TP.HCM chưa xác định được nguồn lây nCoV cho các bệnh nhân ở quận 3
TP.HCM vừa xác định thêm một ca dương tính với nCoV là F1 của bệnh nhân tại quận 3. Đến nay, ngành y tế vẫn chưa xác định được nguồn lây cho các bệnh nhân này.
Tại cuộc họp giao ban của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM sáng 24/5, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh báo cáo chi tiết về quá trình truy vết 2 chuỗi lây nhiễm và một bé 18 tháng tuổi dương tính với nCoV.
2 giả định về chuỗi lây nhiễm tại quận 3
Chuỗi lây nhiễm đầu tiên tại công ty ở quận 3 với hai bệnh nhân là BN4514 (ngụ TP Thủ Đức), BN4583 (ngụ quận 7). Kết quả giải mã bộ gene của virus cho thấy 2 bệnh nhân này có cùng một nguồn lây do biến chủng B.1.617.2 (biến chủng Ấn Độ). Với BN4514, ngành y tế đã lấy mẫu xét nghiệm 5.957 trường hợp, qua đó phát hiện một ca dương tính là BN4583, còn lại âm tính.
Với bệnh nhân ở quận 7, ngành y tế đã xét nghiệm 217 trường hợp, tất cả có kết quả âm tính. Qua điều tra dịch tễ, BN4514 từng đến Hải Phòng từ 24/4 đến 3/5. Bên cạnh đó, chủng lây nhiễm của hai bệnh nhân này cũng khá phổ biến tại Hải Phòng. Do đó, ngành y tế cho rằng đây là nguồn lây nhiễm của hai bệnh nhân này.
Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh báo cáo tại cuộc họp. Ảnh: HMC.
Chuỗi lây nhiễm thứ hai tại một quán bánh canh ở quận 3 gồm các bệnh nhân: BN4780, BN4781, BN4782. Tổng số mẫu xét nghiệm là 1.958 trường hợp, hiện 90 người còn đang chờ kết quả.
Chiều 23/5, thành phố vừa phát hiện thêm một ca mới là cháu bé 18 tháng tuổi, đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM. Trường hợp này là F1, cháu ngoại của bệnh nhân 4780 (ngụ đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3). Theo ông Bỉnh, cháu bé này và mẹ ở quận Tân Bình, đến thăm bà ngoại (BN4780) ngày 15/5 và 18/5. Lần xét nghiệm thứ nhất, trường hợp này âm tính với SARS-CoV-2 nhưng sau đó có kết quả xét nghiệm dương tính chiều 23/5, ở lần lấy mẫu thứ 2.
Kết quả giải mã bộ gen virus trên BN4780 cho thấy các bệnh nhân này nhiễm biến chủng B.1.1.7 (biến chủng Anh). Đây là biến chủng khá phổ biến tại Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung. Hiện, ngành y tế chưa phát hiện nguồn lây của chuỗi lây nhiễm này.
Ông Bỉnh cho biết trong gia đình có một người từng đi Đà Nẵng từ tháng 2; tuy nhiên, người này có kết quả âm tính với nCoV. Hiện, ngành y tế rà soát những người trong gia đình để xác định thời gian nhiễm bệnh của các bệnh nhân, xem xét khả năng họ mới bị lây nhiễm từ người đi Đà Nẵng hay không.
Giả định thứ hai được đặt ra là các bệnh nhân này bị lây từ chính các đoàn khách tới quán. Công an TP.HCM cho biết quán ăn này từng tiếp các đoàn khách từ Hà Nội, Đà Nẵng và nhiều tỉnh miền Trung.
Trường hợp cuối cùng là một ca nghi nhiễm mới phát hiện hôm 19/5 tại quận Gò Vấp. Người này có triệu chứng điển hình của Covid-19 như sốt, ho, khó thở, mất vị giác… Xét nghiệm lần 1 xác định bệnh nhân có kết quả dương tính yếu. Tuy nhiên, ở các lần xét nghiệm sau, người này âm tính với nCoV. Hiện, ngành y tế đang xử lý trường hợp này như ca nhiễm.
Cán bộ ho, sốt nên ở nhà
Video đang HOT
Phát biểu kết luận tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nhắc lại tình hình dịch trong nước đang diễn biến phức tạp khi 10 ngày liên tiếp, lượng bệnh nhân được công bố đều trên 3 con số.
