TP.HCM có 1.937 trẻ em dưới 16 tuổi mắc COVID-19 đang điều trị

Theo dõi VGT trên

Tính đến 19-8, TP.HCM hiện đang điều trị cho 1.937 trẻ em dưới 16 tuổi mắc COVID-19, chiếm tỉ lệ hơn 5,8%.

TP.HCM có 1.937 trẻ em dưới 16 tuổi mắc COVID-19 đang điều trị - Hình 1

Một bệnh nhân COVID-19 được chuyển vào Bệnh viện dã chiến quận 7 – Ảnh: ĐAN THUẦN

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tổng số bệnh nhân COVID-19 đang điều trị là 33.202 người, trong đó có 1.937 trẻ em dưới 16 tuổi (5,8%), 2.302 bệnh nhân nặng đang thở máy (6,9%) và có 16 bệnh nhân phải can thiệp ECMO.

Trước đó, ngày 17-8, Sở Y tế TP.HCM đã ra công văn khẩn số 5722 về việc tiếp nhận, chăm sóc, đảm bảo an toàn trong điều trị đối với trẻ em dưới 16 tuổi mắc COVID-19.

Sở Y tế TP.HCM cho biết, trẻ em dưới 16 tuổi mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ có thể được hướng dẫn cách ly tại nhà nếu đủ điều kiện theo quy định.

Nếu người bệnh không đủ điều kiện cách ly tại nhà thì sẽ liên hệ chuyển đến Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 4 (do Bệnh viện Nhi đồng thành phố phụ trách), Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 11 (do Bệnh viện Nhi đồng 2 phụ trách) hoặc Bệnh viện dã chiến Củ Chi (do Bệnh viện Nhi đồng 1 phụ trách).

Đối với trẻ em dưới 16 tuổi mắc COVID-19 có diễn tiến nặng sẽ được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng thành phố hoặc Bệnh viện Nhi đồng 2 để tiếp tục điều trị chuyên sâu.

Trong ngày 18-8, TP.HCM có 2.291 bệnh nhân xuất viện, nâng tổng số xuất viện tính từ 1-1 lên 80.441 bệnh nhân. Đồng thời, thành phố cũng ghi nhận 255 trường hợp tử vong trong ngày. Tổng số F0 đang cách ly, điều trị tại nhà là 47.218 người, trong đó có 18.943 trường hợp F0 cách ly tại nhà ngay từ đầu và 28.275 trường hợp F0 sau xuất viện về tiếp tục cách ly, theo dõi tại nhà.

Trong giai đoạn từ 15-8 đến 15-9, TP.HCM triển khai xét nghiệm tầm soát để giải phóng vùng sạch và đánh giá nguy cơ tại các vùng có tỉ lệ lây nhiễm cao. Hiện tại, TP vẫn còn 17 ổ dịch đang diễn tiến và đã 5 ngày qua không phát sinh ổ dịch mới.

Thí điểm điều trị F0 tại nhà: Làm sao để an toàn?

Tuy có đến 80% bệnh nhân nhiễm COVID-19 được đánh giá là không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, có thể theo dõi, điều trị tại nhà như theo các chuyên gia, cần có những hướng dẫn thật cụ thể để quá trình theo dõi, điều trị này an toàn.

Thí điểm điều trị F0 tại nhà: Làm sao để an toàn? - Hình 1

Lực lượng Đoàn phường 1, quận Tân Bình, TP.HCM đến trao túi thuốc an sinh cho các gia đình có bệnh nhân F0 - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Từ ngày 16-8, TP.HCM thí điểm triển khai chương trình điều trị tại nhà (home-based care) có kiểm soát cho các trường hợp F0, sau đó sẽ triển khai ở cộng đồng.

Các trường hợp F0 sẽ được lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, được cung cấp thuốc cùng một số sản phẩm nâng cao sức khỏe.

Ngoài ra, F0 còn được cung cấp gói thực phẩm bảo đảm an sinh xã hội cho người nhiễm và các thành viên trong gia đình ở tại nhà, tránh tiếp xúc, góp phần làm giảm nguy cơ lây lan.

