TP.HCM chính thức đưa ra đề nghị liên quan pate chay
Sau khi ghi nhận 3 bệnh nhân ngộ độc nghi do pate chay, trong đó có 1 người không qua khỏi, Sở Y tế TP.HCM đã đề nghị người dân tạm ngưng dùng các sản phẩm này.
Theo trang tin của Bộ Y tế, một chùm ca bệnh rơi vào tình trạng nguy kịch nghi do thực phẩm pate chay đã được cấp cứu, điều trị tại TP.HCM vào chiều 25/3.
Trong đó, một bệnh nhân 16 tuổi và một người phụ nữ 53 tuổi đang được hồi sức tích cực tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 và Bệnh viện Nhân dân 115, trong tình trạng nguy kịch. Người còn lại thì đã không qua khỏi tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Bệnh viện Nhân dân 115, nơi đang điều trị bệnh nhân 53 tuổi. (Ảnh: Booking care)
Được biết, bệnh nhân xấu số này là em gái của bệnh nhân 53 tuổi trên, đồng thời là mẹ của bệnh nhân 16 tuổi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Cả ba bệnh nhân đều có những biểu hiện như suy tuần hoàn, suy hô hấp,…
Theo tìm hiểu, những người này trước đó đều cùng ăn bún riêu chay có nguyên liệu là pate chay. Chồng và con trai bệnh nhân 53 tuổi thông tin rõ hơn, cho biết, vào ngày 20/3, gia đình nấu bún riêu chay tại miếu ở thị trấn An Thạnh, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. Trong số nguyên liệu chế biến phát hiện có một hộp pate chay bị phồng lên bất thường. Không những vậy, có nhiều người đã tham gia ăn bún riêu chay vào ngày này.
Một bệnh nhân bị ngộ độc pate chay năm 2020. (Ảnh: Sức khỏe đời sống)
Video đang HOT
Tác nhân chính có thể gây ra ngộ độc trong pate chay là vi khuẩn Clostridium Botulinum. Vì thế, hai bệnh viện trên đang chờ các bác sĩ, chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai hội chẩn và mang thuốc giải đến. Trong lúc chờ đợi, các bệnh nhân vẫn được hồi sức tích cực.
Ban An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh hiện đang khẩn trương xác minh, thu thập thông tin sự việc để đưa ra hướng xử lý theo quy định. Trong thời gian này, Sở Y tế đã yêu cầu mọi người tạm ngưng sử dụng tất cả các sản phẩm có liên quan đến pate chay cho đến khi có thông báo mới của Ban An toàn vệ sinh thực phẩm.
Bên cạnh đó, nếu ai từng ăn thực phẩm liên quan đến pate chay cùng những bệnh nhân trên cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi sức khỏe và kịp thời điều trị nếu có bất thường.
Loại pate chay từng khiến nhiều người ngộ độc năm 2020. (Ảnh: Thanh niên)
Sự việc này hẳn đã khiến nhiều người nhớ lại sự cố ngộ độc pate chay vào năm 2020. Khi đó đã có nhiều bệnh nhân trên cả nước sử dụng sản phẩm pate Minh Chay bị ngộ độc, thậm chí còn có trường hợp không qua khỏi. Sau đó, toàn bộ sản phẩm pate Minh Chay đã được cơ quan chức năng thu hồi lại do xác định nguyên nhân gây ngộ độc là từ độc tố botulinum có trong sản phẩm này.
Vì thế, sự việc mới xảy ra đã khiến mọi người không khỏi lo ngại, bởi pate chay vốn là một món ăn khá thân quen, được nhiều người ưa chuộng. Trước yêu cầu ngưng dùng sản phẩm pate chay, bạn T.T. chia sẻ suy nghĩ với YAN: “Một lần xảy ra thì còn có thể nói là sự cố, nhưng thêm lần nữa thì mình nghĩ là pate chay thực sự có vấn đề rồi. Phải ngưng dùng là đúng”.