Trong tổng số 2.221 ca đã được phát hiện đến nay, 66,3% là từ các khu công nghiệp. Do đó, ông đề nghị ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất nghiên cứu, điều chỉnh giờ làm việc của quy trình sản xuất theo hướng giãn cách buổi sáng và tan ca buổi chiều để giảm mật độ người tụ tập cùng thời điểm.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 họp hàng tuần. Ảnh: HMC.
Ông Phong yêu cầu tất cả sở, ngành, quận, huyện và TP Thủ Đức thực hiện nghiêm yêu cầu về tạm dừng hoạt động một số dịch vụ mà UBND TP.HCM đã công bố hôm 21/5.
Đối với các cơ quan Nhà nước, ông yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu ho, sốt, khó thở nên ở nhà, không đến cơ quan. Từ ngày 25/5, khách đến cơ quan, công sở liên hệ công tác bắt buộc phải khai báo y tế. Mỗi cơ quan, đơn vị nên có một tổ Covid-19 cộng đồng để kiểm soát.
Các bệnh viện nên hạn chế người thăm nuôi, có phương án cách ly tạm thời, chủ động ứng phó nếu có ca nhiễm. Ông cũng gợi ý người trên 60 tuổi nên hạn chế ra khỏi nhà vì nhóm này có sức đề kháng yếu.
Ông yêu cầu Viện Nghiên cứu và Phát triển TP.HCM dự báo kịch bản tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2021, đặc biệt là nghiên cứu gói hỗ trợ lần 2 cho những người bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.
Nhiều nơi tại TP.HCM bị phong tỏa vì liên quan ca mắc Covid-19. Ảnh: Phạm Ngôn.
Đây là lần đầu tiên TP.HCM ghi nhận sự lây nhiễm trong cộng đồng của cả hai biến chủng được cho là có khả năng lây lan nhanh. Tính đến nay, TP.HCM có 276 ca mắc Covid-19, trong đó 259 trường hợp đã khỏi bệnh, xuất viện.
Trước diễn biến dịch phức tạp, ngày 21/5, UBND TP.HCM đã yêu cầu không phục vụ quá 20 khách trong nhà hàng. Người đứng đầu chính quyền thành phố yêu cầu tạm dừng các hoạt động, sự kiện tập trung trên 30 người trong một phòng, người dân không tụ tập quá 20 người ngoài công sở, trường học, bệnh viện và phải đảm bảo giãn cách tối thiểu 2 m.
TP.HCM cần cơ chế phù hợp cho siêu đô thị
Đó là ý kiến của các chuyên gia nêu ra tại Hội thảo "Định hướng phát triển TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045" vừa được UBND TP.HCM tổ chức.
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong phát biểu tại hội thảo. Ảnh: TTBC
Nhấn mạnh trong hơn 45 năm qua, TP.HCM là đô thị lớn nhất cả nước về dân số và quy mô kinh tế, trong phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đồng thời cho biết thành phố đặt mục tiêu đến năm 2025 trở thành đô thị thông minh, thành phố dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế, động lực tăng trưởng của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Ở tầm nhìn xa hơn (đến năm 2045) thành phố sẽ trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính của châu Á, phát triển bền vững, có chất lượng sống cao.
Theo Chủ tịch UBND TP.HCM, để làm được điều đó, thành phố nhận thức cần phân tích, đánh giá, dự báo các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù, nhất là khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mình. Đồng thời tìm kiếm các mô hình, giải pháp đột phá để phát triển thành phố trong bối cảnh mới: "Việc tổ chức hội thảo là một trong nhiều giải pháp để thành phố lắng nghe các ý kiến, hiến kế nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển, vươn lên mạnh mẽ của thành phố, hướng tới là một đại đô thị thông minh, năng động, sáng tạo, mang đẳng cấp khu vực và quốc tế", ông Phong nói và mong muốn nhận được nhiều ý kiến góp ý, hiến kế và các giải pháp của đại biểu để phát triển TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
TS. Trần Du Lịch thì TP.HCM cần cơ chế phù hợp với siêu đô thị. Ảnh minh hoạ: Zing
Là người mở đầu cho phần tham luận, TS. Trần Du Lịch nêu một số ý kiến xoay quanh vấn đề làm gì để TP.HCM tiếp tục phát huy truyền thống "Năng động, sáng tạo" và giữ vững vai trò động lực tăng trưởng kinh tế của cả nước? Ông cho rằng, thách thức đối với sự phát triển của TP.HCM trong 10 năm tới là phải vượt qua những rào cảng về tâm lý và thể chế để hình thành được tư duy đột phá về cơ cấu và thể chế kinh tế. Phải làm thế nào thành phố trở thành "một điểm đến" thu hút các doanh nghiệp toàn cầu, là điểm ưu tiên lựa chọn của các nhà đầu tư lớn trên thế giới. Đây vừa là cơ hội cũng chính là thách thức đối với TP.HCM.
