.000 đồng tùy nơi giao.
Những CCCD gắn chíp mà nhóm Tư, Thái, Triều làm giả. Ảnh CÔNG AN CUNG CẤP
Tại nơi ở nhóm này, lực lượng chức năng thu giữ nhiều máy móc, thiết bị, vật liệu dùng cho làm giả, cùng nhiều “sản phẩm” như: giấy tờ, bằng tốt nghiệp, sổ đỏ và CCCD gắn chíp giả.
Hiện công an đang tiếp tục mở rộng điều tra 2 đường dây làm giả giấy, CCCD gắn chip nói trên.
Băng nhóm mở công ty buôn lậu xuyên quốc gia lãnh án
Các đối tượng đã lợi dụng chính sách thông thoáng trong quá trình kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động nhập khẩu hàng quá cảnh về Việt Nam để xuất sang nước thứ 3 để buôn lậu số hàng hóa có trị giá hơn 9 tỷ đồng.
Ngày 16/9, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt Phạm Nguyễn Đăng Khoa (SN 1974, ngụ quận Gò Vấp) và Đinh Văn Bền (SN 1990, ngụ huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) cùng 7 năm tù về tội "buôn lậu".
HĐXX cũng tuyên phạt Trần Quốc Vỉnh (SN 1977, ngụ quận 5) 3 năm tù; Đào Văn Tỉnh (SN 1982, ngụ Thanh Hóa) và Thái Hồng Tuấn (SN 1974, ngụ tỉnh Đồng Nai) cùng 2 năm 9 tháng 28 ngày tù (tuyên bằng thời hạn tạm giam). Riêng Lê Nguyên Khánh (SN 1971, ngụ quận 5) và Trần Lệ Châu (SN 1975, ngụ quận 5) chỉ bị phạt tiền. Khánh bị phạt 1,5 tỷ đồng và Châu bị phạt 1 tỷ đồng về tội "vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới".
Các bị cáo đang nghe tuyên án.
Theo cáo trạng, khoảng 21h ngày 17/12/2019, tại sân nhà máy A41 thuộc số 20 đường Cộng Hòa, Phường 12, quận Tân Bình, TPHCM, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phối hợp với Cục An ninh Quân đội và các lực lượng chức năng, bắt quả tang Trần Quốc Vỉnh, Đào Văn Tỉnh và Thái Hồng Tuấn đang có hành vi bốc dỡ hàng hóa có nguồn gốc là hàng quá cảnh, từ một chiếc xe ôtô tải xuống địa điểm tập kết.
Tang vật tạm giữ tại hiện trường gồm 10 tấn hàng hóa, 3 xe ôtô, 1 xe nâng, 9 bộ hồ sơ hải quan do Công ty TNHH dịch vụ DMT đứng tên mở tờ khai, trên tờ khai thể hiện vận chuyển hàng hóa là dầu gội, sữa tắm, rượu vang, máy vi tính, điện thoại... từ kho TCS thuộc Cty TNHH DV và Hàng hóa Tân Sơn Nhất đi Campuchia.
Khám xét khẩn cấp nơi ở của Trần Quốc Vỉnh, Công an thu giữ thêm nhiều tài liệu, con dấu, chữ ký giám đốc các công ty Việt Nam và Campuchia.
Mở rộng điều tra, Cơ quan Công an xác định hàng hóa trên là của Phạm Nguyễn Đăng Khoa, Đinh Văn Bền và của một người tên Hương. Lê Nguyên Khánh là người chỉ đạo việc mở tờ khai nhập khẩu lô hàng, thông qua pháp nhân là Công ty TNHH dịch vụ DMT do vợ cũ của Khánh là Trần Lệ Châu điều hành.
Kết quả điều tra xác định lợi dụng chính sách thông thoáng trong việc lập doanh nghiệp như nộp hồ sơ qua mạng; không cần người đại diện pháp luật phải trực tiếp đi làm hồ sơ, nhận giấy đăng ký kinh doanh và đăng ký chữ ký số, khắc con dấu công ty, dấu tên..., Khánh và Vỉnh đã chỉ đạo Châu (dùng chứng minh nhân dân của người khác, thuê người thành lập nhiều pháp nhân khác nhau... để nhập khẩu hàng hóa từ Campuchia.
Đồng thời, lợi dụng việc thông thoáng trong kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động nhập khẩu hàng hóa quá cảnh về Việt Nam để xuất sang nước thứ ba, theo chỉ đạo của Khánh, Vỉnh đứng ra tổ chức thành lập để mở tờ khai hải quan đưa hàng về Việt Nam. Cơ quan tố tụng xác định nhóm này đã buôn lậu hàng hóa phạm pháp hơn 9,1 tỷ đồng.
Cảnh giác các đối tượng dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả để lừa đảo Chiều 6/9, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, gần đây đã trưng cầu giám định nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phát hiện giả mạo, hay còn gọi là "sổ hồng". Đáng lưu ý, các đối tượng bất hảo thường lợi dụng sự thiếu hiểu biết và tâm lý của nhiều người dân muốn mua đất giá rẻ để lừa...