Video đang HOT

Gọi 1022 nhấn phím 2 hoặc 093.95.96.999 để được tư vấn

Trong bối cảnh số lượng bệnh nhân đang tăng cao, mô hình quản lý, điều trị F0 tại nhà được triển khai nhằm giảm tải cho hệ thống y tế trong công tác điều trị, đặc biệt hướng tới tất cả bệnh nhân đều được tiếp cận dịch vụ y tế.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, việc điều trị các trường hợp F0 tại nhà, cộng đồng kèm theo chăm sóc dinh dưỡng, thể chất, tinh thần còn nhằm giảm nguy cơ xuất hiện triệu chứng, giảm chuyển nặng, tử vong và giảm khả năng lây lan là một trong những ưu tiên hàng đầu, đóng vai trò quyết định trong chiến lược mới phòng chống dịch COVID-19.

Bác sĩ Lê Tuấn Thành - điều hành Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành - cho biết sau 12 ngày từ ngày khởi động 1-8, mạng lưới này đã có hơn 4.000 tình nguyện viên, chủ yếu là các y bác sĩ ở mọi miền. Đối tượng nhắm đến của mạng lưới là tìm những người cần hỗ trợ y tế khẩn cấp mà trong tình huống hiện nay là các F0 đang được chăm sóc tại nhà.

Kể về các trường hợp cần tư vấn những ngày qua, bác sĩ Thành cho biết cuộc gọi đầu tiên đến từ bệnh nhân COVID-19 có tiền sử huyết áp cao khó kiểm soát, ngậm thuốc huyết áp để hạ áp khẩn cấp nhưng không đáp ứng, người nhà báo với y tế địa phương thì được báo tiếp tục theo dõi tại nhà. Đây là lúc các bác sĩ của mạng lưới cần tiếp cận.

Bác sĩ Đỗ Tiến Sơn - Bệnh viện Nhi trung ương, cũng là thành viên mạng lưới - kể câu chuyện mà ông gặp khi tư vấn cách đây 10 ngày tại TP.HCM. Khi đó, cuộc gọi cầu cứu từ tổng đài báo có một trẻ mới 18 tháng tuổi, thở nhanh, oxy tụt thấp, ăn kém, bỏ bú... Phản xạ của bác sĩ nhi khoa khiến anh lo lắng vì đây là dấu hiệu nặng của bệnh nhi, có thể tử vong nếu không can thiệp sớm.

"Ngay lập tức tôi đã nhanh chóng gọi cho mẹ cháu hỏi triệu chứng. Mẹ cháu cho biết đã đưa con đến một bệnh viện nhi của TP, hệ thống đang quá tải trong khi không phải trẻ nào cũng đã có kết quả xét nghiệm PCR COVID-19.

Vì vậy, gia đình phải chờ kết quả xét nghiệm trong khi cấp cứu thì yêu cầu phải quyết định nhanh vì xe còn phải đi nơi khác. Lực bất tòng tâm, mẹ cháu đành phải đưa cháu về nhà và rất lo lắng vì thấy con khó thở, thở nhanh, li bì... Tôi thấy rõ sự bất lực của người mẹ" - bác sĩ Sơn kể lại.

Rất may khi đánh giá lại, khả năng nhiều cháu chỉ bị viêm đường hô hấp, bác sĩ Sơn đã hướng dẫn bà mẹ cách chăm sóc con, trong trường hợp con có chuyển nặng thì gọi cho tổng đài như thế nào để được hỗ trợ.

Sau cuộc gọi, bà mẹ đã hiểu ra cần phải làm gì để chăm sóc con, biết được có một cánh tay sẵn sàng hỗ trợ khi con họ nặng hơn.

Người dân có nhu cầu cần tư vấn có thể gọi 1022 nhấn phím 2 hoặc 093.95.96.999 để được gặp các bác sĩ tư vấn khi cần thiết.

