TP.HCM có ca nhiễm Covid: Ngàn người vật vạ trả vé tàu khỏi về quê, chịu mất tiền triệu
Sau khi TP.HCM và một số tỉnh thành có ca nhiễm Covid-19, nhiều hành khách chờ từ sáng tới chiều để trả vé tàu ở ga Sài Gòn, chấp nhận bị mất 30% để hủy về quê ăn Tết vì sợ phải cách ly.
Nhiều người đợi từ sáng đến chiều để trả vé ở ga Sài Gòn . ẢNH: VŨ PHƯỢNG
TP.HCM và một số tỉnh, thành có ca nhiễm Covid-19 vào dịp cận Tết đã khiến kế hoạch về quê ăn Tết của nhiều người bị thay đổi vào phút chót. Vì nhiều nỗi sợ liên quan đến dịch bệnh nên ngày 2.2, nhiều hành khách vạ vật, bỏ cả 1 ngày công để chờ được trả vé tàu tại ga Sài Gòn.
Mất tiền triệu cũng phải chịu!
Theo ghi nhận, lúc 14 giờ tại ga Sài Gòn có rất đông người dân chờ trước quầy bán vé, nhưng không phải để mua vé mà đợi đến lượt để… trả vé. Tại các hàng ghế chờ được sắp xếp, nhiều người mệt mỏi ngồi chờ đợi đến số thứ tự, có người mệt quá nằm luôn. Một số người vì muốn giữ khoảng cách và ngồi cho thoải mái cũng đành ngồi bệt xuống đất tại một góc vắng người.
Chờ đợi trả vé lâu khiến nhiều người mệt mỏi . ẢNH: VŨ PHƯỢNG
Phí trả vé là 30% nhưng hành khách dù tiếc vẫn phải chấp nhận trả vé . ẢNH: VŨ PHƯỢNG
Đứng trầm ngâm một hồi lâu trước bảng quy định đổi trả vé tàu, ông Nguyễn Hữu Cường (43 tuổi) cho biết 2 tháng trước, ông mua 2 vé tàu khứ hồi từ ga Sài Gòn về ga Hà Nội để đưa con về ăn Tết với bố mẹ tại Phú Thọ.
“Thời gian trước thì hai ba năm tôi mới về một lần, nhưng giờ bố mẹ già rồi nên năm nào cũng đưa các cháu về thăm ông bà. Chỉ sợ có diễn biến gì mới, về xong lúc vào lại phải cách ly thì ảnh hưởng đến việc học phức tạp ra. Giờ dịch bệnh sang năm cũng không biết sao, chờ thời điểm êm êm rồi về, còn giờ xác định 30% cũng phải trả, tính ra vừa phải ở lại Sài Gòn ăn Tết mà vẫn mất tiền”, ông Cường thở dài.
Video đang HOT
Bà Nga đứng một hồi lâu trước bảng hưởng dẫn đổi trả vé rồi gọi điện thoại thông báo cho người nhà . ẢNH: VŨ PHƯỢNG
Đổi 16 vé tàu Tết, bà Nga mất 6 triệu đồng . ẢNH: VŨ PHƯỢNG
Bà Hoàng Thị Thúy Nga (50 tuổi, ngụ Q.3) đi đổi 16 vé Tết cho cả họ hàng chạy tới lui hết bảng thông báo này đến bảng thông báo khác, chốc chốc lại bấm điện thoại gọi cho người nhà báo tình hình. Bà Nga chỉ ở nhà lo nội trợ, chồng bà đã nghỉ hưu, con cái đứa đi làm, đứa còn đi học nên cũng phải trầy trật lắm mới dồn được khoản tiền lớn để mua 16 vé tàu về quê ăn Tết.
Bà Nga mua vé tàu đi chặng Sài Gòn – Vinh khởi hành ngày 6.2 (tức 25 tháng Chạp), vừa sáng nay bà quyết định đi hủy vé vì sợ lúc vào phải cách ly. Bà kể: “Tôi mua vé hết hai mấy triệu, giờ trả vé không nhận được tiền liền rồi mất 6 triệu mấy nhưng cũng phải chịu chứ biết sao giờ. 29 Tết này nhà tôi mãn tang bà mà dịch thế này đành chịu. Sáng nay anh chồng tôi cũng gọi vào nói thôi đừng về”.