Đồng quan điểm, bạn P.A. cho hay: “Chắc là trong quy trình sản xuất hoặc quá trình bảo quản có sơ suất rồi. Tốt nhất là không nên sử dụng nữa, hoặc nếu không tự mình làm lấy ăn cho yên tâm”.
Hiện cơ quan chức năng vẫn đang tích cực làm rõ sự việc. Thông tin tiếp theo sẽ được chúng tôi cập nhật tại YAN!
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
Hai người nguy kịch và một người tử vong nghi do ngộ độc patê chay
Ngày 25/3, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh thông tin về chùm ca bệnh nguy kịch nghi do ngộ độc thực phẩm patê chay.
Ảnh minh họa
Cụ thể, tại Bệnh viện Nhân Dân 115 (TP Hồ Chí Minh) tiếp nhận một phụ nữ 53 tuổi trong tình trạng hôn mê sâu, ngưng tuần hoàn hô hấp chưa loại trừ ngộ độc Botulium (nghi nhiễm độc pate chay). Còn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, đơn vị này cũng tiếp nhận một bé gái 16 tuổi trong tình trạng nguy kịch.
Trước đó, một phụ nữ là em gái và là mẹ của hai bệnh nhân trên cũng có cùng bệnh cảnh và đã tử vong tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Tất cả những trường hợp này đều có cùng bệnh cảnh như nhược cơ, suy tuần hoàn, suy hô hấp... và trước đó đều cùng ăn patê chay.
Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, hiện tại hai bệnh nhân nguy kịch trên đang được hồi sức tích cực và chờ các bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai đến hội chẩn, đồng thời mang thuốc giải độc tố của vi khuẩn Clostridium Botulinum, tác nhân chính có trong patê chay gây ra ngộ độc. Dự kiến ngay trong tối nay, thuốc giải độc tố sẽ sẽ đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 và Bệnh viện Nhân Dân 115.
Theo bác sĩ Trần Văn Sóng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhân Dân 115, hiện tại bệnh nhân vẫn còn hôn mê sâu, được thở máy qua nội khí quản, kích thích đau không đáp ứng, đang được điều trị hồi sức tích cực.
Theo thông tin từ chồng và con trai của bệnh nhân nữ đang hồi sức tại Bệnh viện Nhân Dân 115, vào trưa thứ bảy (ngày 20/3) gia đình có nấu bún riêu chay tại miếu (cách nhà khoảng 2 km, nhà ở số 245/1B An Thạnh, thị trấn An Thạnh, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương) cho nhiều người cùng ăn, trong nguyên liệu thấy có một hộp patê chay đã bị phồng lên.
Đến chiều tối thì bệnh nhân thấy chóng mặt, nhìn đôi. Trưa 21/3 bệnh nhân khó nuốt, nói đớ nên được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Hiện Ban An toàn vệ sinh thực phẩm đang khẩn trương xác minh, thu thập thông tin và xử lý theo quy định.
Trong khi chờ xác định chính xác thông tin, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh yêu cầu người dân tạm ngưng sử dụng tất cả các sản phẩm có liên quan đến patê chay và chờ thông tin, thông báo mới nhất từ Ban An toàn vệ sinh thực phẩm. Riêng những ai đã cùng ăn patê chay với các bệnh nhân trên cần đến bệnh viện gần nhất để được theo dõi và điều trị.
Bé trai 4 tuổi bị dượng đâm kéo vào mắt tiên lượng nặng Bé trai đã được phẫu thuật mở sọ giải áp, hiện vẫn còn hôn mê, các bác sĩ đang cố gắng giữ lại nhãn cầu cho bé. Liên quan đến vụ bé trai MNCNK (4 tuổi, ngụ Ninh Thuận) bị người dượng dùng kéo đâm vào mắt, ngày 25-12, BS Đặng Đỗ Thanh Cần, Trưởng Khoa Ngoại Thần kinh Bệnh viện (BV) Nhi...