TPHCM: Cho đỗ xe trên lòng đường, thu 31 tỉ đồng mỗi tháng?
Nếu đề án điều chỉnh tăng mức thu phí tạm dừng đỗ xe ô tô trên lòng đường được thông qua, 35 tuyến đường cho phép đậu xe ở khu vực trung tâm TPHCM sẽ thu về 31 tỉ đồng mỗi tháng.
Theo đề án điều chỉnh tăng mức thu phí tạm dừng đỗ xe ô tô trên lòng đường của Sở Giao thông vận tải TPHCM trình UBND TPHCM, mức phí mới được tính theo giờ, thay vì tính theo lượt như hiện nay, với 5.000 đồng/lượt (trung tâm thành phố).
Sở GTVT TP xây dựng mức phí áp dụng cho hai nhóm gồm: ô tô đến 9 chỗ và xe tải có tổng tải trọng dưới 1,5 tấn; ô tô từ 10 chỗ và xe tải có tổng tải trọng trên 1,5 tấn đến dưới 2,5 tấn. Mức phí cũng tính tăng lũy tuyến theo giờ. Mức phí mới cao nhất là 40.000 đồng/giờ, còn qua đêm lên đến 180.000 đồng.
Mức thu phí tạm dừng đỗ xe trên lòng đường do Sở GTVT TPHCM đề xuất
Mức thu phí trên lòng đường này cao hơn bình quân từ 10-20% so với giá trông giữ xe ở các hầm xe tại trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng và gần tương đương với mức thu phí tại TP Hà Nội.
Theo đề án, thành phố có 35 tuyến đường (thuộc các quận 1, 3, 5, 10, 11) được phép đậu xe trên lòng đường. Song tùy tình hình trật tự an toàn giao thông thực tế, thành phố sẽ thường xuyên điều chỉnh các tuyến đường, hè phố được phép đậu xe.
Video đang HOT
Trong trường hợp phát sinh các tuyến đường được phép đậu xe không thuộc 5 quận nêu trên thì mức phí đậu xe như quận 10, 11.
Nếu đề án được cấp thẩm quyền thông qua, chỉ tính riêng 35 tuyến đường được phép đậu xe trong đề án, dự kiến mỗi tháng thành phố sẽ thu về 31 tỉ đồng.
Đường Phan Bội Châu (bên hông chợ Bến Thành) cho phép đậu xe ô tô, với mức phí 5.000 đồng/lượt
Về sử dụng nguồn thu, Sở GTVT TP kiến nghị UBND TP cho phép sở chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tính toán. Số thu phí nộp ngân sách được xác định trên nguyên tắc tổng số thu trừ chi phí cho các bộ phận liên quan (chi phí nhà mạng, đơn vị cung cấp phần mềm, lực lượng thu phí).
Dự kiến, đề án tăng mức thu phí ô tô tạm dừng đỗ trên lòng đường sẽ được UBND TPHCM trình lên HĐND TPHCM vào kỳ họp bất thường vào giữa tháng 3. Đây là đề án nằm trong số 21 nội dung, đề án triển khai Nghị quyết 54 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM của UBND TPHCM.
Quốc Anh
Theo Dantri
TP.HCM: Còn lâu mới có bãi đậu xe ngầm
Hàng loạt dự án xây dựng các bãi đậu xe ngầm ở trung tâm TP.HCM đang được các nhà đầu tư triển khai để giải quyết nhu cầu giữ xe của người dân. Nhưng có khả năng phải mất nhiều năm nữa các bãi đậu xe ngầm mới hoàn thành.
Thông tin từ sở GTVT TP.HCM cho biết, có nhiều dự án xây dựng bãi đậu xe đang được xúc tiến sớm triển khai ở khu vực trung tâm thành phố để giải quyết nhu cầu chỗ đậu xe cho người dân. Đối với các dự án xây dựng bãi đậu xe ngầm, dù đã có chủ trương từ lâu nhưng đến nay các nhà đầu tư vẫn đang loay hoay chưa khởi công.
Một trong những dự án có thể sớm đưa vào sử dụng là dự án xây dựng bãi đậu xe ngầm khu vực sân khấu Trống Đồng. Hiện nhà đầu tư (Công ty TNHH tập đoàn Đông Dương) đang phối hợp cùng Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận 1 hoàn thiện phương án di dời giải phóng mặt bằng. Dự kiến dự án khởi công năm 2017 và hoàn thành đưa vào khai thác từ năm 2019.
Còn dự án xây dựng bãi đậu xe ngầm khu vực công viên Lê Văn Tám, chủ đầu tư (Công ty cổ phần đầu tư phát triển không gian ngầm) đã hoàn chỉnh thiết kế kỹ thuật và thực hiện thủ tục di dời cây xanh, xin giấy phép xây dựng. Dự kiến dự án được khởi công trong năm nay và hoàn thành vào năm 2021.
Trong khi đó, dự án xây dựng bãi đậu xe ngầm tại khu vực sân vận động Hoa Lư, công viên Tao Đàn đang được các nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Dự kiến dự án được đưa vào khai thác từ năm 2020, 2022.
Do thiếu chỗ đậu xe nên nhiều xe ô tô, gắn máy phải dừng đậu tạm thời ở lòng đường, vỉa hè tại Q.1
Ông Trần Quang Lâm, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, Sở cũng đang tiếp nhận hồ sơ đề xuất của các nhà đầu tư tại các vị trí đề xuất xây dựng các bãi đậu xe cao tầng lắp ghép tại khu vực trung tâm, trong đó có ít nhất 5 vị trí được các nhà đầu tư đề xuất cho phép thực hiện như khu B công viên 23 tháng 9 (có 3 nhà đầu tư quan tâm đề xuất thực hiện); khu vực công trường Lam Sơn (có 2 nhà đầu tư quan tâm đề xuất); khu vực công viên Lê Văn Tám, công viên Tao Đàn và cư xá Lý Thường Kiệt.
Đại diện Sở GTVT TP.HCM cho biết, để lựa chọn nhà đầu tư, Sở đã báo cáo lên UBND thành phố về quy mô, vị trí, nguyên tắc tiêu chí đầu tư. Sau khi Ủy ban có ý kiến chấp thuận sở mới lựa chọn nhà đầu tư theo quy định.
Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, hiện nay tại khu vực trung tâm thành phố thiếu trầm trọng các bãi đậu xe. Nhiều tuyến đường xe đậu tràn lan dưới lòng đường như: Nguyễn Bỉnh Kiêm, Đông Du, Mạc Thị Bưởi, Ngô Đức Kế, Thi Sách, Huyền Trân Công Chúa, Nguyễn Cư Trinh... gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân. Trong khi đó nhiều người dân phải tìm gửi xe tại các bãi đậu xe của một số khách sạn, trung tâm thương mại nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu.
Để giải quyết tình trạng này, UBND TP.HCM đã cấp phép cho 25 tuyến đường khu trung tâm được đậu xe dưới lòng đường có thu phí (khoảng hơn 1.000 chỗ đậu xe) và 22 tuyến đường không cấm đậu xe.
Theo Danviet
Chiều 28 Tết, giao thông ùn ứ ở cửa ngõ Đông Bắc TPHCM Chiều 13/2 (nhằm 28 Tết), dòng xe ùn ùn đổ về bến xe Miền Đông khiến giao thông qua khu vực này bị ùn ứ nghiêm trọng. Hàng ngàn chiếc xe nối đuôi nhau, di chuyển khó khăn nhích từng chút một, kéo dài từ trên cầu Bình Triệu 2 (hướng vào trung tâm thành phố) cho đến trước cổng bến xe Miền...