TP.HCM chưa đạt tiêu chí giảm dịch trước ngày 15-9 ở điểm nào?
Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi cho rằng sức ép của sự phát triển kinh tế xã hội TP buộc phải mở cửa sau thời gian giãn cách kéo dài, song nguy cơ bùng phát dịch là có thật.
Số liệu cho thấy ca mắc ở TP.HCM chưa đạt tiêu chí của Bộ Y tế.
Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi tại cuộc họp báo chiều 13-9 – Ảnh: ĐAN THUẦN
Tại buổi họp báo về tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM chiều 13-9, nói về tiêu chí mà TP chưa đạt được trước ngày 15-9, ông Tăng Chí Thượng – giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết có 1 tiêu chí rất khó trong bộ tiêu chí của Bộ Y tế.
Hiện nay, TP vẫn chưa đạt được tiêu chí “số ca mắc mới phải giảm liên tục so với 2 tuần liền kề trước đó và phải thấp hơn 50% so với tuần lễ có ca mắc cao nhất”.
Theo ông Thượng, hiện nay biểu đồ ca mắc đang đi theo đường ngang, không lên nhưng cũng không xuống, dao động trung bình số ca mắc mới mỗi ngày từ 5.000 đến 6.000 ca.
“Tuy nhiên, căn cứ vào những dữ liệu mà chúng tôi đang có thì dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng khả quan. Chúng ta đều biết hiện nay biến chủng Delta nằm ngoài dự kiến của chúng ta, thậm chí biến chủng này né được một số kháng thể trong người.
Một số chuyên gia dịch tễ cho hay rất khó để làm sạch F0 trong cộng đồng. Chúng tôi sẽ nỗ lực tiếp tục các giải pháp Bộ Y tế đưa ra, đồng thời sẽ có kiến nghị với bộ để có những tiêu chí phù hợp”, ông Thượng phát biểu.
Nhiều nơi mở cửa, dịch bùng phát
Tại buổi họp báo, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi thông tin, thời gian qua rất nhiều quốc gia có trình độ phát triển cao hơn, có độ tiêm chủng bao phủ cao hơn, có hệ thống y tế tốt hơn Việt Nam, cũng bắt đầu mở cửa sau thời gian giãn cách lâu.
Video đang HOT
Nhưng với diễn biến phức tạp, đặc biệt với biến chủng Delta, mở lại các hoạt động thì nguy cơ bùng phát dịch là có thật. Điều này đã diễn ra ở nhiều nước trên thế giới.
Dưới sức ép của giãn cách kéo dài, buộc phải mở cửa, nhưng cũng không loại trừ việc Việt Nam hay TP.HCM cũng gặp nguy cơ bùng phát dịch trở lại như nhiều nước. Đây cũng là một trong những lý do khiến Ban chỉ đạo chống dịch COVID-19 TP rất cân nhắc.
“Chúng tôi biết sức ép đến ngày 15-9 này là rất lớn. Mong muốn mở cửa, phục hồi các sinh hoạt bình thường, phục hồi kinh tế – xã hội của người dân, của doanh nghiệp cũng là mong muốn của chúng tôi.
Những kết quả đạt được có chuyển biến tích cực hơn, nhưng chưa đạt được tiêu chí kiểm soát. Để bảo vệ kết quả này, chúng ta chịu khó thêm một thời gian nữa để kết quả bền vững hơn, để khi mở cửa ra chúng ta yên tâm”, ông Mãi nói.
Hy vọng cuối tháng 9 có thể mở cửa từng bước
Để trả lời câu hỏi “có đảm bảo khi mở ra không có vấn đề gì không?”, theo chủ tịch UBND TP, mở cửa phải đảm bảo an toàn. An toàn phòng chống dịch có quan hệ với mở lại các hoạt động bình thường. Và TP phải đo lường hằng ngày để mở rộng hay siết chặt. TP.HCM đi sau sẽ học hỏi ở những nơi có điều kiện tương đồng để áp dụng cho TP.
Lãnh đạo TP bày tỏ sự thấu hiểu mong muốn sớm mở lại các hoạt động bình thường của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp. Nhưng vì những cân nhắc, thận trọng cho sự an toàn nên phải kéo dài thêm một thời gian. Ông mong người dân, doanh nghiệp cùng chia sẻ lo lắng này và cùng đồng cam cộng khổ thêm thời gian nữa.
“Có thể từ nay đến cuối tháng 9, tình hình ở một số địa bàn tốt hơn, chúng ta mở dần ở địa bàn đó, nhưng chúng ta cũng không thể nói đúng ngày 30-9″, ông Mãi chia sẻ.
Ông Mãi cho hay Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP và ban chỉ đạo các cấp sẽ tiếp tục tập trung, nỗ lực hết sức mình để đạt được kết quả cao nhất, mong muốn đến cuối tháng 9 sẽ có kết quả phòng chống dịch tích cực hơn, toàn diện hơn, để có đủ cơ sở, đủ tự tin mở từng bước, phù hợp với tình hình lúc đấy.
Trong thời gian vừa qua, lãnh đạo TP đã lắng nghe ý kiến của người dân, của chuyên gia, của các tổ chức, các doanh nghiệp và đã có điều chỉnh.
Về hướng sắp tới, người đứng đầu chính quyền TP cho biết khi thiết kế các tiêu chí an toàn trong quá trình xây dựng “thẻ xanh” cũng như các biện pháp có liên quan đến doanh nghiệp và người dân, TP sẽ tổ chức lấy ý kiến theo từng nhóm đối tượng, hoặc lấy ý kiến rộng rãi để mong được góp ý, xây dựng được những quy định, tiêu chí có thể có được sự đáp ứng cao nhất khi thực hiện.
Diễn biến dịch TPHCM 13/9: Số ca mắc mới liên tục giảm
Phó Chủ tịch UBND TPHCM, cho biết từ ngày 15/9 đến cuối tháng 9, về cơ bản, thành phố sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16.