Thí điểm điều trị F0 tại nhà: Làm sao để an toàn? - Hình 2

Thông báo cách ly F0 tại một nhà trên đường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thạnh - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Làm gì khi F0 ở nhà?

Khó khăn với các ca bệnh ở nhà, kể cả các trường hợp có triệu chứng nhẹ là không biết làm gì, uống thuốc gì, chăm sóc như thế nào để đỡ bệnh và tiến tới khỏi bệnh.

Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới, các triệu chứng điển hình của COVID-19 gồm: sốt, ho, đau họng, mất khứu giác, đau cơ, đau đầu. Trong đó, các triệu chứng nặng là khó thở, không thể tự ra khỏi giường hay tự chăm sóc bản thân, đau ngực, hoa mắt, chóng mặt, lờ đờ.

Tổ chức Y tế thế giới hướng dẫn 5 bước theo dõi bệnh nhân COVID-19 tại nhà gồm tự chăm sóc bản thân và bảo vệ những người sống cùng. Trong đó, người bệnh cần được nghỉ ngơi trong phòng riêng hoặc đảm bảo khoảng cách 2m với người khác, uống nhiều nước, đảm bảo bữa ăn đủ dinh dưỡng, luôn đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác.

Trong trường hợp đau mỏi cơ, đau đầu, sốt, có thể sử dụng paracetamol nhưng cần hỏi nhân viên y tế về liều lượng và khoảng cách giữa các liều. Đồng thời có thể chườm mát, lau người bằng nước ấm để hạ sốt.

Khi chăm sóc bản thân, người mắc COVID-19 cần theo dõi nồng độ oxy, thông qua thiết bị theo dõi SpO2 cài ở ngón tay. Nếu thấy các dấu hiệu chuyển nặng cần báo cho nhân viên y tế.

Để bảo vệ người sống cùng, cần giữ khoảng cách với người khác, ở trong phòng riêng thông thoáng khí, sử dụng riêng các đồ dùng ăn uống, sinh hoạt, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay khô, bỏ rác thải vào thùng rác có nắp đậy.

Các bác sĩ khuyến cáo cần theo dõi thường xuyên nồng độ oxy. Nếu chỉ số này dưới 94% hoặc bất kể oxy là bao nhiêu, khi thấy không thể ra khỏi giường, hoa mắt, chóng mặt, đau tức ngực nên gọi ngay cho nhân viên y tế. Khi ở nhà, người bệnh cũng nên thay đổi các tư thế nằm: nằm sấp, nằm nghiêng, ngồi thẳng lưng, mỗi lần khoảng 2 giờ.

Bình tĩnh mô tả hiện trạng

Các bác sĩ của Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành cho biết trong quá trình tư vấn, rất cần người dân bình tĩnh để mô tả hiện trạng, giúp các bác sĩ có thể đưa ra được những tư vấn tốt nhất.

Các bác sĩ kể có trường hợp khi gọi đến nhưng chỉ gặp được con trai người bệnh trong khi anh này cứ khóc từ đầu tới cuối cuộc gọi, hầu như không nói được gì. Có khi gọi được cho bệnh nhân thì bác sĩ nhận ra bệnh nhân rất lo lắng, thậm chí hoảng loạn nên không thể tiếp tục tư vấn dù các bác sĩ rất đau lòng.

Đúng nghĩa "túi thuốc an sinh"

Điều trị ra sao, sinh hoạt thế nào? Đó là những lo lắng của mỗi bệnh nhân F0 khi Bộ Y tế triển khai thí điểm cách ly tại nhà. Nỗi lo đó đã vơi đi bởi sự chung tay hỗ trợ của địa phương cùng "túi thuốc an sinh".

Nhà vẫn khép kín cửa, hẻm vẫn giăng dây, nhưng người gần người hơn bằng sự chăm sóc chu đáo hơn.

Các loại thuốc trong "túi thuốc an sinh" thuộc loại thuốc không cần kê đơn, bệnh nhân có thể an tâm sử dụng tại nhà, hạn chế được việc bệnh nhân nghe theo chỉ dẫn trên mạng xã hội dẫn đến dùng thuốc không rõ nguồn hoặc dùng quá liều, nguy hiểm tính mạng.

