TP.HCM còn khoảng 3.000 tuyến đường, hẻm chưa có cống thoát nước
Hệ thống thoát nước tại thành phố hiện chưa đáp ứng đủ nhu cầu để phục vụ công tác chống ngập, mà nhiều nơi còn bị tình trạng xâm hại chưa được khắc phục. Đặc biệt còn có khoảng 3.000 tuyến đường, trục và hẻm chưa có đường cống thoát nước.
Sau 2 năm thực hiện Chương trình giảm ngập nước giai đoạn 2016 – 2020, các cơ quan chức năng đã duy tu nạo vét hơn 12km kênh rạch; nạo vét hơn 1.400km cống các loại để góp phần tiêu thoát nước, chống ngập; sửa chữa thay thế hàng chục ngàn hầm ga, miệng thu nước…
Tuy nhiên qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện còn nhiều công trình xây dựng lấn chiếm hệ thống kênh, rạch, miệng cửa xả, hố ga và tình trạng xả rác xuống kênh, rạch. Tình trạng này dẫn đến hệ thống thoát nước bị thu hẹp dòng chảy, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng thoát nước, gây ngập cục bộ ở một số vị trí.
Các công nhân nạo vét cống thoát nước
Hiện cho đến nay vẫn còn hơn 60 điểm lấn chiếm chiếm sông, kênh, rạch nằm trên địa bàn các quận 7, 8, 9,12, Tân Bình, Bình Thạnh, Thủ Đức, Gò Vấp, Binh Tân và 2 huyện Bình Chánh, Nhà Bè. Tại khu vực trung tâm tình trạng lấn chiếm các tuyến cống hầu như xảy ra trên khắp các quận trong nội thành, kéo dài hơn 12km với 361 vị trí hầm ga chưa được khắc phục xong.
Video đang HOT
Chưa kể, thành phố còn hàng trăm cửa xả, hầm ga bị xâm hại chưa được xử lý dứt điểm khiến công tác chống ngập bị ảnh hưởng. Trong khi đó nhiều công trình trong lúc thi công cũng đã trực tiếp xâm hại đến hệ thống thoát nước. Từ năm 2016 đến nay còn đến khoảng 20 vị trí vẫn chưa được xử lý dứt điểm…
Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước TP.HCM (gọi tắt Trung tâm Chống ngập) xác định một trong những nguyên nhân gây ngập là do tình trạng xâm hại hệ thống thoát nước khiến nước thoát không kịp. Ông Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng Quản lý hệ thống thoát nước của Trung tâm Chống ngập cho hay, trên địa bàn thành phố vẫn còn khoảng 3.000 tuyến đường, trục và hẻm chưa có đường cống thoát nước.
Đáng chú ý ở một số nơi dù có địa hình cao như Q.12, Gò Vấp nhưng do đường cống đã cũ hoặc không có cống nên thường xuyên bị ngập. Trên thực tế từ đầu mùa mưa 2018 đến nay tình trạng ngập úng cục bộ vẫn xảy ra ở hàng chục tuyến đường trong các quận nội thành.
Trong khi đó trong cuộc họp về công tác chống ngập mới đây, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nhận định, dân số tăng nhanh gây áp lực lên hạ tầng cũng là một trong những nguyên nhân gây ngập. Ngoài ra còn có nguyên nhân do quy hoạch thủy lợi, cấp thoát nước chưa kết nối được với quy hoạch chung của thành phố dẫn tới tình trạng phối hợp không đồng bộ.
Chủ tịch UBND TP giao Sở GTVT TP.HCM hợp với Trung tâm Chống ngập thời thông tin chính xác về tình trạng ngập nước trên địa bàn TP, tránh gây dư luận không tốt. Đặc biệt ông chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiêm cấm việc san lấp các kênh, rạch trong các dự án xây dựng, làm thu hẹp dòng chảy.
