TP.HCM: Cô gái tử vong sau khi khám sốt xuất huyết tại phòng khám
Bệnh nhân T.T.H, 28 tuổi, bị đau đầu, sốt đến khám tại một phòng khám đa khoa ở quận Bình Tân, TP.HCM và được chuyển đến Bệnh viện Thống Nhất trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở và tử vong sau đó.
Ngày 5.7, thông tin từ Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết ngay sau khi nhận được thông tin trên, đơn vị này phối hợp ngay với Phòng Y tế quận Bình Tân, Trung tâm Y tế quận Bình Tân để xác minh, điều tra vụ việc.
Cụ thể, ngày 3.7, bệnh nhân T.T.H bị sốt, đau đầu đến khám tại phòng khám đa khoa thuộc Công ty TNHH MTV đầu tư và dịch vụ V.P, ở phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân vào lúc 17 giờ. Bệnh nhân có kết quả xét nghiệm Dengue NS1Ag ( ). Đến 18 giờ 50 bệnh nhân chuyển nặng và được phòng khám chuyển đến Bệnh viện Thống Nhất cấp cứu.
Bệnh viện Thống nhất tiếp nhận bệnh nhân lúc 19 giờ 25 trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở trước khi vào viện. Biên bản ghi nhận bệnh nhân tử vong trước khi vào viện nghi do xuất huyết não, sốt xuất huyết Dengue ngày 1. Bệnh viện Thống Nhất đã báo cáo cơ quan chức năng về vụ việc.
Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Đình Thanh, Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, cho biết bệnh nhân đã tử vong trước khi vào viện, các bác sĩ cố gắng hồi sức nhưng người bệnh không qua khỏi.
Về nguyên nhân tử vong, theo Phó giáo sư Lê Đình Thanh, có thể nghĩ nhiều đến khả năng xuất huyết não do vỡ dị dạng mạch máu não. Bởi thường sốt xuất huyết rất ít khi tử vong ngay ngày đầu tiên, đồng thời kết quả chọc dịch não tủy thấy có máu không đông.
Video đang HOT
Bệnh viện đã làm công văn báo cáo Sở Y tế TP.HCM về nội dung vụ việc, và chuyển hồ sơ cho cơ quan chức năng điều tra để có kết luận chính thức về nguyên nhân tử vong.
Thanh tra Sở Y tế đã tiến hành niêm phong hồ sơ bệnh án, lô thuốc đã sử dụng cho bệnh nhân.
Sốt xuất huyết 'tấn công'... người lớn
Từ đầu năm đến nay, số ca mắc sốt xuất huyết tại TP.HCM gây tử vong đã lên đến 10 ca, trong đó có 7 người lớn, 3 trẻ em. Trong số 7 người lớn có 2 thai phụ.
Điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM - Ảnh: T.DƯƠNG
Số ca mắc sốt xuất huyết ở TP.HCM hiện nay trên 50% là người lớn.
Không nghĩ người lớn mắc sốt xuất huyết!
Theo bác sĩ Lê Hồng Nga - phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong một tuần gần đây nhất TP.HCM có hơn 2.500 ca mắc sốt xuất huyết. Số ca sốt xuất huyết ở người lớn hiện chiếm hơn 50%, trong khi những năm trước đó số trẻ em mắc sốt xuất huyết luôn nhiều hơn so với người lớn. Bệnh sốt xuất huyết đã chuyển dịch sang người lớn.
Trong 10 ca tử vong có 2 thai phụ. 2 thai phụ này khi có triệu chứng sốt đều mua thuốc tự uống tại nhà và không nghĩ đến bệnh sốt xuất huyết. Khi uống thuốc không thấy đỡ ngày thứ 3, thứ 5 của bệnh những thai phụ này mới đến bệnh viện khám và được chẩn đoán mắc sốt xuất huyết. Do đến bệnh viện trễ, bệnh nặng nên 2 thai phụ này đã tử vong.
Hiện nay, số người lớn mắc bệnh sốt xuất huyết tại TP.HCM đã nhiều hơn trẻ em nhưng thực tế có không ít người lớn cho rằng sốt xuất huyết là bệnh thường xảy ra ở trẻ em nên có tâm lý chủ quan, khi có triệu chứng sốt thường tự điều trị tại nhà mà không đến bệnh viện khám bệnh.
Bác sĩ Hồng Nga cho rằng mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh sốt xuất huyết, bệnh nguy hiểm hơn đối với các thai phụ vì dễ ảnh hưởng đến huyết động học.