DS NGUYỄN HỮU ĐỨC (Trường đại học Y dược TP.HCM)

Gõ cửa nhà trao thuốc an sinh

Ban đầu ông T. (phường 1, quận Tân Bình, TP.HCM) khá lo lắng khi 4 người trong gia đình đều mắc COVID-19 và phải điều trị tại nhà. Tuy nhiên khi được các bác sĩ trong nhóm Zalo phường tư vấn, hỗ trợ, cả gia đình đã vững lòng hơn.

"Gia đình tôi rất an tâm khi nhận được túi thuốc hỗ trợ từ phường cùng sự thăm hỏi của các bác sĩ. Mong tất cả bệnh nhân khác đang điều trị tại nhà đều được quan tâm, chia sẻ, tiếp cận y tế, để cùng nhau chiến thắng COVID-19" - ông T. chia sẻ.

Với 40 ca F0 đang điều trị tại nhà, phường 1 đã triển khai thực hiện chương trình "100 túi thuốc cùng F0 chiến thắng COVID-19" với 7 loại thuốc/túi. Trên mỗi túi thuốc sẽ kèm mã QR để bệnh nhân có thể quét mã và tham gia nhóm trên ứng dụng Zalo "Bác sĩ đồng hành cùng F0 - phường 1" để được hỗ trợ khi cần thiết.

Bà Tôn Nữ Hồng Châu - chủ tịch UBND phường 1, quận Tân Bình - cho biết ngoài việc trao túi thuốc thì việc theo dõi tình trạng bệnh cũng vô cùng quan trọng, đề phòng những trường hợp trở nặng, cần can thiệp y tế.

"Chúng tôi cố gắng vận động bệnh nhân tham gia nhóm Zalo để các bác sĩ trong đội hình Blouse 24/7 có thể theo dõi tình trạng cụ thể của từng người, hướng dẫn xử lý khi có tình huống bệnh trở nặng" - bà Châu chia sẻ.

Trong khi đó, phường 8, quận Tân Bình cũng đang triển khai túi thuốc để hỗ trợ cho 70 trường hợp F0 đang điều trị tại nhà. Ông Lê Huỳnh Thanh - chủ tịch UBND phường - cho biết mỗi túi thuốc người dân có thể sử dụng trong 5 ngày, sau khi hết thuốc các cán bộ phường sẽ tiếp tục đến trao tặng. "Khi chọn các loại thuốc, phường đã có sự tham vấn từ đội ngũ bác sĩ phía quận và trung tâm y tế phường" - ông Thanh cho biết.

Thí điểm điều trị F0 tại nhà: Làm sao để an toàn? - Hình 3

Chương trình "100 túi thuốc cùng F0 chiến thắng COVID-19" đã đến với các bệnh nhân F0 đang điều trị tại nhà thuộc phường 1, quận Tân Bình, TP.HCM - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Cần nhân rộng mô hình

Ông Nguyễn Bá Thành - chủ tịch UBND quận Tân Bình - cho rằng mô hình trao "túi thuốc an sinh" tại 2 phường là cách làm linh hoạt, sáng tạo trong công tác hỗ trợ điều trị ca F0 tại nhà. Nguồn kinh phí được 2 phường vận động từ các nguồn xã hội hóa. Quận Tân Bình đang cố gắng nhân rộng mô hình này.

Từ hôm qua 16-8, TP.HCM đã triển khai thí điểm điều trị có kiểm soát cho các trường hợp F0 tại nhà kèm các hướng dẫn, được coi là tầng thấp nhất trong tháp các tầng điều trị. Trước đó, Bộ Y tế chỉ cho phép các trường hợp F0 không triệu chứng, chỉ số nồng độ virus thấp (giá trị CT>= 30) được theo dõi và giám sát y tế tại nhà.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM - cho biết trước đó, sở đã có ban hành hướng dẫn sử dụng thuốc tại nhà cho các bệnh nhân F0. Việc hỗ trợ các "túi thuốc an sinh" cho người dân đang ở trong giai đoạn chuẩn bị kế hoạch.