Chủ tịch UBND các quận – huyện chịu trách nhiệm giải quyết dứt điểm triệt để các điểm lấn chiếm, xâm hại hệ thống kênh, rạch, cống thoát nước trong năm 2018 và không để phát sinh các trường hợp lấn chiếm mới.
Theo Danviet
TP.HCM: Tận dụng các trạm bơm nước thải để chống ngập
Các trạm bơm nước thải trên địa bàn thành phố dù công suất không lớn nhưng cũng sẽ được vận hành để góp phần chống ngập cho các khu vực.
Để chuẩn bị ứng phó mùa mưa, triều cường năm 2018, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM (Trung tâm Chống ngập) cho biết sẽ triển khai cả giải pháp dùng máy bơm công suất nhỏ chống ngập. Hiện thành phố có 27 trạm bơm (56 máy) có công suất từ 168m3/h đến 64.000 m3/h sẵn sàng phục vụ bơm khi có mưa, triều. Tổng công suất các trạm bơm 475.680 m3/giờ.
Mới vào đầu mùa mưa nhiều tuyến đường tại thành phố đã bị ngập nặng.
Đáng chú ý, Trung tâm Chống ngập cho hay đang vận hành 3 trạm bơm nước thải, các trạm bơm sẽ được vận hành hỗ trợ thoát nước. Điển hình như trạm bơm Nhiêu Lộc - Thị Nghè (Q.Bình Thạnh) công suất 64.000 m3/h (17,8 m3/s), công suất cực đại 76.800 m3/h. Trạm thu nước từ mạng cống thoát nước dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè thông qua các tuyến cống bao đưa về trạm bơm mà không thoát thẳng ra kênh. Tại thời điểm mưa có thể hoạt động tối đa công suất, giảm tải cho hệ thống thoát nước lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Còn trạm bơm Đồng Diều (Q. 8) công suất 8.000 m3/h (2,2m3/s), thu nước từ mạng lưới cống thoát nước một phần khu vực quận 1, 3, 5, 10 thông qua tuyến cống bao đưa về trạm bơm mà không đổ ra kênh Tàu Hủ - Bến Nghé. Khả năng giải quyết ngập của trạm bơm này nhỏ nhưng cũng góp phần giảm tải cho hệ thống thoát nước khu vực trung tâm thành phố.
Trong khi đó trạm bơm Bình Hưng Hòa công suất 1.800 m3/h (0,5m3/s) thu gom nước từ thượng lưu kênh Nước Đen (Q.Tân Phú) để đưa vào nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa. Lúc mưa nhà máy sẽ tăng tối đa công suất trạm bơm và đóng các cửa xả ra kênh Nước Đen, góp phần giảm tải của kênh và hệ thống cống thoát nước (tuy không lớn).
Trung tâm Chống ngập cho hay tình hình ngập úng tại thành phố xuất phát bởi nhiều nguyên nhân như: Mưa lớn, triều cường cao, việc nạo vét kênh mương chưa tốt, tình trạng xả rác bừa bãi, lấn chiếm kênh rạch...
Để góp phần giải quyết ngập, trước mắt Trung tâm sẽ tập trung xử lý các điểm thoát nước hiện hữu đang hoạt động chưa hiệu quả, vận hành hiệu quả các trạm bơm, cống ngăn triều. Năm 2018 tại thành phố sẽ có số 7 tuyến đường được xóa ngập, hiện đã có 3 tuyến cơ bản hoàn thành các dự án, 4 tuyến còn lại dự kiến cũng đưa vào vận hành trong tháng 8.2018.
Theo Danviet
Hàng chục điểm ngập nặng tại TP.HCM phải chờ đến năm 2020 mới hết TP.HCM vẫn còn hàng chục điểm ngập do mưa và triều cường nhưng phải đến năm 2020 mới có thể giải quyết xong. Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM (gọi tắt là Trung tâm chống ngập) cho biết đến nay thành phố mới chỉ giải quyết được 22/37 tuyến đường ngập do mưa. Trong 15 tuyến đường còn lại,...