TP.HCM chủ động ứng phó mùa mưa bão
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP.HCM vừa có văn bản chỉ đạo các sở ngành, quận huyện về triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó với mưa dông, lốc xoáy, gió giật và cây xanh ngã đổ trên địa bàn thành phố.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, ước tính lượng mưa trong 10 ngày qua tại các quận trung tâm TP.HCM đạt trung bình khoảng 40mm; khu vực phía Đông thành phố khoảng 30mm; khu vực phía Nam thành phố có lượng mưa cao nhất, khoảng 50-60mm. Các cơn mưa thường kèm theo lốc xoáy, gió giật khiến nguy cơ làm gãy, đổ cây xanh ven đường là rất cao.
TP.HCM tăng cường biện pháp phòng chống, ứng phó với mưa dông và cây xanh ngã đổ.
Nhằm chủ động phòng ngừa, ứng phó và hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản do sự cố cây xanh gây ra trong mùa mưa bão, từ đầu tháng 5/2020, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP.HCM đã có văn bản chỉ đạo các sở ngành, quận huyện về triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó với mưa dông, lốc xoáy, gió giật và cây xanh ngã đổ trên địa bàn thành phố.
UBND TP.HCM cũng yêu cầu, Sở Xây dựng và Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP kiểm soát chặt chẽ công tác quản lý cây xanh đô thị; khắc phục tình trạng cây gãy, đổ; đôn đốc, giám sát các đơn vị quản lý cây xanh đô thị rà soát số lượng cây bóng mát gây nguy hiểm, có nguy cơ không an toàn.
Các đơn vị kiểm soát việc thực hiện quy trình cắt tỉa cây xanh; tổ chức xây dựng phương án ứng phó đảm bảo an toàn cây xanh trong mùa mưa bão, trong đó chú trọng đặc biệt đến những cây có hệ rễ bị xâm hại do việc thi công các công trình nâng cấp vỉa hè, cấp thoát nước… tại những tuyến đường tập trung nhiều phương tiện tham gia giao thông.
Video đang HOT
Ông Lê Công Phương, Giám đốc Công ty TNHH MTV, Công viên cây xanh TP.HCM cho biết, hiện công ty đang được thành phố giao chăm sóc, bảo dưỡng gần 100.000 cây xanh các loại trên các tuyến đường phố và công viên. Trước mùa mưa, đơn vị luôn có phương án kiểm tra toàn bộ cây xanh trong phạm vi quản lý, nếu phát hiện cây nào có nguy cơ ngã đổ thì sẽ báo cáo Phòng Quản lý hạ tầng Thành phố để xử lý ngay.
Tuy nhiên, những cây trong khuôn viên đơn vị, cơ quan, trường học lại không thuộc quản lý của công ty công viên cây xanh. “Năm nay, ngay từ đầu mùa mưa, công ty đã tăng cường tuần tra nhằm phát hiện kịp thời những cây xanh sâu bệnh, cây có dấu hiệu gãy ngã; đồng thời, cử nhân viên túc trực tại các tuyến đường lớn, tuyến đường nhiều cây xanh để có phương án xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố”, Ông Phương cho biết thêm.
Ông Triệu Quang Trình, Kỹ thuật công ty hoa cảnh Tuấn Anh cho biết: “Cây phượng vĩ thuộc thân mầm, biểu bì dày, do đó vẫn có thể đưa nước, dinh dưỡng nuôi cây nhưng với những người không có chuyên môn sẽ không thể nhìn bằng mắt thường mà biết được”.
Về cây phượng có đường kính trên 30cm sẽ chặt bỏ, theo ông Trình là không hợp lý, những cây này tuổi thọ mới chỉ 10 năm trong khi cây phượng vỹ tuổi thọ có thể hàng chục năm. Không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận ra những cây sắp chết vì một số cây có bề ngoài trông rất bình thường, cành lá xum xuê” .
Bỏ ngỏ quản lý cây xanh trong trường học?
Từ vụ cây phượng bật gốc đè trúng một học sinh tử vong và một số học sinh khác bị thương tại Trường THCS Bạch Đằng (Q.3, TP.HCM) khiến nhiều phụ huynh ở TP.Biên Hòa cũng tỏ ra lo lắng vì hiện tại một số trường học trên địa bàn thành phố cũng có nhiều cây xanh, trong đó có cả những cây cổ thụ.
Trường tiểu học Nguyễn Du (P.Quyết Thắng, TP.Biên Hòa) có một số cây cổ thụ nhưng chưa bao giờ được cơ quan chức năng "thăm khám", kiểm tra bên trong thân cây để kịp thời phát hiện những dấu hiệu sâu bệnh. Ảnh: P.Liễu
Khảo sát tại một số trường học trong nội ô TP.Biên Hòa, phóng viên Báo Đồng Nai ghi nhận tại những trường này vẫn tồn tại nguy cơ mất an toàn từ cây xanh.
* Những nguy cơ tiềm ẩn
Tại Trường tiểu học Trịnh Hoài Đức (P.Trung Dũng) trồng khá nhiều cây xanh như: cây bàng, hoàng nam và phượng cổ thụ. Theo Ban giám hiệu nhà trường, việc trồng nhiều cây xanh nhằm lấy bóng mát cho học sinh. Tuy nhiên, hiện nay có một số cây hoàng nam phát triển nhanh, đường kính thân cây khoảng 30cm. Rễ của 2 cây hoàng nam đã trồi lên mặt đất, đẩy vỡ cả mặt sân xi-măng. Điều đáng nói là 2 cây này vẫn xanh tốt nhưng đều bị nghiêng hẳn sang một bên với độ nghiêng ngày càng lớn.