"Bộ Y tế đang thí điểm một vài nơi vì các vấn đề liên quan sức khỏe của người dân, cần phải thực hiện chặt chẽ, đảm bảo an toàn. Khi Bộ Y tế ban hành các hướng dẫn cụ thể về việc trao tặng túi thuốc an sinh thì sở sẽ lập tức triển khai" - bà Mai chia sẻ.

Theo Bộ Y tế, "túi thuốc an sinh" sẽ bao gồm thuốc đông y, thuốc kháng virus và thuốc bồi bổ sức khỏe, tăng khả năng miễn dịch... đi kèm việc hỗ trợ tư vấn sức khỏe thường xuyên. Dựa trên kết quả thí điểm, Bộ Y tế cho biết sẽ mở rộng ra địa phương khác để mô hình này được phát triển rộng rãi, có thể kết nối nhiều bác sĩ và bệnh nhân hơn.

Không quên chăm sóc tinh thần

Tính đến sáng 16-8, TP.HCM có 41.209 ca F0 điều trị tại nhà. Theo ông Lương Ngọc Khuê - cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế, khi điều trị tại nhà, người dân sẽ gặp rất nhiều vấn đề về tâm lý, bên cạnh chăm sóc sức khỏe thì việc trấn an tâm lý cho bệnh nhân là hết sức cần thiết, nhất là với người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ có thai.

"Họ là nhóm dễ chuyển nặng hoặc dễ có những xáo trộn tâm lý khi mắc bệnh, cần đặc biệt quan tâm trong tình hình dịch hiện nay" - ông Khuê nói.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Lý do khiến bạn đi vệ sinh liên tục sau khi uống nướcLý do khiến bạn đi vệ sinh liên tục sau khi uống nước
16:16:03 24/11/2024
Cứu sống thanh niên 22 tuổi nuốt vào bụng cả dao, chìa khóa và bấm móng tayCứu sống thanh niên 22 tuổi nuốt vào bụng cả dao, chìa khóa và bấm móng tay
07:37:13 24/11/2024
Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mớiCảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới
10:11:04 23/11/2024
4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên
07:34:35 24/11/2024
Đun nóng nước dừa với gừng mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?Đun nóng nước dừa với gừng mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?
09:49:42 23/11/2024
Nhiều loại ký sinh trùng tưởng tuyệt chủng bất ngờ xuất hiện lại ở Việt NamNhiều loại ký sinh trùng tưởng tuyệt chủng bất ngờ xuất hiện lại ở Việt Nam
14:54:32 23/11/2024
Sáu cách đơn giản để giảm huyết ápSáu cách đơn giản để giảm huyết áp
13:42:11 23/11/2024
6 công thức nước chanh để giải độc cơ thể6 công thức nước chanh để giải độc cơ thể
11:31:16 24/11/2024