Nhìn lại quá trình phát triên thành phố trong 20 năm gân đây, TS. Trần Du Lịch nói có nhiêu vân đê đạt ra cho bài toán phát triên bên vưng của mọt siêu đô thị. Sư bât cạp trong mô hình quản lý mọt đô thị loại đạc biẹt như TP.HCM đã đươc nêu ra tư nưa đâu thạp niên 2000 vơi sư hình tương dê hiêu là "thành phố đang mạc chiêc áo quá chạt so vơi cơ thê đang lơn nhanh".
Theo TS. Trần Du Lịch, giải quyết các vấn đề phát triển đô thị sẽ tạo động lực phát triển kinh tế. Trong vài thập niên tới một siêu đô thị của "Vùng TP.HCM" sẽ hình thành. Do đó, vấn đề quan trọng và cấp thiết nhất là phải triển khai hiệu quả quy hoạch Vùng đô thị TP.HCM. TP.HCM là hạt nhân phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Do vậy, các quy họach, định hướng phát triển của thành phố phải gắn kết chặt chẽ với toàn vùng. Đồng thời, cần có sự đổi mới mang tính đột phá về tư duy "phát triển kinh tế vùng" thay cho tư duy "kinh tế tỉnh" thông qua cơ chế điều hành kinh tế và phân bố ngân sách của Chính phủ và chính quyền địa phương. Trong đó, khi lập quy hoạch vùng theo Luật Quy hoạch cần lồng ghép chính sách phát triển vùng trong nội dung thực hiện quy hoạch.
Cũng theo vị chuyên gia kinh tế này thì đối với một vùng kinh tế trọng điểm cần liên kết phát triển bốn nội dung, gồm: Quy hoạch phân bố các ngành kinh tế, các lĩnh vực và địa bàn phát triển; Liên kết xây dựng kết cấu hạ tầng chung của vùng, nhất là giao thông; Liên kết giải quyết vấn đề môi trường chung và bảo vệ môi trường; Liên kết phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động chung.
Ông cũng cho rằng, thế mạnh về 9 nhóm ngành dịch vụ và 4 nhóm ngành công nghiệp và sản phẩm chủ lực khi định hướng phát triển kinh tế thành phố trong 10 năm tới phải phát triển trên nền tảng công nghệ số. "Trong những năm tới cần ưu tiên những chính sách và giải pháp mang tính đột phá. Đó là sự đột phá về hạ tầng giao thông kết nối Vùng và cần một mô hình quản lý đô thị phù hợp để phát huy cao nhất thế mạnh về vị trí và vai trò của TP.HCM...
Chúng ta hay nói là cơ chế đặc thù cho thành phố nhưng quan điểm của tôi là không cần cơ chế đặc thù mà cơ chế phù hợp với siêu đô thị", TS. Trần Du Lịch nhận định.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng, cho rằng chính quyền thành phố khẩn trương nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố để phù hợp với yêu cầu phát triển, ứng phó những thách thức mới. Ảnh: T.Dũng
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng, cho rằng chính quyền thành phố khẩn trương nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố để phù hợp với yêu cầu phát triển, ứng phó những thách thức mới. Ông Hùng phân tích, về quy hoạch đô thị, dân số TP.HCM hiện nay đã vượt quá chỉ tiêu dự báo dân số cho năm 2025, phân bổ không đồng đều giữa các khu vực. Hệ thống giao thông đô thị đã có quy hoạch nhưng tỷ lệ đất dành cho giao thông thấp, chưa có hệ thống giao thông công cộng hiệu quả. Đô thị hóa ở nhiều khu vực tương đối tự phát.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng, quy hoạch chung xây dựng phải phù hợp quy hoạch phát triển thành phố theo Luật Quy hoạch, phải đặt trong mối quan hệ liên kết của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có phân kỳ phù hợp và lộ trình thực hiện khả thi. Nghiên cứu định hình rõ mô hình đô thị thành phố với vai trò siêu đô thị là trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng TP.HCM.
