TPHCM có thể mua hơn 10 triệu liều vắc xin từ Mỹ nếu đàm phán thành công
TPHCM đang thúc đẩy đàm phán mua vắc xin từ Mỹ, nếu thuận lợi thì lô vắc xin đầu tiên sẽ được xuất sang Việt Nam vào tuần đầu tháng 9, bình quân 500.000 liều/tuần; sau đó mỗi tuần một triệu liều.
Văn phòng UBND TPHCM vừa phát thông báo truyền đạt kết luận của Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức về buổi làm việc với Tổ công tác đàm phán và mua vắc xin phòng Covid-19 để nghe báo cáo việc kết nối nhập khẩu nguồn vắc xin từ đối tác Mỹ.
Theo đó, Sở Ngoại vụ phối hợp với Sở Y tế và Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn ( Sapharco), khẩn trương trao đổi với các đối tác để làm rõ một số nội dung liên quan đến nguồn gốc, thời hạn sử dụng và các vấn đề khác liên quan đến cung ứng vắc xin. Riêng Công ty Sapharco chủ động tìm kiếm nguồn vắc xin, đàm phán và báo cáo với UBND TPHCM kịp thời.
Tính đến 24/8, tổng số mũi vắc xin đã triển khai tiêm là hơn 5,5 triệu, trong đó mũi 1 là hơn 5.346.000 mũi, mũi 2 là hơn 200.000.
Trước đó, Sở Ngoại vụ đã chủ động đẩy mạnh hoạt động “ngoại giao vắc xin” bằng mọi biện pháp, qua nhiều kênh nhằm thúc đẩy viện trợ, kết nối nguồn mua, nhập khẩu vắc xin để đáp ứng yêu cầu tiêm nhanh nhất, nhiều nhất có thể, sớm đạt miễn dịch cộng đồng.
Theo Sở Ngoại vụ, chính sách vắc xin của Mỹ bắt đầu có những linh hoạt nhất định trong bối cảnh ở một số Bang xuất hiện tình trạng dư vắc xin (chủ yếu là Pfizer, Moderna, AstraZeneca và J&J).
Trước tình trạng này, Chính phủ Mỹ và các Bang đang có chương trình giải quyết số lượng dư thừa trong kho dự trữ vì vắc xin có hạn sử dụng nhất định.
Video đang HOT
Tối 20/8, Sở Ngoại vụ đã phối hợp với Công ty Sapharco làm việc trực tuyến với Tập đoàn AASuccess, Inc. và Tập đoàn East West International, là liên doanh hợp tác với SAG (Hội Cựu binh lục chiến Mỹ).
SAG là tổ chức rất có uy tín với Chính phủ Mỹ và được cho phép xuất khẩu vắc xin dư thừa tại các Bang. Liên doanh này đã được SAG ủy quyền trao đổi chi tiết với TPHCM tại buổi họp.
Sở Ngoại vụ cho biết, hiện loại vắc xin nằm trong chương trình gồm Pfizer, Moderna, AstraZeneca và J&J. Tuy nhiên, phía Mỹ đang tập trung ưu tiên xử lý vắc xin Pfizer và Moderna.
Theo Sở Ngoại vụ, nếu các bên thúc đẩy hợp đồng sớm thì lô vắc xin đầu tiên sẽ được xuất sang Việt Nam vào tuần đầu tháng 9, bình quân 500.000 liều/tuần.
Từ tuần thứ 3 của tháng 9, bình quân mỗi tuần sẽ xuất sang Việt Nam một triệu liều. Dự kiến, đến tháng 12 có thể cung cấp 10-12 triệu liều nếu thành phố có nhu cầu.
Về quy trình, phía Mỹ sẽ cử sang thành phố 2-4 chuyên gia để khảo sát năng lực tiếp nhận, lưu trữ vắc xin. Sau đó các chuyên gia sẽ báo cáo ngay về Mỹ để tiến hành các bước tiếp theo.
Nếu các bên thúc đẩy hợp đồng sớm thì lô vắc-xin đầu tiên sẽ được xuất sang Việt Nam vào tuần đầu tháng 9, bình quân 500.000 liều/tuần. Dự kiến, đến tháng 12 có thể cung cấp 10-12 triệu liều nếu thành phố có nhu cầu.