Tin đang nóng

Vụ phát hiện hơn 150 bộ hài cốt: 'Có nhà đào móng, phải chở 36 chuyến xe tải mới hết'Vụ phát hiện hơn 150 bộ hài cốt: 'Có nhà đào móng, phải chở 36 chuyến xe tải mới hết'
21:27:18 24/11/2024
Gần gũi nhau xong vợ lại đòi sang phòng con ngủ, tôi lén theo sau thì chết điếng khi thấy tiếp cảnh bên trongGần gũi nhau xong vợ lại đòi sang phòng con ngủ, tôi lén theo sau thì chết điếng khi thấy tiếp cảnh bên trong
20:25:32 24/11/2024
Sao nữ hàng đầu Vbiz gặp sự cố hi hữu tại sự kiện, sững người khi bị chặn lại trên thảm đỏSao nữ hàng đầu Vbiz gặp sự cố hi hữu tại sự kiện, sững người khi bị chặn lại trên thảm đỏ
19:52:18 24/11/2024
1 hot girl ngầm công khai chuyện đã sinh con với nam ca sĩ Gen Z nổi tiếng1 hot girl ngầm công khai chuyện đã sinh con với nam ca sĩ Gen Z nổi tiếng
18:26:11 24/11/2024
Tên lửa Triều Tiên 'tiếp sức' cho các cuộc tấn công của Nga vào UkraineTên lửa Triều Tiên 'tiếp sức' cho các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine
19:21:34 24/11/2024
Thiều Bảo Trâm bị tấn công, tiết lộ lý do phải "ở ẩn" vào sinh nhậtThiều Bảo Trâm bị tấn công, tiết lộ lý do phải "ở ẩn" vào sinh nhật
18:15:19 24/11/2024
Bố chồng vừa đọc di chúc phân chia tài sản, chồng tôi đã bật khóc rồi từ chối nhận 500m2 đất cùng 1 tỷ tiền mặtBố chồng vừa đọc di chúc phân chia tài sản, chồng tôi đã bật khóc rồi từ chối nhận 500m2 đất cùng 1 tỷ tiền mặt
20:47:13 24/11/2024
Hoài Lâm không còn là Hoài LâmHoài Lâm không còn là Hoài Lâm
19:34:47 24/11/2024

Tin mới nhất

Lý do nên thận trọng khi ăn rau sống

Lý do nên thận trọng khi ăn rau sống

22:18:06 24/11/2024
Việc điều trị sẽ được cá thể hóa tùy vào tình trạng nặng, nhẹ của bệnh. Với thể bệnh nhẹ, bệnh nhân sẽ được điều trị thuốc uống đặc trị sán lá gan lớn là Triclabendazole hiệu quả với liều duy nhất.
Thời tiết lạnh đột ngột nên ăn gì để tránh cảm lạnh, cảm cúm?

Thời tiết lạnh đột ngột nên ăn gì để tránh cảm lạnh, cảm cúm?

20:17:03 24/11/2024
Thịt gà là món ăn giàu dinh dưỡng, giúp bồi bổ cơ thể suy yếu rất tốt, đồng thời làm tăng cường miễn dịch. Thịt gà có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, đồng thời là thuốc quý trong Đông y có khả năng chữa bệnh cảm cúm, cảm lạnh.
Chủ động tầm soát nguy cơ ung thư sớm để bảo vệ sức khỏe

Chủ động tầm soát nguy cơ ung thư sớm để bảo vệ sức khỏe

19:23:07 24/11/2024
Sự phát triển của các trường hợp ung thư ở giai đoạn đầu thường khó nhận biết, khiến người bệnh chủ quan. Khi có các triệu chứng thì bệnh thường ở giai đoạn muộn, dẫn đến tỷ lệ tử vong cao.
6 bài tập tác động mạnh có thể gây tổn thương khớp

6 bài tập tác động mạnh có thể gây tổn thương khớp

10:38:39 24/11/2024
Chạy trên bề mặt cứng (như nền xi măng, vỉa hè...) có thể phá vỡ sụn ở lưng dưới, hông và đầu gối. Việc tác động liên tục của bàn chân lên mặt đất cứng cũng có thể gây viêm, dẫn đến viêm khớp theo thời gian.
Cấp bách chặn dịch bệnh sởi bùng phát

Cấp bách chặn dịch bệnh sởi bùng phát

07:32:30 24/11/2024
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và địa phương tăng cường phòng chống, ngăn ngừa bệnh sởi bùng phát trên diện rộng.
Cạo gió và những sai lầm cần tránh

Cạo gió và những sai lầm cần tránh

07:30:00 24/11/2024
Người cao tuổi và trung niên vẫn có thể cạo gió nếu không mắc các bệnh lý nghiêm trọng và có sức khỏe ổn định. Song, cần phải cẩn trọng và thực hiện bởi người có chuyên môn, để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Người già sẽ sống thọ hơn nếu duy trì 5 thói quen này mỗi ngày

Người già sẽ sống thọ hơn nếu duy trì 5 thói quen này mỗi ngày

07:27:49 24/11/2024
Bên cạnh đó, người già cần giữ những thói quen tích cực bằng những cách rất đơn giản như suy nghĩ lạc quan, tích cực. Đây là một trong những thói quen giúp người già cải thiện chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ và sống khỏe.
Bị đau lưng dưới có nên đi bộ không?