Các chương trình dự án quan trọng của thành phố phải đặt trong một khung phát triển có tầm nhìn dài hạn, có tính thực thi cao. Khu vực đô thị hiện hữu và thành phố Thủ Đức có thể phát triển thành trung tâm tài chính, đô thị thông minh. khu vực Cần giờ thành khu dự trữ sinh quyển; xem xét hướng phát triển mới lên Củ Chi vì có địa hình tương đối cao. Việc lập quy hoạch cần bám sát các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Một vấn đề khác, theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng là hiện nay công tác thu gom, xử lý rác thải cũng cần được chú trọng hơn do tỷ lệ chôn lấp rác còn rất cao. Thành phố cần nghiên cứu, có chiến lược lâu dài để có thể chủ động giải quyết yêu cầu về xử lý rác thải áp dụng công nghệ đốt.
Về phát triển nhà ở, Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhấn mạnh, lãnh đạo TP.HCM cần sắp xếp thứ tự ưu tiên theo từng nhóm, trước hết chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người nghèo, thu nhập thấp, cải tạo nhà ở chung cư cũ và nhà ở ven kênh rạch. Đối với phân khúc nhà ở thương mại, cần tiếp tục nghiên cứu để ưu tiên một phần tỷ trọng quỹ nhà nhằm thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao, gắn với liên kết vùng để người dân các tỉnh có thể đến làm việc ở thành phố.
Ngoài ra, TP.HCM cần đổi mới mô hình quản lý đô thị, cụ thể, khi xuất hiện các khu vực có tính liên kết cao giống như thành phố Thủ Đức thì có thể thành lập đơn vị hành chính độc lập để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, thúc đẩy sáng tạo, giải quyết các vấn đề bất cập trong quản lý siêu đô thị.
TS. Vũ Thành Tự Anh cho rằng trong 10 năm tới, động lực của thành phố phải là năng suất. Trong ảnh: Khu Công nghệ cao TP.HCM. Ảnh: TTXVN
Góp ý cho định hướng phát triển của TP.HCM, TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường chính sách công và quản lý Fulbright, cũng đã chỉ ra các hạn chế và đề xuất một số giải pháp mang tính đột phá. Ông cho rằng thay vì chỉ coi TP.HCM là đầu tàu của cả nước (điều đó đúng nhưng chưa đủ), thì cần coi TP.HCM là siêu đô thị toàn cầu, trung tâm kinh tế - tài chính - văn hóa ở khu vực Đông Nam Á và tiến tới là châu Á. Đây là vị thế mà TP.HCM nên hướng tới và để hiện thực hóa vị thế này thành phố cần có một số ưu tiên chiến lược thay vì chọn làm quá nhiều thứ cùng một lúc sẽ không đủ nguồn lực cả về thời gian, con người và thể chế tổ chức để thực hiện. Lựa chọn ưu tiên của TP.HCM, theo TS. Tự Anh là hạn chế và tiến tới không còn ngành công nghiệp và quyết liệt chuyển sang dịch vụ, bởi lẽ đây là xã hội hậu công nghiệp. "Nếu TP.HCM tiếp tục định vị mình như một thành phố phát triển công nghiệp thì không chỉ bất khả thi, mà còn đánh mất cơ hội của TP.HCM trong 10-20 năm nữa", vị chuyên gia này nói.
Vấn đề tiêp theo được TS. Vũ Thành Tự Anh chỉ ra là xác định động lực phát triển và ông cho rằng "trong 10 năm tới, động lực của thành phố phải là năng suất". Để nâng cao năng suất, TP.HCM phải phát triển được khu vực tư nhân nội địa và tăng cường cạnh tranh nội địa. Cùng với đó là mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế; đưa ra được các chính sách khuyến khích tăng năng suất, phát triển cơ sở hạ tầng. Đồng thời, cần hình thành các cụm ngành then chốt của TP.HCM, phải hình thành cụm ngành then chốt, trong đó phát triển trung tâm tài chính quốc tế của cả nước tại TP.HCM.