Bỏ cả ngày công chỉ để đợi trả vé
Ông Tuấn (38 tuổi, tài xế GrabBike ngụ Q.Gò Vấp) cho biết, ông đến bấm số thứ tự từ sáng giờ nhưng đến 14 giờ vẫn chưa tới số của mình và cũng không biết khi nào thì mới tới lượt.
Dịp Tết này, theo kế hoạch cả gia đình ông 14 người đi du lịch Nha Trang, phòng khách sạn đặt trước cũng vừa báo hủy, hôm nay ông tranh thủ chạy ra ga để trả vé, nhưng đợi cả buổi vẫn chưa thấy gọi đến số thứ tự của mình.
Ông Tuấn cho biết, gia đình ông dự định nghỉ 3 ngày 3 đêm rồi mua vé máy bay về lại Sài Gòn. Đây là chuyến du lịch được cả nhà chờ đợi sau một năm làm lụng vất vả.
Phải bỏ cả ngày công để đi trả vé Tết . ẢNH: VŨ PHƯỢNG
Chưa bao giờ trả vé tàu Tết đông đến như vậy . ẢNH: VŨ PHƯỢNG
“Giờ bấm được số đó, chờ được thì chờ không chờ được thì về, mình tới trễ phải chấp nhận thôi. Đi trả vé vừa mất tiền mà vừa không được nhận tiền luôn, phải đợi 90 ngày, chưa kể mình mất cả ngày công khoảng 300 ngàn để đi chờ được trả vé nữa. Ai cũng muốn đi chơi hết mà cũng lo do nhà có 2 người già nên thôi ở nhà cho chắc”, ông chia sẻ.
Nằm vạ vật ở một góc phòng chờ, anh Trần Văn Thông (33 tuổi, quê Nghệ An) cho biết đang chờ tới lượt trả vé. Hai vợ chồng anh mua vé về vào ngày 7.2 (tức 26 tháng Chạp). Anh Thông lên bấm số từ 10 giờ sáng, số của anh là 721, khi đó màn hình mới hiện đến số 350.
“Tưởng đâu đợi 1 tiếng là cùng, ai ngờ chờ mãi giờ 15 giờ mà mới tới 671, chắc tới chiều tối mới tới lượt tôi. Dịch bệnh này hai vợ chồng có con nhỏ nữa nên hủy ở lại để an toàn”, anh Thông trải lòng.
“Lần đầu trả vé Tết đông vậy”
Ông Lê Quốc Trung, Phó tổng giám đốc Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết, vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên đang rộ lên việc trả vé Tết. Để đa dạng lựa chọn cho hành khách, công ty đưa ra 2 phương án. Phương án 1 bảo lưu vé, hành khách được bảo lưu tiền vé và sử dụng để đi các hành trình tương đương trong năm 2021 (được thay đổi họ tên hành khách, thời gian đi tàu, nhưng không được thay đổi hành trình ga đi, ga đến), không mất phí trả vé. Hết năm 2021, hành khách sẽ được hoàn lại toàn bộ số tiền bảo lưu nếu chưa sử dụng.
Phương án 2, trả vé ngày đi từ 5.2 đến ngày 13.2 đối với tàu số chẵn, từ ngày 14.2 đến 27.2 đối với tàu số lẻ thì phí trả vé là 30%, thời gian hoàn tiền sau 90 ngày kể từ ngày trả vé. Còn phí đổi vé là 20.000 đồng/vé.
Nhiều người đứng phân vân nên trả hay bảo lưu vé tàu Tết . ẢNH: VŨ PHƯỢNG
Tới gần 15 giờ, máy số thứ tạ đnhả ra đến gần 1.000 nhưng trên bảng mới mời đến số 678 . ẢNH: VŨ PHƯỢNG
Dịch Covid-19 khiến nhiều người phải hủy vé về quê ăn Tết . ẢNH: VŨ PHƯỢNG
Ông Trung cho biết, sở dĩ công ty hoàn tiền sau 90 ngày là vì cần thời gian để cân đối dòng tiền, thu xếp tài chính. Phó tổng giám đốc Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn giải thích: “Khi bán vé Tết, tiền thu Tết cũng đã được phân bổ mua sắm vật tư phục vụ tàu Tết, Tết này công ty vẫn duy trì 10 đoàn tàu Thống Nhất và các đoàn tàu khác, nếu khách bỏ gọn 1 chuyến tàu thì không sao, mà đây mỗi đoàn tàu cứ bỏ lắt nhắt nên không bỏ đoàn tàu đó được, công ty vẫn phải chi phí phòng chống dịch. Đây là lần đầu tiên trả vé Tết đông như vậy”.