Bị đau lưng dưới có nên đi bộ không?

07:26:01 24/11/2024
Chìa khóa để bắt đầu thói quen đi bộ là lắng nghe cơ thể, nếu bị đau dữ dội hãy ngừng lại và trao đổi với bác sĩ nếu bạn mới tập thể dục hoặc bị đau vừa hoặc nặng.
Nhịn ăn gián đoạn có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi túi mật

Nhịn ăn gián đoạn có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi túi mật

07:24:06 24/11/2024
Nếu nhịn ăn trong một thời gian dài, cơ thể không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ bị lưu lại trong túi mật lâu hơn. Cholesterol do mật tiết ra bị lắng đọng, kết tinh và dễ hình thành sỏi mật.
5 biến chứng hay gặp khi mắc bệnh zona thần kinh

5 biến chứng hay gặp khi mắc bệnh zona thần kinh

06:39:19 24/11/2024
Các biến chứng nghiêm trọng có thể bao gồm nhạy cảm với ánh sáng, sưng mí mắt, tăng nhãn áp, viêm và sẹo giác mạc, suy giảm thị lực.
Ngành Y tế Gia Lai vượt khó khăn, nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh

Ngành Y tế Gia Lai vượt khó khăn, nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh

06:28:38 24/11/2024
Là học sinh miền Nam ra Bắc học tập, năm 1966, ông Nam trở về công tác tại chiến trường khu 4. Thời kỳ chống Mỹ, khu 4 và khu 9 (TP. Pleiku hiện nay) là một trong những chiến trường ác liệt nhất.
Người mắc hội chứng Sjogren cần lưu ý gì trong tập luyện?

Người mắc hội chứng Sjogren cần lưu ý gì trong tập luyện?

06:10:51 24/11/2024
Bên cạnh việc điều trị và tập các bài tập hỗ trợ nói trên, người mắc hội chứng Sjogren cũng cần thay đổi lối sống, làm việc và sinh hoạt để tránh tình trạng khô miệng, khô mắt và đau cơ, khớp.

Có thể bạn quan tâm

Lợi ích chỉ người mua nhà diện tích nhỏ mới có

Lợi ích chỉ người mua nhà diện tích nhỏ mới có

Sáng tạo

00:45:58 25/11/2024
Hầu hết mọi người đều cảm thấy chật chội, bức bí trong những ngôi nhà nhỏ mà không biết rằng nhà diện tích nhỏ cũng có những lợi ích bất ngờ.
Tìm ra hàng trăm hình vẽ 2.000 năm tuổi trên sa mạc nhờ AI

Tìm ra hàng trăm hình vẽ 2.000 năm tuổi trên sa mạc nhờ AI

Lạ vui

00:41:15 25/11/2024
Ứng dụng máy bay không người lái và AI, các nhà khoa học đang tăng tốc phát hiện số hình vẽ có niên đại khoảng năm 100 trước Công Nguyên trên sa mạc Nazca.
Vợ trẻ NSND Công Lý đọ sắc Hà Hồ, Mai Phương Thúy gây thương nhớ

Vợ trẻ NSND Công Lý đọ sắc Hà Hồ, Mai Phương Thúy gây thương nhớ

Sao việt

22:58:50 24/11/2024
Ngọc Hà - bà xã NSND Công Lý chụp ảnh cùng Hà Hồ, nhận mình già hơn đàn chị. Hoa hậu Mai Phương Thúy gây thương nhớ với ảnh sau giảm cân.
Tóm Park Shin Hye đắm đuối nhìn trộm mỹ nam Cha Eun Woo, có phản ứng lật mặt cực nhanh khi bị "bắt quả tang" tại trận