Theo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, tháng 1-2022 Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM đã tiếp nhận khám cho 1.258 ca sốt xuất huyết là người lớn và 399 ca sốt xuất huyết là trẻ em. Số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết ngày càng gia tăng và "bùng phát" vào tháng 5, tháng 6. Tháng 6 có 3.961 người lớn và 1.464 trẻ em, gấp 4 lần tháng 1.
Khối nội trú cũng gia tăng bệnh nhân sốt xuất huyết, tháng 1 có 216 ca sốt xuất huyết người lớn, 4 ca trẻ em. Nhưng tới tháng 6-2022 có 1.334 ca sốt xuất huyết người lớn và 298 ca là trẻ em.
Theo lãnh đạo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, số ca mắc bệnh sốt xuất huyết nhập viện đang gây quá tải ở bệnh viện này. Nếu số ca sốt xuất huyết tiếp tục tăng thì sắp tới bệnh viện không thể "kham nổi" nữa.
Trước tình trạng bệnh nhân sốt xuất huyết (chủ yếu là người lớn) nhập viện tăng cao ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, lãnh đạo bệnh viện này đề xuất các tuyến trước nếu chống sốc được ca nào thì chống sốc và nhờ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới hỗ trợ. Lãnh đạo bệnh viện này cho biết sẽ hạn chế nhận điều trị bệnh nhi, sẽ chuyển bệnh nhi sang điều trị tại 3 bệnh viện nhi trong TP để tập trung điều trị cho người lớn mắc sốt xuất huyết.
Lập phác đồ riêng điều trị sốt xuất huyết cho thai phụ
Một lãnh đạo của Sở Y tế TP.HCM cho biết Sở Y tế đã họp 2 lần hội đồng chuyên gia về các ca sốt xuất huyết tử vong, từ đó nhận định số ca sốt xuất huyết có nguy cơ diễn tiến nặng tập trung ở nhóm trẻ em béo phì và phụ nữ có thai. Tuy nhiên, đến nay hướng dẫn điều trị sốt xuất huyết quốc gia cũng chưa có hướng dẫn điều trị cho nhóm riêng này, còn trên thế giới hầu như không đề cập gì đến thai phụ.
Sau khi họp rút kinh nghiệm, hội đồng chuyên gia đã thống nhất, Sở Y tế đã giao cho Bệnh viện Bệnh nhiệt đới phối hợp với các bệnh viện phụ sản, bệnh viện có khoa hồi sức sơ sinh để xây dựng một chương bổ sung, sau đó báo cáo với Cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế để bổ sung vào phác đồ điều trị quốc gia, hướng dẫn điều trị, chăm sóc sốt xuất huyết cho thai phụ.
Ông Nguyễn Thành Dũng, giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, cho biết phụ nữ có thai mắc bệnh sốt xuất huyết bị suy đa tạng, suy gan, xuất huyết nhiều, sốc sâu nên bệnh viện đã viết phác đồ điều trị bệnh sốt xuất huyết trên phụ nữ có thai, trong khi trên thế giới chưa có phác đồ điều trị cho đối tượng này.
Bác sĩ Hồng Nga khuyên người dân khi có triệu chứng sốt không được chủ quan mà phải đi khám ngay, nhất là trong giai đoạn số ca bệnh sốt xuất huyết đang tăng cao tại TP.HCM. Những trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết đã đến bác sĩ khám và được cho điều trị tại nhà cũng cần tuân thủ tuyệt đối những chỉ định của bác sĩ, đồng thời theo dõi sát bệnh, nếu có triệu chứng trở nặng thì cần đến bệnh viện khám ngay để được điều trị kịp thời.
TP.HCM có 311 ca sốt xuất huyết nặng
Theo HCDC, tính từ đầu năm đến ngày 23-6, TP.HCM ghi nhận 18.976 ca mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 151% với cùng kỳ năm 2021 (7.542 ca). Số ca sốt xuất huyết nặng là 311 ca. Từ đầu năm đến nay đã có 10 ca tử vong, tăng 7 ca so với cùng kỳ năm 2021. Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2022 đến ngày 27-6, cả nước đã có 77.000 ca sốt xuất huyết và đã có 42 ca tử vong trên toàn quốc. Hiện diễn biến dịch phức tạp và dự báo còn tăng cao.
3 ca sốt xuất huyết nặng ở Củ Chi chuyển về trung tâm TP.HCM đều tử vong Trong 10 ca sốt xuất huyết tử vong tại TP.HCM từ đầu năm đến nay, có 3 ca tại huyện Củ Chi. Cả ba ca này đều chuyển lên tuyến trên mất gần 2 giờ đồng hồ di chuyển, sau đó bệnh nhân đã tử vong. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đang thăm một bệnh nhi mắc bệnh sốt xuất...