Tính từ 17h ngày 12/9 đến 17h ngày 13/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 11.172 ca nhiễm mới, trong đó TPHCM có 5.446 trường hợp, giảm 712 ca so với hôm qua.
Tiếp tục giãn cách xã hội đến cuối tháng 9
Chiều 13/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM tổ chức buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn. Buổi họp có sự tham dự của một số lãnh đạo sở, ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố. Buổi họp báo sẽ cung cấp các thông tin về tình hình dịch Covid-19 những ngày qua, những định hướng chống dịch của thành phố sau ngày 15/9.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM tại buổi họp báo chiều 13/9 (Ảnh: Hữu Khoa).
"Từ nay đến cuối tháng 9, TPHCM sẽ tập trung các hoạt động củng cố các kết quả, trong đó tập trung cho tiêm vắc xin. Thành phố tập trung tiêm tỷ lệ cao nhất, phấn đấu đạt gần 100% nhất, cùng với đó là đẩy mạnh tiêm mũi 2 để tiêm tất cả trường hợp đủ thời gian tiêm mũi 2, nhằm đẩy nhanh tốc độ bao phủ vắc xin.
Thành phố xác định đây là điều kiện để chúng ta nhanh chóng mở lại các hoạt động bình thường về kinh tế xã hội. Thứ 2, TP sẽ tập trung củng cố năng lực hệ thống y tế, đặc biệt y tế cơ sở, củng cố trạm y tế lưu động, cố định, phường, xã. Thành phố đồng thời quan tâm đầu tư thêm y tế dự phòng, y tế công cộng làm sao song song tăng cường mở rộng điều trị, nâng cao khả năng tiếp nhận điều trị", Chủ tịch UBND TPHCM nói.
Ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh, khi mở lại hoạt động thì độ bao phủ vắc xin, năng lực y tế rất quan trọng để đủ sức giải quyết các vấn đề về dịch bệnh phát sinh.
Xin rút ngắn thời gian tiêm mũi 2 vắc xin AstraZeneca
Sở Y tế TPHCM vừa có văn bản khẩn gửi Bộ Y tế và báo cáo UBND TPHCM về việc xin rút ngắn thời gian giữa 2 mũi vắc xin Covid-19 AstraZeneca. Cụ thể, Sở Y tế đề nghị lãnh đạo Bộ Y tế xem xét và có ý kiến về việc có thể rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm đối với vắc xin AstraZeneca từ 8-12 tuần xuống tối thiểu 6 tuần.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về tổ chức tiêm vắc xin Covid-19 trước đó, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vắc xin AstraZeneca là từ 8-12 tuần. Tuy nhiên, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại địa phương, việc rút ngắn khoảng thời gian giữa 2 lần tiêm sẽ giúp TPHCM tăng độ bao phủ mũi 2 vắc xin Covid-19.
TPHCM đang đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng hướng tới việc bao phủ vắc xin cho toàn bộ người trên 18 tuổi.
Theo thống kê của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình, tính đến 30/6, TPHCM có hơn 7,2 triệu người từ 18 tuổi trở lên. Đến hết ngày 11/9, thành phố đã tiêm hơn 7,7 triệu mũi vắc xin Covid-19 gồm hơn 6,4 triệu người tiêm mũi một, 1,3 triệu người tiêm mũi 2.
Đối với vắc xin của AstraZeneca, thành phố đã tiêm hơn 4,8 triệu mũi, gồm hơn 4,2 triệu mũi một và gần 600.000 mũi 2.
Ngoài ra, TPHCM cũng thực hiện tiêm chủng hơn 355.000 liều vắc xin Pfizer, hơn 628.000 liều vắc xin Moderna, hơn 1,9 triệu liều vắc xin Vero Cell.
Tiêm đủ 2 mũi vắc xin, nếu mắc Covid-19 bệnh có trở nặng?
Tại cuộc họp báo thông tin về tình hình dịch bệnh Covid-19 của TPHCM diễn ra chiều 12/9, ông Nguyễn Văn Hữu Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM đã giải đáp thắc mắc: Nếu tiêm đủ 2 mũi vắc xin Covid-19, liệu có nhiễm bệnh và tử vong?
Vắc xin là biện pháp bền vững để chống dịch Covid-19.
Theo ông Châu, khi tiêm vắc xin mũi 1, cơ thể có kháng thể bảo vệ, ngăn chặn khả năng nhiễm bệnh và khi tiêm mũi 2 sẽ tạo đầy đủ kháng thể hơn, bảo vệ cơ thể không bị bệnh nặng.
Lý giải việc "không bị bệnh nặng", ông cho rằng tất cả vắc xin đều bảo vệ cơ thể nhưng không bao giờ đạt tỷ lệ 100% chống nhiễm bệnh. "Tỷ lệ chống nhiễm bệnh dao động từ 70-80%, nghĩa là có 20% trường hợp sau khi tiêm vắc xin xong vẫn nhiễm bệnh" - ông Châu thông tin.
Dẫn chứng từ các thống kê trên thế giới, bác sĩ Châu phân tích: 90% số người tiêm vắc xin mũi 2 không bị bệnh nặng. Nếu bị nhiễm, thì thường không cần điều trị hồi sức tích cực, không cần thở oxy cao áp. Tuy nhiên, 10% còn lại vẫn có thể bệnh nặng và thậm chí tử vong.
Phường xin lỗi người dân vụ 'phát gạo, bắt ký nhận tiền' Lãnh đạo phường Bình Hưng Hoà B, quận Bình Tân, đến nhà 142 hộ dân nhận sai vì phát gạo hỗ trợ nhưng yêu cầu người dân ký nhận 1,5 triệu đồng. Sáng 9/9, bà Đinh Thị Lụa, Phó chủ tịch UBND phường Bình Hưng Hoà B, cùng người của Mặt trận Tổ quốc phường đến nhiều hộ dân khó khăn, lao động...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Loại thực phẩm rẻ tiền ăn thường xuyên giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết

Phòng bệnh dại khi thời tiết nắng nóng

70 bệnh nhân được phẫu thuật mắt miễn phí

Cập nhật chẩn đoán, điều trị các bệnh lý mạch máu não và đột quỵ

Hội chứng Eisenmenger và dinh dưỡng

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát triệu chứng bệnh lupus ban đỏ

Căn bệnh hiểm khiến bé gái 14 tuổi bỗng la hét, tự cắn lưỡi và bóp cổ mình

Có thể chữa khỏi COPD không?

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

Hoại tử vô mạch dùng thuốc gì?

Bệnh giun rồng là gì?

Bệnh loạn sản sụn xương có cần chế độ ăn đặc biệt?
Có thể bạn quan tâm

Tiền đạo nhập tịch lên ĐT Việt Nam bất ngờ gia nhập đội hạng Nhì
Sao thể thao
14 phút trước
Động đất tại Myanmar: Trung Quốc giải cứu 1 người sau hơn 120 giờ mắc kẹt
Thế giới
32 phút trước
2 chú cảnh khuyển Việt Nam giúp tìm kiếm các nạn nhân trong vụ động đất ở Myanmar
Netizen
1 giờ trước
Động thái của Tăng Mỹ Hàn giữa lúc bị "réo tên" là người phản bội HIEUTHUHAI
Nhạc việt
1 giờ trước
"Nữ quái" mua thịt với lệnh chuyển khoản giả để chiếm đoạt tiền
Pháp luật
1 giờ trước
Sao nam bị bóc từng hẹn hò Sulli: Sự nghiệp idol ngắn ngủi, rap hàng top nhưng kém may
Nhạc quốc tế
1 giờ trước
Hôm nay, lực lượng diễu binh, diễu hành Bộ Quốc phòng vào Nam bằng tàu hỏa
Tin nổi bật
2 giờ trước
Mỹ nhân gen Z nói xấu cả showbiz chia tay bạn trai diễn viên hơn 10 tuổi?
Sao châu á
2 giờ trước