Tóm Park Shin Hye đắm đuối nhìn trộm mỹ nam Cha Eun Woo, có phản ứng lật mặt cực nhanh khi bị "bắt quả tang" tại trận

Sao châu á

22:56:22 24/11/2024
Phản ứng của Park Shin Hye khi gặp gỡ mỹ nam đình đám Cha Eun Woo khiến ông xã nữ diễn viên ở nhà phải lo sốt vó .
Hỏa hoạn nghiêm trọng tại Manila, nhiều ngôi nhà bị thiêu rụi

Hỏa hoạn nghiêm trọng tại Manila, nhiều ngôi nhà bị thiêu rụi

Thế giới

22:13:10 24/11/2024
Hiện các cơ quan chức năng đang tập trung toàn lực để dập tắt đám cháy và hỗ trợ người dân. Nguyên nhân vụ hỏa hoạn vẫn đang được điều tra làm rõ.
Karik căng thẳng khi ngựa chiến "bay màu", netizen chia phe tranh cãi vì 1 lý do

Karik căng thẳng khi ngựa chiến "bay màu", netizen chia phe tranh cãi vì 1 lý do

Tv show

22:13:00 24/11/2024
Trong khi Mason Nguyễn chia sẻ những lời nói cuối cùng trước khi ra về, cư dân mạng tóm dính biểu cảm không không vừa ý, thậm chí quạo của Karik.
Tùng Dương hát hit "Giá như" của Soobin Hoàng Sơn trong liveshow "Người đàn ông hát"

Tùng Dương hát hit "Giá như" của Soobin Hoàng Sơn trong liveshow "Người đàn ông hát"

Nhạc việt

22:04:59 24/11/2024
Tùng Dương không ngần ngại khi thử sức với bản hit Giá như của Soobin Hoàng Sơn trong liveshow Người đàn ông hát diễn ra tối 23/11.
HLV Amorim trình làng cầu thủ cao gần 2 mét ở trận ra mắt MU

HLV Amorim trình làng cầu thủ cao gần 2 mét ở trận ra mắt MU

Sao thể thao

22:01:22 24/11/2024
HLV Ruben Amorim gây bất ngờ khi điền tên Godwill Kukonki vào danh sách thi đấu của Manchester United trận gặp Ipswich Town ở vòng 12 Premier League tối 24/11 (giờ Hà Nội).
Tranh cãi hành động ném nón lá của nữ ca sĩ Hàn Quốc đình đám khi trình diễn tại Việt Nam

Tranh cãi hành động ném nón lá của nữ ca sĩ Hàn Quốc đình đám khi trình diễn tại Việt Nam

Nhạc quốc tế

21:53:17 24/11/2024
Cụ thể, một khán giả theo dõi GENfest đã ghi lại khoảnh khắc Hwasa ném nón lá trong màn trình diễn Love My Body, kèm lời phàn nàn nữ ca sĩ không tôn trọng món quà từ người hâm mộ Việt.
Nhiều nhà dân ở Quảng Ngãi chìm trong biển nước, miền núi sạt lở

Nhiều nhà dân ở Quảng Ngãi chìm trong biển nước, miền núi sạt lở

Tin nổi bật

21:31:51 24/11/2024
Theo nội dung công điện do lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi ký và phát đi chiều nay, lũ trên các sông Trà Câu, Vệ đang lên và ở mức rất cao.
Tử vi ngày mới 12 cung hoàng đạo thứ Hai ngày 25/11: Xử Nữ hướng nội

Tử vi ngày mới 12 cung hoàng đạo thứ Hai ngày 25/11: Xử Nữ hướng nội

Trắc nghiệm

20:55:47 24/11/2024
Xem tử vi của 12 cung hoàng đạo trong ngày 25/11 về tài lộc, tình yêu, công việc. Hôm nay, Xử Nữ có vẻ dè dặt trong giao tiếp, đặc biệt là trong công việc và tình cảm.