Một điều quan trọng nữa là TP.HCM cần chuyển sang nền kinh tế có tính đổi mới sáng tạo chứ không thuần túy dựa vào đầu tư, điều đó đòi hỏi thành phố phải có nhân lực có kỹ năng rất cao, có cơ sở khoa học, công nghệ, có các chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo và tạo các cụm ngành có năng lực cạnh tranh nổi trội: "Cơ sở hạ tầng trong giai đoạn 2030 - 2045 không chỉ đơn thuần là điện, đường, trường, trạm mà là cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, truyền thông, khả năng chia sẻ, bảo mật dữ liệu. Việc hội nhập quốc tế giữ vai trò quan trọng nhưng thành phố phải xem nội lực là then chốt. Thành phố cũng sẽ phải cải cách mạnh mẽ về thể chế, môi trường đầu tư, trở thành "đất lành" cho người dân và "lót ổ" đón "đại bàng" (doanh nghiệp lớn) đến với mình", TS. Tự Anh nêu ý kiến.
Ngoài ý kiến của các chuyên gia nêu trên, hội thảo cũng được nghe những góc tiếp cận khác của nhiều chuyên gia đến từ các lĩnh vực hữu quan, đại diện bộ/ban ngành và lãnh đạo các địa phương như Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang... Các ý kiến tập trung vào nhóm vấn đề, gồm: Đô thị bền vững, đô thị thông minh trong đó cần tập trung đẩy nhanh chính quyền số, xã hội số, nâng cao chất lượng dịch vụ công; Định hướng cơ cấu kinh tế thành phố trên quan điểm kinh tế vùng, kết nối giao thông và giao thương của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Triển vọng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong dự báo và mô phỏng kinh tế - tài chính bằng việc phát triển điện toán lượng tử hay ứng dụng AI vào triển khai đô thị thông minh, xã hội số; Kinh tế tuần hoàn và gợi ý một số chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn tại thành phố hướng đến mục tiêu phát triển bền vững; Phát triển nguồn nhân lực TPHCM, đặc biệt nhân lực chất lượng cao, một số giải pháp để thu hút các nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố trong thời gian tới; Phát triển du lịch bền vững, an ninh quốc phòng trong phát triển kinh tế - xã hội, mô hình bệnh viện thông minh, vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp, định hướng phát triển ngành cấp nước...
Kết luận hội thảo, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đánh giá cao những ý kiến rất hữu ích và ghi nhận tất cả các ý kiến, góp ý, hiến kế để nghiên cứu, chuyển hoá thành những giải pháp cụ thể, đưa vào công tác lập nhiệm vụ quy hoạch của thành phố. Ông Phong cũng thông tin là hiện nay, thành phố đã lập Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý dự án, Hội đồng thẩm định dự toán nhiệm vụ lập quy hoạch. Đồng thời, giao Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, UBND quận/huyện và thành phố Thủ Đức hoàn chỉnh Đề cương và xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch, xây dựng kế hoạch lập quy hoạch, dự toán kinh phí lập quy hoạch.
Qua buổi hội thảo, Chủ tịch UBND TP.HCM giao Viện Nghiên cứu Phát triển, hệ thống lại các ý kiến góp ý, hiến kế của các đại biểu, phân nhóm theo từng lĩnh vực, từng ngành nghề và chuyển thể thành đầu bài đặt ra cho công tác lập quy hoạch thành phố. Đồng thời, mời gọi các đơn vị tư vấn, uy tín trong và ngoài nước tham gia lập quy hoạch TP.HCM. Kinh phí có thể một phần ngân sách và một phần xã hội hóa để công tác quy hoạch phải đạt chất lượng cao nhất, chuyển tải được những khát vọng vươn lên mạnh mẽ của TP.HCM.
"Hiện nay, thành phố đang chuyển mình trở thành đô thị sáng tạo, thành phố thông minh. Thành phố mong muốn thông qua công tác quy hoạch để chuyển thể những khát vọng phát triển của mình. Trong đó, những ý kiến góp ý, hiến kế tại Hội thảo hôm nay là rất quan trọng, là những tư liệu hết sức quý giá để TP.HCM áp dụng vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, là đầu bài để lập quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2045", Chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu.
Quán bar, club vẫn 'xập xình' bất chấp lệnh dừng hoạt động của Chủ tịch TP.HCM Dù TP.HCM đã có lệnh tạm dừng hoạt động các quán bar, karaoke, vũ trường từ ngày 30/4 để phòng dịch COVID-19, thế nhưng nhiều tụ điểm vẫn phớt lờ. Sáng 30/4, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã chỉ đạo tạm dừng hoạt động các quán bar, karaoke, vũ trường từ...