Theo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, tính đến 24/8, tổng số mũi vắc xin đã triển khai tiêm là hơn 5,5 triệu, trong đó mũi một là hơn 5.346.000, mũi 2 là hơn 200.000. Số người được tiêm trên 65 tuổi, người có bệnh nền là hơn 561.000.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế TP, cho biết thành phố đã tiêm mũi một cho hơn 76% người dân trên 18 tuổi, 3,1% dân số đã tiêm đủ 2 mũi.
Ông Nam cho biết kế hoạch của thành phố là nhanh chóng phủ mũi một vắc xin. Ngoài ra, kế hoạch tiêm mũi 2 đã lồng vào kế hoạch tiêm mũi một, theo thời hạn khuyến cáo của nhà sản xuất.
Nếu người dân tiêm vắc xin ở đợt 4 bắt đầu từ ngày 21/6 thì theo hướng dẫn của nhà sản xuất, vắc xin AstraZeneca tiêm mũi 2 từ 8-12 tuần. Nhưng theo đánh giá, thời điểm sau 12 tuần là hiệu quả nhất, tạo kháng thể cao nhất. Theo đó, việc tiêm mũi 2 vắc xin này rơi vào giữa tháng 9. Tương tự, mũi 2 vắc xin Pfizer là từ 3-4 tuần, Moderna là 4 tuần và Vero Cell là 4 tuần.
Bộ Quốc phòng tiếp nhận 200.000 liều vắc xin Vero Cell
200.000 liều vắc xin Vero Cell vừa được Bộ Quốc phòng Trung Quốc tặng Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến tiếp nhận lô vắc xin do Bộ Quốc phòng Trung Quốc trao tặng - Ảnh: BỘ QUỐC PHÒNG
Sáng 23-8, tại sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), thượng tướng Hoàng Xuân Chiến - thứ trưởng Bộ Quốc phòng, thành viên Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vắc xin - và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba đồng chủ trì bàn giao 200.000 liều vắc xin Vero Cell của Sinopharm, 201.600 bơm kim tiêm loại dùng một lần do Bộ Quốc phòng Trung Quốc tặng Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Thay mặt Bộ Quốc phòng Việt Nam, Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến gửi lời cảm ơn sự hỗ trợ kịp thời của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, khẳng định việc hỗ trợ vắc xin và vật tư y tế có ý nghĩa thiết thực trong bối cảnh làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 tại Việt Nam đang diễn biến hết sức phức tạp.
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến kiểm tra lô vắc xin Vero Cell vừa tiếp nhận từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc - Ảnh: BỘ QUỐC PHÒNG
Thượng tướng nhấn mạnh, đây là sự hỗ trợ rất kịp thời và quý báu của Quân đội Trung Quốc dành cho Quân đội nhân dân Việt Nam, thể hiện tình cảm đoàn kết, tương trợ, gắn bó giữa quân đội hai nước Việt Nam - Trung Quốc.
Thứ trưởng cho biết sau khi có kết quả kiểm định đạt tiêu chuẩn, chất lượng, số vắc xin này sẽ được tổ chức tiêm tại các cơ sở y tế đủ điều kiện tiêm chủng, trong đó ưu tiên cho lực lượng quân đội tham gia phòng, chống dịch, đóng quân trong vùng dịch và làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.
Phát biểu tại buổi bàn giao, Đại sứ Hùng Ba cho biết Bộ Quốc phòng Trung Quốc quyết định hỗ trợ Bộ Quốc phòng Việt Nam lô vắc xin do Trung Quốc sản xuất nhằm chia sẻ và hỗ trợ Quân đội nhân dân Việt Nam chiến thắng đại dịch.
Đồng thời khẳng định, đây là tình cảm của Quân đội Trung Quốc nói riêng, Chính phủ Trung Quốc nói chung dành cho Quân đội nhân dân Việt Nam.
3 lý do khiến đường phố TP HCM đông đúc Số người được ra ngoài đông hơn, nhiều tuyến nhánh bị chặn để kiểm soát, mỗi ngày hơn 200.000 người đi tiêm vaccine khiến đường phố đông dù đang giãn cách, theo Phó chủ tịch TP HCM. Thông tin được Phó chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức nói tại buổi họp báo về công tác phòng chống Covid-19 trên địa bàn...