Tương tự, tại Trường THCS Trần Hưng Đạo (P.Trung Dũng) cũng có 1 cây sao cổ thụ bị nghiêng đè lên bức tường của Trường tiểu học Trịnh Hoài Đức ở sát bên khiến bức tường này bị nứt một đoạn. Nếu gặp mưa to, gió lớn, tán cây này có nguy cơ gãy đổ, khả năng sẽ làm đổ luôn bức tường. Ngoài ra, 2 hàng cây bàng trong sân trường có nhiều cành khô chưa được chặt bỏ. Tình trạng này tiềm ẩn nguy hiểm nếu những cành khô bị gãy và rơi từ cao xuống trúng học sinh, vết gãy sắc nhọn cũng có khả năng gây thương tích cho các em.
Riêng tại sân Trường tiểu học Nguyễn Du (P.Quyết Thắng), ngôi trường hơn 120 năm tuổi, có rất nhiều cây xanh, trong đó có một số cây sao cổ thụ, đường kính phải hơn 1m giống như những "cây dù" che mát cho sân trường. Tuy nhiên, những cây trồng này chủ yếu do nhà trường chăm sóc, chưa được cơ quan chức năng kiểm tra kỹ thuật và an toàn.
Qua trao đổi với một số ban giám hiệu của các trường học trên địa bàn TP.Biên Hòa, chúng tôi được biết, từ trước đến nay, việc trồng và chăm sóc cây xanh trong khuôn viên nhà trường là do các trường tự đảm nhiệm. Hằng năm, các trường đều cho cắt tỉa cành hay chặt bỏ những cây bị chết khô. Tuy nhiên, nhà trường không có chuyên môn để phát hiện sớm những cây xanh đã bị sâu mục từ bên trong hay bị hư hỏng bộ rễ.
* Cần quản lý cây xanh trong trường học
Theo Phòng Quản lý đô thị TP.Biên Hòa, lâu nay việc quản lý, bảo dưỡng cây xanh trong các trường học nói riêng và trong khuôn viên các cơ quan, đơn vị nói chung thuộc trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan, đơn vị, trường học đó. Phòng Quản lý đô thị chỉ quản lý cây xanh trên các tuyến đường, công viên và những khu vực công cộng.
Một cây xanh ở Trường tiểu học Trịnh Hoài Đức (TP.Biên Hòa) bị nghiêng hẳn sang một bên
Như vậy từ thực tế cho thấy, lâu nay việc trồng, chăm sóc, bảo dưỡng, bảo đảm an toàn cho cây xanh ở các trường học đều do các trường tự trồng hoặc phụ huynh trồng ủng hộ, hầu như không được quy hoạch, định hướng, cũng không được tư vấn chọn lựa loại cây nào trồng phù hợp... Việc này dẫn đến tình trạng, việc chăm sóc, bảo dưỡng cây xanh chưa đảm bảo đúng kỹ thuật, nhất là đối với những cây cổ thụ.
Phó chủ tịch UBND TP.Biên Hòa Huỳnh Tấn Lộc cho biết, sau sự cố tai nạn thương tâm tại Trường THCS Bạch Đằng (TP.HCM), UBND thành phố đã có công văn hỏa tốc gửi Phòng Quản lý đô thị, Phòng GD-ĐT và các đơn vị trực thuộc yêu cầu tập trung, chủ động phòng ngừa, không để xảy ra các sự cố đáng tiếc do cây xanh ngã đổ trong mùa mưa gây thiệt hại về người và tài sản; kịp thời tổ chức kiểm tra, cắt tỉa, chặt hạ những cây xanh có nguy cơ ngã đổ, các cây xanh bị xiêu vẹo không đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão, hoàn thành trước ngày 20-6.
Tương tự, Sở GD-ĐT đã có công văn chỉ đạo các phòng GD-ĐT và các trường chặt tỉa cành cây có nguy cơ gãy đổ trong khuôn viên, đường nội bộ, khu vực xung quanh trường học để không gây nguy hiểm cho học sinh và cơ sở vật chất của trường học khi xảy ra mưa bão, dông lốc.
Tuy nhiên, trước thực trạng còn thiếu quản lý, bảo dưỡng cây xanh đúng kỹ thuật và an toàn trong các trường học, nhiều phụ huynh kiến nghị nhà trường định kỳ phối hợp với cơ quan chức năng sớm kiểm tra, đánh giá lại chất lượng của cây xanh trong các trường học để sớm phát hiện ra những nguy cơ cây gãy đổ nhằm tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Mưa lớn kèm dông gây thiệt hại tại vùng núi Bắc Bộ Do chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục qua Bắc Bộ kết hợp với hội tụ gió trên mực 1.500 m nên đêm 17/5 và sáng 18/5, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã có mưa vừa, đặc biệt có nhiều nơi mưa to. Một ngôi nhà của người dân xã Đổng Xá bị tốc mái hoàn toàn. Ảnh minh họa:...