Theo ông Trung, trước đây lượng trả vé bình thường nên công ty trả lại tiền mặt luôn cho khách trả vé, nhưng đợt này số người trả vé đông nên cần có thời gian thu xếp. Khách đến trả vé cũng phải đợi chờ lâu là do nhiều người dồn đến trả cùng một lúc.
Sở GTVT Hà Nội đề xuất mỗi chuyến xe buýt chỉ chở 20 người
Để phòng chống dịch COVID-19, Sở GTVT Hà Nội đề nghị giảm 50% số hành khách trên mỗi chuyến xe buýt.
Chiều 3/2, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP Hà Nội, đại diện Sở GTVT cho biết, với vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, Sở đề xuất thực hiện các quy định về phòng, chống dịch. Tuy nhiên, trong điều kiện hướng dẫn phòng chống dịch của Bộ Y tế với thông điệp 5K yêu cầu giữ khoảng cách thì sẽ không đảm bảo.
Theo lý giải của Sở GTVT, điều kiện hoạt động trên xe buýt hành khách đông, không gian chật hẹp nên đề xuất giảm số lượng hành khách vận chuyển trên xe. Khi giảm số lượng hành khách xuống chỉ còn 20 người/chuyến, đơn vị cũng đề xuất tăng tần suất các chuyến xe.
"Với những xe lớn 80 chỗ, đề xuất không vận chuyển quá 50% chỗ ngồi, chỗ đứng. Như vậy mỗi xe sẽ không chở quá 20 người và bố trí hành khách cách đều nhau 1m và 1 ghế. Trước đó năm 2020 Sở Giao thông cũng thực hiện vấn đề này", đại diện Sở GTVT cho biết thêm.
Với xe khách liên tỉnh, Sở GTVT cho rằng cần phải hiệp thương với các tỉnh và thành phố khác để điều chỉnh cho phù hợp.
Ảnh minh hoạ.
Cũng tại cuộc họp, đại diện Sở GTVT cho hay, sáng 3/2, đơn vị đã nhận được thông tin từ cơ quan chức năng có 1 cán bộ của ngành giao thông là F1 của BN1883. Cán bộ này tiếp xúc với bệnh nhân vào ngày 30/1, ngày chủ nhật cán bộ này ở nhà và thứ 2, thứ 3 đi làm ở cơ quan (số 1 Kim Mã). Trong quá trình làm có giữ khoảng cách cũng như thực hiện quy định phòng chống dịch.
"Tối qua, cán bộ này nhận được thông tin của cơ quan y tế và đã được hướng dẫn để cách ly theo quy định", đại diện Sở GTVT thông tin.
Trước đó, ngày 1/2, Bộ GTVT đã ban hành Công văn số 951/BGTVT-CYT hoả tốc gửi các đơn vị liên quan về việc tăng cường các biện pháp ngăn ngừa dịch COVID-19 trong hoạt động vận tải trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
Công văn nêu rõ bắt buộc đeo khẩu trang đối với tất cả người điều khiển phương tiện, tiếp viên, người phục vụ, hành khách và mọi người khác (như người đưa tiễn) trong khu vực nhà ga, bến tàu, bến xe... và trên các phương tiện vận tải hành khách. Từ chối vận chuyển các trường hợp hành khách không đeo khẩu trang theo đúng quy định.
Bỏ một đôi tàu khách Hà Nội - Hải Phòng Tác động của Covid-19, lượng khách đi tàu giảm, ngành đường sắt dừng đôi tàu LP7/LP2 chặng Hà Nội - Hải Phòng từ 2/2. Bà Phạm Thị Anh Đào, Trạm trưởng Vận tải đường sắt Hà Nội, cho biết hàng ngày có 4 đôi tàu khách chặng Hà Nội - Hải Phòng và ngược lại. Sau khi Covid-19 bùng phát, lượng khách đi...