TPHCM chủ trương “không cho tiền người xin ăn”
Khi phát hiện người xin ăn, người dân có thể gọi vào các số đường dây nóng để cơ quan chức năng kịp thời xử lý, đưa vào các trung tâm hỗ trợ xã hội. Ngoài ra, người dân còn nhận được chế độ hỗ trợ báo tin.
Người dân có thể báo tin vào đường dây nóng tại Sở Lao động – Thương binh & Xã hội TPHCM, số điện thoại: 38.292491 (giờ hành chính) hoặc 0903.959929; Trung tâm Hỗ trợ xã hội, số điện thoại: 35.533258 (24/24 giờ).
Khi phát hiện người xin ăn, người dân kịp thời thông báo đến các cơ quan chức năng theo các số điện thoại trên và được nhận chế độ hỗ trợ báo tin.
Người phụ nữ ẵm theo con nhỏ đi xin ăn tại khu vực đường Trần Hưng Đạo – Nguyễn Văn Cừ (quận 5)
Lãnh đạo TP yêu cầu Trung tâm Hỗ trợ xã hội phối hợp với các đơn vị liên quan, tăng cường công tác khảo sát trên các tuyến đường trọng điểm, khu vực thường có nạn xin ăn trên địa bàn thành phố để phối hợp địa phương tập trung đối tượng; trực đường dây nóng 24/24 giờ để tiếp nhận thông tin và tổ chức phối hợp xử lý đảm bảo kịp thời đưa người xin ăn, lang thang về các Trung tâm xã hội.
Video đang HOT
Người xin ăn, không có nơi ở ổn định khi vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội được nuôi dưỡng, dạy văn hóa, dạy nghề, tạo điều kiện tham gia lao động sản xuất phù hợp. Người nước ngoài lang thang, xin ăn sẽ được đưa về nước theo quy định.
Yêu cầu Công an TP điều tra và phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý triệt để và nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi tổ chức, xúi giục, ép buộc người khác đi xin ăn.
UBND 24 quận, huyện chịu trách nhiệm trước UBND TP về việc còn người lang thang, xin ăn sinh sống nơi công cộng trên địa bàn.
UBND TP cũng đề nghị Thành hội Phật giáo, Tòa Tổng giám mục thành phố,… phối hợp thực hiện chủ trương của TP về giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng; phổ biến chủ trương đến giáo dân, phật tử, người có đạo đồng thuận với chủ trương của TP: “Không cho tiền người xin ăn”.
Đồng thời, đề nghị Thành hội phật giáo có văn bản hướng dẫn không để tu sĩ đi khất thực trên địa bàn thành phố, tránh tình trạng giả danh tu sĩ xin ăn (khất thực) lợi dụng lòng tốt của người dân để xin tiền.
Theo UBND TP, việc giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng trên địa bàn thành phố phải mang tính căn bản, thiết thực, bền vững.
Để chăm lo cho người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, người cao tuổi không nơi nương tựa, TP tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa và huy động đóng góp của xã hội. Người dân có lòng hảo tâm có thể đóng góp hỗ trợ thông qua các tổ chức Đoàn thể chính trị xã hội, các tổ chức từ thiện xã hội của thành phố.
Quốc Anh
Theo Dantri
Hà Nội "phanh" số lượng taxi trong nội thành
Sở GTVT Hà Nội vừa cho biết, thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục siết chặt hoạt động taxi theo hướng không gia tăng số lượng taxi lưu thông trên địa bàn thành phố, đặc biệt trong khu vực nội thành.
Theo báo cáo Sở GTVT Hà Nội vừa gửi UBND thành phố, trên địa bàn có 107 doanh nghiệp (105 Công ty và 2 HTX) kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng taxi. Tổng số lượng taxi là 17.400 xe, chủ yếu là các loại Toyota Vious, Huyndai, Kia Morning và khoảng hơn 20.000 lái xe taxi. Trung bình hàng năm, các đơn vị vận chuyển được gần 100 triệu lượt hành khách.
Hà Nội sẽ không cho tăng thêm số lượng xe taxi lưu thông trong nội thành
Kế hoạch trong thời gian tới được Sở GTVT Hà Nội đưa ra là tiếp tục kiểm soát theo hướng không gia tăng số lượng taxi lưu hành trên địa bàn, đặc biệt trong khu vực nội thành. Sở GTVT cũng sẽ kiểm tra tại các vị trí, điểm đỗ dành riêng cho taxi để tránh tình trạng đỗ không đúng quy định, gây ách tắc giao thông.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố xảy ra hơn 1.600 vụ tai nạn, làm chết gần 500 người, bị thương hơn 1.500 người. So với cùng kỳ năm ngoái, Sở GTVT Hà Nội cho biết, cả ba chỉ số là số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương đều giảm. Tuy nhiên, tình hình tai nạn giao thông vẫn có diễn biến phức tạp, đặc biệt là trên các tuyến đường liên huyện, liên xã, khu vực ngoại thành.
Thời gian tới, Sở GTVT tải tiếp tục rà soát các "điểm đen" có nguy cơ gây tai nạn, ùn tắc giao thông để có giải pháp tổ chức giao thông và xử lý phù hợp.
Trên địa bàn thành phố hiện có 89 tuyến xe buýt với 1.189 đầu xe, gồm 71 tuyến buýt có trợ giá (trong đó có 66 tuyến buýt đặt hàng, 5 tuyến đấu thầu), 11 tuyến buýt không trợ giá, bao phủ khắp địa bàn 23 quận, huyện.
Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ hành khách và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, 59 xe buýt mới của 5 tuyến được thay thế. Đến nay 100% số xe buýt trên địa bàn đảm bảo tiêu huẩn Euro II và III, 100% số xe đã được lắp thiết bị giám sát hành trình, có điều hòa và hệ thống thông tin trên xe đảm bảo quy định.
Quang Phong
Theo Dantri
Siết quản lý lương, thưởng trong tập đoàn, Tổng công ty nhà nước Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa có ý kiến chỉ đạo tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát về lao động, tiền lương trong các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Vấn đề chi lương, thưởng với cả người lao động và "sếp" các tập đoàn, TCty nhà nước sẽ được tăng cường kiểm soát Cụ thể, Phó...